6. Cấu trúc luận văn
3.2.2 Truyện về người em út
Người em út cũng là một nạn nhân điển hình của sự phá bỏ mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình ở xã hội công xã nguyên thủy. Nhất là ở những dân tộc mà mô hình gia phụ quyền với quy định thừa kế thuộc về người anh cả thì người em út lại càng trở nên bất hạnh khi họ trở thành những người em mồ côi. Do đó, có thể coi đây là một dạng đặc biệt của nhân vật mồ côi trong xung đột cụ thể đó là anh cả, chị cả, chị dâu với em trai út, em gái út, em chồng. Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy kiểu truyện này bao gồm 6 truyện.
Phần lớn bản kể thuộc type truyện này phản ánh xung đột gay gắt giữa người anh (vợ chồng người anh) và em trai út với những motif tiêu biểu vừa mang nét tương đồng vừa có nét khác biệt với truyện kể dân tộc Việt như:
công. Nhân vật giúp đỡ người em, nói cách khác, phần thưởng cho lòng tốt và sự thật thà của người em được thể hiện bằng nhiều hình ảnh mang nét đặc trưng của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là chim “Hải yến” trong truyện anh em mồ côi A Peng và A Pin. Có những truyện, nhờ lòng tốt của người em út mà nhân vật người em gặp may mắn mà lấy được vợ tiên. Một số truyện nhân vật người em còn được kể là có sức khỏe và tài năng tựa như người khỏe. Hạnh phúc mà nhân vật đạt được chính là kết quả của tài năng ấy. Kết thúc kiểu truyện này, nhân vật người em hoặc vợ chồng người em trở nên giàu có, sống hạnh phúc. Ngược lại, nhân vật người anh hoặc vợ chồng người anh bị trừng phạt, nhẹ nhất là gia tài khánh kiệt, nặng là mất mạng. Cũng có những truyện không kể về xung đột anh em mà chủ yếu nhằm ca gợi, khẳng định phẩm chất, tài năng của người em trong so sánh với nhân vật anh, chị (Nàng Ta Ngực và chàng Côn Tưi, Chàng Adụt và nàng Ađu trên...)
Trong type truyện này, có một motif xuất hiện khá phổ biến và hấp dẫn mà trong truyện người Việt chúng ta không hề thấy xuất hiện, đó là motif sự biến hóa của yếu tố trợ giúp thần kì. Đó là hệ quả tất yếu của motif bắt chước không thành công. Khi người em nhờ thật thà, tốt bụng, chăm chỉ mà được các yếu tố thần kì đáp trả, giúp cho cuộc sống trở nên khá giả thì người anh với bản chất tham lam đã tìm mọi cách bắt chước (với hình thức vay mượn yếu tố trợ giúp của thần kì) nhưng vì độc ác nên người anh chỉ nhận được hậu quả xấu. Mỗi lần như vậy, yếu tố trợ giúp lại bị người anh hủy hoại không thương tiếc và biến hóa qua nhiều hình thức khác nhau. Sự biến hóa của yếu tố thần kì trong các bản kể của truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế khá thống nhất và tương đồng theo trật tự. Ví dụ ở truyện A peng và A pin: đồ vật (vải vóc), của cải (vàng bạc, đất đai, ruộng đồng, người giúp việc), lương thực (gạo, rượu). Nếu như ở truyện cổ tích các dân tộc phía Bắc và cả truyện cổ tích người Việt sự xuất hiện của kiểu truyện người con riêng, nhân vật trải qua nhiều lần biến hóa để khẳng định sức sống mãnh liệt và tinh
