Đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 30 - 38)

6. Cấu trúc luận văn

1.2 Đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là khu vực định cư ngoài dân tộc người thiểu số Tà Ôi (Pakô) còn có nhóm tộc người Bru – Vân Kiều và Cơ Tu sinh sống tại đây. Do đó, đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi là sự tổng hợp một cách tự nhiên bởi mối giao lưu, ảnh hưởng, tiếp biến của sắc thái văn hóa tộc người vừa là sự hiện hữu một số nét văn hóa riêng của dân tộc Tà Ôi so với các dân tộc khác. Văn hóa chính là diện mạo tinh thần của một dân tộc. Giá trị từ đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi đã tạo nên bản sắc dân tộc Tà Ôi. Xuất phát từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc khá nhiều vào môi trường tự nhiên, văn hóa cổ truyền dân tộc Tà Ôi mang màu sắc huyền thoại, tín ngưỡng

trong nhận thức, phản ánh và hoạt động. Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu khái quát những nét văn hóa mang tính chất đặc trưng của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, ở một số luận điểm chúng tôi xem xét đến bản sắc văn hóa có những ảnh hưởng và tạo ra những type, motif truyện độc đáo của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Tìm hiểu một số biểu hiện cụ thể trong đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có có nghĩa là chúng tôi muốn hướng tới việc khai thác và lí giải các thể loại truyện kể dân gian từ góc độ văn hóa tộc người, văn hóa vùng lãnh thổ và trong mối liên hệ quốc gia ở một vài trường hợp cụ thể. Với tinh thần đó, dưới đây chúng tôi xin được trình bày khái quát một số vấn đề cơ bản về đời sống văn hóa dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Cộng cư trong khung cảnh thiên nhiên vừa bí ẩn, khắc nghiệt vừa hùng vĩ, nên thơ, người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo dựng và lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng mang tính chất vùng miền và quốc gia. Đó là bức tranh văn hóa phản ánh một nền sản xuất nông nghiệp miền núi vùng nhiệt đới gió mùa. Bức tranh văn hóa ấy được biểu hiện ra thành các nét vẽ muôn màu muôn vẻ trong tất cả các phương diện văn hóa vật chất và tinh thần.

Dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế sinh sống ở địa hình miền núi, giữa môi trường tự nhiên nhiều loại gỗ, tre, nứa lá... người dân tộc Tà Ôi đã biết sử dụng các vật dụng có sẵn trong tự nhiên để làm nhà. Nhà cửa được coi là dạng thức cụ thể của văn hóa, là phức hợp của văn hóa tộc người, vừa thể hiện yếu tố vật chất vừa thể hiện yếu tố tinh thần. Nhà cửa là tổ ấm của mỗi gia đình, là nơi cư trú và sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia đình sau thời gian làm việc vất vả và mệt nhọc. Đây là nơi hội tụ nguồn tình cảm thân thiết, tình ruột thịt máu mủ, là nơi nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ trong gia đình và xã hội. Mỗi làng ở Tà Ôi có nhiều dòng họ (yăq) quần cư và trong mỗi dòng họ lại có các chi họ (kattoh), mỗi dòng họ

sống trong một ngôi nhà dài theo cơ chế “làm chung – ăn chung – ở chung” chính vì vậy mà nhà của dân tộc Tà Ôi có hai loại cơ bản đó là nhà “Gươn” hay còn gọi là nhà “Rông” (dành cho làng) và nhà “dài” (dành cho gia đình có mối quan hệ thân tộc).

