Các type truyện cổ tích loài vật

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 93 - 97)

6. Cấu trúc luận văn

3.4 Các type truyện cổ tích loài vật

Type truyện này chiếm tỉ lệ cũng không nhỏ trong tiểu loại truyện cổ tích loài vật dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế với 7 truyện. Trong type truyện này, nhân vật loài vật xuất hiện khá phong phú mang những đặc trưng của núi rừng dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế như: con thỏ, con chim trĩ, con bọ ngựa, rắn, châu chấu và dê, vượn, mèo, gấu, voi, chuột, cá... có đủ cả động vật dưới nước, trên cạn, và động vật biết bơi trong đối tượng phản ánh của truyện cổ tích loài vật. Sự đa dạng trong hệ thống nhân vật loài vật phản ánh thực tế đời sống cư trú, lao động, canh tác của dân tộc dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Không giống như truyện cổ tích loài vật của dân tộc thiểu số phía Bắc khi phần lớn truyện kể của họ xoay quanh việc giải thích đặc điểm hình thức và một số đặc tính sinh học của các loài vật một cách mộc mạc, hồn nhiên đôi khi xem vào cả yếu tố hài hước – là những câu chuyện ngụ ngôn. Truyện cổ tích loài vật dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đề cập đến vấn đề hôn nhân khác loài, khác bản là những câu chuyện chứa đựng một

bài học đạo đức sâu sa.

Truyện về Sự tích con bọ ngựa, là câu chuyện giải thích về loại bọ ngựa của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Truyện kể rằng: “ngày xửa, ngày xưa, có một chàng trai mồ côi nghèo, sống với bà ngoại. Hàng ngày, hai bà cháu thường lên rừng kiếm củi, hái măng sống.Một hôm, anh chàng bẻ được một búp măng thì thấy giữa lõi có một con sâu trắng. Anh đem về nướng ăn nhưng hễ bà hay cháu định ăn thịt sâu là bị hắt hơi. Họ không ăn con sâu nữa mà bỏ vào một ống tre của phên nhà. Hôm sau hai bà cháu đi rừng tối om mới về thì thấy nhà cửa sạch sẽ, ngọn ngàng... họ vô cùng ngạc nhiên. Hôm sau họ giả vờ đi lên rẫy, đi được nửa đường về thì thấy trong nhà có một cô gái vô cùng xinh đẹp đang ở trong nhà. Chàng trai vội chạy vào tóm tay cô gái, sau khi hỏi rõ mọi chuyện chàng trai xin cưới cô gái làm vợ. Họ sinh được một đứa con gái nhưng khi trưởng thành cô gái đó lấy một chàng châu chấu và sinh ra con gọi là bọ ngựa”.

Truyện Châu Chấu và Dế, kể về mối tình của hai loài khác dòng họ, khác bản nhưng giữa họ có mối lương duyên là sinh cùng giờ, cùng ngày, trong một lần theo cha mẹ lên rẫy rồi họ tình cờ gặt nhau rồi họ nhớ nhung nhau, rồi yêu nhau nhưng bị sự phản đối của bố mẹ Dế vì họ chê gia đình nhà Châu chấu nghèo, lấy về con gái họ sẽ chịu khổ và thế là họ hứa gả Dế cho nhà Kompranha – một chủ đất giàu có nhưng độc ác. Nhờ có sự thông minh, hiếu nghĩa và hiểu chuyện đời bố mẹ Dế đã thay đổi, họ đồng ý cho con Dế lấy Châu Chấu, và từ đó hai người sống với nhau hạnh phúc.

Truyện Con thỏ ranh ma, nói về cách cư xử dối trá của Thỏ khi sống chung cùng với loài người. Thỏ đã lừa bà lão nuôi nấng mình, lừa bà nấu cơm xôi, luộc trứng khi nó thay bà lên rẫy nhưng thỏ lên rẫy chỉ nhổ lúa chứ không nhổ cỏ, bà tính đánh nó để phạt thật không ngờ sau khi mở chăn ra xem thì lại là bao nhiêu bát chén, xoong nồi đều vỡ hết. Thì ra nó chỉ nằm dưới giường giả vờ kêu oan. Rồi nó còn ăn cắp mật ong, là thủ phạm gián tiếp giết chết hai

cháu của bà lão. Nó phá tan mọi căn nhà của các gia đình trong bản. Người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đến bây giờ vẫn còn lưu truyền lại việc hễ mắng ai nhờ gian ác, ranh ma mà thắng lợi họ đều nói: “Đồ con thỏ!”.

Qua những truyện cổ tích loài vật của đồng dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cho chúng ta thấy, mỗi sinh vật gắn bó với bà con nơi đây chúng cũng giống như con người, cũng biết yêu, biết kiếm ăn và sinh hoạt giống con người. Mỗi truyện kể được đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế còn nhằm giáo huấn và răn đe con cháu cung cách ứng xử đạo đức với nhau.

Tiểu kết:

Trong chương 3, chúng tôi đã phân loại và phân tích các type truyện trong thể loại truyện cổ tích của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Với 65 truyện cổ tích đã góp phần quan trọng làm nên diện mạo, giá trị cho kho tàng truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Có thể thấy, truyện cổ tích dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều type và motif quen thuộc trong kho tàng truyện cổ tích thế giới cũng như cổ tích của dân tộc Việt. Đó là những truyện xoay quanh nhiều số phận bất hạnh như nhân vật mồ côi, nhân vật người em út, người đội lốt xấu xí trong xung đột, mâu thuẫn với các thế lực đối lập  xung đột điển hình của chế độ xã hội có sự phân hóa giai cấp ở các cấp độ khác nhau. Đó là rất nhiều các type truyện cổ tích sinh hoạt xoay quanh những nhân vật thông minh, hiếu nghĩa, nhân vật khỏe. Đó là sự xuất hiện của các motif trợ giúp, motif bắt chước không thành công, motif biến hóa của nhân vật trợ giúp thần kì trong truyện cổ tích về người em út.

Chƣơng 4:

MỐI QUAN HỆ VÀ NÉT ĐẶC TRƢNG CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC TÀ ÔI Ở MIỀN TÂY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)