6. Cấu trúc luận văn
2.2 Truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1 Khái quát chung
Công việc nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định vì số lượng truyện kể được sưu tầm và lưu truyền không nhiều và không đồng đều ở các dân tộc. Để giải thích cho tình trạng này PGS.TS Trần Thị An đã lí giải trên hai nguyên nhân căn bản như sau: “Thứ nhất là trong cuộc sống, nhiều các dân tộc thiểu số còn bảo lưu các yếu tố cổ sơ như tình trạng gia đình mẫu hệ, xã hội ở tình trạng bộ lạc khép kín mà chưa tiến tới hình thức nhà nước sơ khai, vì thế, cảm hứng hướng ngoại (chinh phục tự nhiên) mạnh mẽ hơn cảm hứng hướng nội (việc tổ chức đời sống cộng đồng), cảm hứng thân phận (hướng tới sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội) mạnh hơn cảm hứng lịch sử (hướng tới các chiến công của các anh hùng đối với cộng đồng); việc xây dựng những nhân vật khổng lồ mang màu sắc huyền thoại hoặc xây dựng những nhân vật đời thường của truyện cổ tích đậm hơn việc xây dựng các nhân vật anh hùng của truyền thuyết. Thứ hai đó là đã xảy ra tình trạng thất truyền những truyện kể về người anh hùng dân tộc trong cuộc trường chinh dựng bước và giữ nước” [89].
Thực tế, khảo sát truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tập hợp được 59 bản kể. Đặc điểm nổi bật trong truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là nội dung phản ánh lịch sử và nội dung giải thích các ngọn núi, dòng sông, dòng họ, sự tích các nhạc cụ, món ăn thường gắn bó và thể hiện đồng thời trong các truyền thuyết. Và tất cả chúng được thể hiện trong những truyện kể vừa hư vừa thực và mang đậm một niềm tin, niềm tự hào của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế – chủ nhân của những truyện kể cũng là chủ sở hữu của các ngọn núi, dòng sông, dòng họ, sự tích các nhạc cụ và là người chứng kiến ghi nhận
các sự kiện lịch sử.
Truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có điểm tương đồng và có những khác biệt đáng kể so với truyền thuyết của dân tộc Tày ở miền Bắc: “Truyền thuyết dân tộc Tày thiên về việc lí giải lịch sử thông qua đó bày tỏ tình cảm tôn vinh của mình đối với các nhân vật lịch sử”
[89, tr. 823]; truyền thuyết các dân tộc ở Tây Nguyên: “hướng về đề tài thể hiện tín ngưỡng, lí giải phong tục để thể hiện những bí ẩn của đời sống tâm linh” [89, tr. 823]
Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết mang dấu ấn của thời gian sự kiện lịch sử nên thường là quá khứ xác định và để lại dấu tích ở hiện tại. Câu chuyện truyền thuyết vì thế dường như kéo dài từ quá khứ đến hiện tại, kể chuyện quá khứ để giải thích hiện tại, hiện tại là kết quả của quá khứ. Không gian nghệ thuật trong truyền thuyết cũng tương đối xác định, thường gắn liền với nhân vật và sự kiện lịch sử.