Với người Tà Ôi nhà Rông (Roong) là biểu tượng của cộng đồng, là linh hồn của làng bản, tộc người. Ở đó sẽ diễn ra tất cả những công việc liên quan đến cộng đồng dưới sự điều khiển của chủ làng từ việc cúng bái, tiếp khách cho đến vui chơi diễn xướng văn nghệ dân gian, là nơi trai gái tìm hiểu yêu đương, chiến đấu với các bộ tộc xâm lăng hay giặc ngoại xâm... Ở các cột và mặt ngoài cũng như mặt trong thân nhà rông của người Tà Ôi được đẽo khắc rất công phu và được sắp xếp theo bố cục nhất định. Ở các cột thường được khắc hình các loại hổ báo, rắn rết, thuồng luồng; 4 góc mặt sàn nhà được tạc hình người, thường là tổ tiên của họ hoặc người có uy tín, uy lực của làng. Ở các mặt ngoài, phía hai đầu hồi, nơi có hai cầu thang lên xuống, thường khắc hình ảnh làm nương rẫy, săn bắt hái lượm và sinh hoạt thường nhật (hình ảnh người phụ nữ giã gạo, cõng con trỉa lúa làm nương và người đàn ông gùi cung nỏ, vác giáo đi săn...). Cũng mặt ngoài nhưng ở mặt sau nhà rông thì không được trang trí gì. Vì theo người Tà Ôi vạn vật sinh tồn đều có mặt khuất của nó, đặc biệt nơi ngự trị của tổ tiên, của thần linh lại càng không thể nhìn thấy, không được phép nhìn thấy. Còn mặt trước thường khắc hình piyea (con rồng) và Kalang Niêt Ka (chim thiên nga) – đó là những biểu tượng mang sức mạnh phi thường và vẻ đẹp huyền bí. Bốn mặt thân nhà rông không chắn bằng những tấm vách kín, tù túng mà chúng được đẽo, khoét thành những đường lằn có chủ ý theo vòng hình vòm hay hình vòng cung. Nhìn tổng thể, ta sẽ thấy đó là chu kì chuyển động của mặt trăng (khuyết – tròn – khuyết – khuất). Hai nóc nhà rông thường được gắn hình sừng trâu hoặc đầu rồng hoặc gà trống. Không như các nhà rông ở các dân tộc ở Tây Nguyên, thiên về chiều cao, nhà rông của người Tà Ôi lại thiên về chiều rộng và dài

nhằm biểu hiện ý tưởng mở rộng và thâu tóm mọi mối liên hệ của mọi sự vật hiện tượng đang cùng nhau sinh tồn.

Nhà dài của người Tà Ôi cũng hết sức đặc trưng. Nếu nhà rông được coi là linh hồn của cộng đồng, làng bản thì nhà dài lại là nơi kết nối và hội tụ nghĩa gia tộc. Tính chất cố kết dòng tộc, họ tộc được biểu hiện rất rõ qua nhà dài của họ. Nhà dài gồm nhiều gian nối với nhau và kéo dài tới vài chục mét, đặc biệt có nhà dài còn dài trên dưới 100 mét. Nhà dài được phân thành nhiều gian khác nhau, có gian dùng làm phòng khách hoặc hội họp, vui chơi; có gian được dùng làm bếp, làm phòng ngủ, gian sinh hoạt của từng gia đình nhỏ (bếp). Phòng khách nằm ở gian giữa và rộng hơn các gian khác nhiều. Các đồ thờ cúng, cồng chiêng được đặt ở gian này. Ngoài ra, nơi đây còn trưng bày các loại cung tên, sừng thú.... Vào các ngày vui của các gia tộc, mọi người quây quần ở gian phòng khách.

Về trang phục, người dân tộc Tà Ôi trước đây đều tự túc hoàn toàn tự khâu trồng bông, dệt vải đến công đoạn cắt, khâu thành quần áo. Trang phục của người dân tộc Tà Ôi cầu kì và tinh tế, có sự phân biệt rạch ròi giữa trang phục của nam giới và nữ giới: nam giới quấn ta – óh (khố) và choàng pakoóm (khăn choàng)1

từ vai xuống bụng thành hia đường xéo làm thành áo mặc. Nữ giới vấn nai (váy) và mặc ayóh (áo cổ lòn). Nam và nữ đều có các loại khăn mũ đội đầu tùy thuộc vào chức sắc, lứa tuổi và thành phần xã hội. Trang phục của nam giới ít được chèm hạt cườm (chỉ chèm ở mặt trước và mặt sau hai tà khố hoặc tà khăn choàng). Ngược lại, nữ giới muốn tô thêm vẻ đẹp của mình bằng những đường hoa văn, họa tiết bằng cườm trên trang phục. Thêm vào đó, đồng bào dân tộc Tà Ôi thường sử dụng kết hợp trang phục với các loại trang sức để tăng sức hấp dẫn và còn để đánh dấu thời điểm trưởng thành, cả nam và nữ đều được xâu tai và cho đeo cằm. So với nam, nữ còn có những

