Mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 97 - 99)

6. Cấu trúc luận văn

4.1 Mối quan hệ giữa các thể loại truyện kể

Nhà nghiên cứu Đỗ Bình Trị đã chỉ ra rằng: “Mỗi thể loại truyện kể dân gian có quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn riêng nhưng chúng không tồn tại một cách hoàn toàn biệt lập mà bao giờ cũng có mối quan hệ qua lại”

[82, tr. 47]. Đó là một trong những quy luật quan trọng của tiến trình văn học dân gian. Qua khảo sát thể loại truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tình Thừa Thiên Huế, nhất là ba thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, chúng tôi nhận thấy quy luật đó hoàn toàn có cơ sở.

Trước hết là sự kế thừa giữa thần thoại và truyền thuyết, hai thể loại vốn gần gũi nhau hơn cả. Tác giả Viên Kha cũng đã từng nhận định về điều này như sau: “Truyền thuyết thời trước chúng ta gọi là thần thoại, thần thoại đời sau chúng ta gọi là truyền thuyết” [72]. Trong thần thoại và truyền thuyết dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tình Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận việc kế thừa và chuyển hóa quan niệm người sinh ra từ loài vật ảnh hưởng của tín ngưỡng vật tổ thành hình tượng thủy tổ của dân tộc. Cụ thể trong Nguồn gốc người Tà Ôi III, Nguồn gốc người Tà Ôi IV là một minh chứng cho sự biến đổi từ tư duy nguyên thủy vốn phổ biến và đặc trưng của thần thoại (trong đó có các tộc người) sinh ra từ một vật chất hoặc từ một con vật thiêng như con chó trong Nguồn gốc người Tà Ôi I, trong Nguồn gốc người Tà Ôi III, Nguồn gốc người Tà Ôi IV đã truyền thuyết hóa thành câu chuyện lưu truyền bao đời về vị thủy tổ sinh ra dòng họ dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tình Thừa Thiên Huế và cùng đó là quan hệ anh em của người Kinh và người Tà Ôi. Tín ngưỡng vật tổ tồn tại lâu đời đã đem đến cho người nguyên thủy của nhiều dòng họ dân tộc Việt những cách hình dung về nguồn gốc tộc người đều bắt nguồn từ con vật. Đến khi tư duy của con người đã phát triển cao hơn, các dân tộc đã biết cải

biến tín ngưỡng này. Đây chính là sự vận động của tư duy cũng là sự vận động của thể loại. Bằng cách bớt đi bản chất tự nhiên của con vật và thêm vào các yếu tố mang tính xã hội, truyện Nguồn gốc người Tà Ôi III, Nguồn gốc người Tà Ôi IV đã biến đổi từ nhân vật “một con chó” thành “một chàng trai” tài giỏi, có sức khỏe, làm rẫy và săn bắt giỏi, biết sinh con đẻ cái và trở thành thủy tổ của người Tà Ôi. Trên thực tế, những truyện như vậy đã dẫn đến sự chưa thống nhất về quan điểm phân loại của các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, điều này cũng phản ánh sự phức tạp trong việc phân loại các thể loại văn học dân gian nói chung và truyện kể dân gian nói riêng.

Mối quan hệ và sự tiếp biến thể loại trong truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tình Thừa Thiên Huế còn được thể hiện ở hai loại thần thoại và truyền thuyết, qua hai cấp độ là huyền thoại hóa motif: trận đại hồng thủy, sinh ra từ quả bầu, người và chó ăn ở với nhau rồi sinh ra quả bầu trong thần thoại sang truyền thuyết. Tiêu biểu các truyện như: Sự tích họ Vien, Sự tích họ Aviet, Sự tích họ Aloong, Sự tích họ Pihay, Sự tích họ Âllon, Sự tích họ Hôs. Sự xâm nhập các motif truyện cổ tích vào truyện kể truyền thuyết cũng là một biểu hiện của sự ảnh hưởng, tiếp nhận giữa các thể loại này. Trong truyền thuyết về dòng họ, địa danh của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng ta bắt gặp rất nhiều motif mang màu sắc cổ tích như: nhân vật mồ côi nhận được sự trợ giúp thần kì. Đây là lối kể chuyện quen thuộc trong truyện cổ tích sinh hoạt về những chàng mồ côi nghèo khổ may mắn nhờ vào lòng tốt hay biệt tài nào đó mà được lực lượng thần giúp đỡ.

Trong truyện kể các dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, khảo sát bộ phận truyện truyền thuyết dòng họ, chúng tôi nhận thấy có type truyện gần gũi và có dấu hiệu chuyển hóa sang thể loại truyện ngụ ngôn và truyện cười. Đó là type truyện về nhân vật mồ côi và chàng rể. Các truyện như: Sự tích họ Piriu, Sự tích họ A Đoan, Sự tích họ A ụt đều phản ánh nội dung xoay quanh cách ứng xử giữa con người với con người trong đó những

người ở tầng lớp dưới, nghèo khổ đã dùng trí thông minh đấu tranh với con người ở tầng lớp trên, người giàu có để giành hạnh phúc về mình. Trong các truyện này đã sử dụng các yếu tố hài hước gây cười thông minh qua motif

mẹo lừa, đây vốn là motif đặc trưng của truyện cười. Những truyện này chính là cơ sở cho sự xuất hiện hàng loạt các hình tượng Trạng trong truyện cười

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)