thần đấu tranh với cái xấu, cái ác thì ở truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế sự biến hóa của vật trợ giúp góp phần làm rõ hơn xung đột gay gắt giữa hai tuyến nhân vật: anh cả và em út trên phương diện đạo đức. Ở truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chúng ta bắt gặp motif biến hóa ở truyện với nhiều type truyện ở dạng thức người hóa vật, vật hóa người. Điều đáng nói nữa là sự vật được tác giả lựa chọn để vào vai trò làm vật thần trợ giúp cho người em đều là những loại cây, loại con vật gần gũi và quen thuộc với đời sống của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đặc biệt, trong kho tàng truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy xuất hiện những truyện kể về nhân vật em út trong xung đột với các chị gái. Các truyện tiêu biểu như: Nàng Pir Tulip và chàng Tur, Chàng rắn, Sút căn mo. Cốt truyện thường được kể xoay quanh việc cha mẹ cô gái hoặc gặp khó khăn trong công việc lao động thì người mang lốt vật, thường là rắn đến giúp hoặc người mang lốt đến “ép buộc” cha mẹ cô gái đó phải gả con gái cho mình. Duy nhất cô em gái út đồng ý kết hôn và trở nên sung sướng, con vật trút bỏ lột thành chàng trai khôi ngô tuấn tú. Hoặc cô em út hiền lành thường chấp nhận lấy chàng mồ côi nghèo khổ nhưng chăm chỉ nên có cuộc sống hạnh phúc. Các cô chị ghen ghét tìm cách hãm hại em, thế chỗ em nhưng cuối cùng chuốc phải sự trừng trị thích đáng. Người em gái thì nhờ có sự giúp đỡ của yếu tố thần kì được sống trở lại và có cuộc sống hạnh phúc bên chồng con. Như vậy, có thể khẳng định, các tác giả dân gian không chỉ quan tâm đến số phận người em út là nam mà cả số phận người em út nữ cũng được họ cảm thông và chia sẻ. Bởi lẽ, nhân vật em út trong truyện cổ dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế dù là nam hay nữ cũng đều được miêu tả với phẩm chất và tính cách tốt đẹp vô cùng. Người em út là nữ không coi thường, không miệt thị mà trái lại sẵn sàng lấy một con vật chỉ vì nghe lời mẹ. Nếu trong những cốt truyện kể về nhân vật em út là
nam, nhân vật người em trai thường chịu sự chèn ép, ganh tị về mặt của cải vật chất thì ở các truyện kể này người em út bị ganh tỵ chủ yếu trên phương diện hạnh phúc gia đình.
Về mặt cốt truyện, nhóm truyện này có sự kết hợp linh hoạt các motif của kiểu truyện người đội lốt vật. Chúng ta có thể thấy cả nét tương đồng và khác biệt trong các motif cụ thể.Đầu tiên là motif thử thách và vượt qua thử thách đối với nhân vật đội lốt. Thử thách phần lớn là một tình huống trong lao động và đặt trong một lời cầu xin của người mẹ. Đó là thử thách đi lên rẫy làm cỏ, lấy hoa quả chuối... Người mẹ đang làm việc tự nhiên gặp một vật lạ, rồi chàng rắn xuất hiện như một vật cứu tinh vượt qua tình huống thử thách một cách dễ dàng. Motif kết hôn được kể khá tương đồng với kiểu truyện người đội lốt. Khi nhân vật chàng rắn đã vượt qua thử thách, người mẹ bằng lòng gả con gái cho rắn chỉ có cô em út đồng ý, các cô chị tỏ thái độ khinh bỉ, miệt thị. Rắn lấy cô út và ngay sau đó trút bỏ lốt vật và trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú và người em út sau khi làm vợ thì có cuộc sống giàu sang, hạnh phúc. Motif bị hãm hại. Vì ghen tỵ với cuộc sống sung sướng và hạnh phúc của người em, vì thấy chồng của người em cởi bỏ lốt xấu xí nên các cô chị đã mưu hại em mình bằng những hành động tàn ác... nhưng người em út không chết, hoặc chết rồi nhưng lại trở thành tiên, hoặc nhờ vào yếu tố thần kì “chết tạm thời” để cuối cùng lại làm người xinh đẹp hơn và khẳng định sự thắng thế của cái thiện một cách tuyệt đối. Ngoài ra, còn có motif bắt chước không thành công, đoàn tụ, cũng xoay quanh xung đột chị cả em – em út. Điểm chung của motif này là luôn nhấn mạnh vào sự đối lập giữa nhân vật chính diện và phản diện, giữa tốt và xấu. Nhân vật phản diện với bản chất xấu xa, tham lam luôn ganh tỵ và thèm khát những gì mà nhân vật chính diện hiền lành có được nên tìm mọi cách lặp lại nhưng đều không có được kết quả như mong muốn.