1Pakoóm là tấm thổ cẩm dài 3m, dùng để che phần ngực và hông của nam giới. Đó là chiếc áo truyền thống của nam giới dân tộc Tà Ôi, pakoóm không cắt, không khâu mà chỉ quấn quanh người.

quy định rườm rà hơn: con gái – có chồng – đứng tuổi (từ 30 trở lên) phải đeo những loại tằm tương ứng: titoi – pirăq – tahâl. Chúng đều được làm bằng bạc nhưng trọng lượng tăng dần. Tương tự, đeo cườm cũng được quy định rạch ròi: người đàn ông có chức tước trong dòng tộc, làng bản và những già làng mới được đeo và chỉ đeo một sợi dài tới ngực. Ngược lại, nữ từ khi còn bé đã được đeo một số lượng được tăng dần từ 1 – 10 chuỗi cườm dài ngắn khác nhau. Ngoài ra, người Tà Ôi còn có tục cưa răng, xăm mình hay căng tai ngoài ý nghĩa về mặt tín ngưỡng, phong tục còn thể hiện quan niệm thẩm mỹ của người Tà Ôi... Có thể nói, trang phục của người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế mang đậm tính truyền thống và bản sắc dân tộc.

Nói đến văn hóa người dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế không thể khôn nói đến tín ngưỡng, nghi lễ bởi đó là nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của của người dân tộc nói chung và đồng bào người dân Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, vì cư dân ở đây họ gắn bó với môi trường tự nhiên còn nhiều bí ẩn, nguy hiểm nên mặc nhiên ở họ xuất hiện niềm tin vào số phận, vào lực lượng siêu nhiên và đó chính là cơ sở của niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo. Với quan niệm vạn vật hữu linh, người Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đều có những tín ngưỡng thờ cúng hoặc kiêng kị động chạm đến các vị thần. Trong các gia đình, cư dân dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế đều lập bàn thờ để thờ cúng tổ tiên. Trong nông nghiệp nương rẫy có: yang aro (thần lúa, mẹ lúa), yang kook (thần núi), yang arus (thần rừng). Trong cư trú làng bản thì có yang xưq (thần thổ địa), yang dak (thần sông)... Ngoài ra, người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế do ảnh hưởng của tín ngưỡng vật tổ mà có tục kiêng ăn thịt một số loài động vật. Chúng tôi xin được tóm tắt lại thành bảng thống kê các tục kiêng của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

Bảng 1: Các dòng họ và tục kiêng của ngƣời Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế

Stt Tên dòng họ Những kiêng cữ, vật tổ Địa chỉ (xã, huyện)

1. Họ Tarnău Kiêng không bắt, giết, ăn

thịt chó Xã A Lưới, huyện A Lưới

2. Họ Vien Giết, ăn thịt chó Xã Nhâm, huyện A Lưới

3. Họ Kraăi Cái Cối Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

4. Họ Blup Akôl Không bắt, giết con thằn lằn Xã Đớt, huyện A Lưới

5. Họ Kê Không bắn, giết, ăn thịt sóc Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

6. Họ Kêr Không bắn, giết, ăn thịt

chim Tu Tiết Xã A Ngo, huyện A Lưới

7. Họ Pa Tả Không giết Mèo Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

8. Họ Akơơ Không bắn, giết, ăn thịt

con Trút Xã A Ngo, huyện A Lưới

9. Họ PiHôi Không ăn mật ong rừng Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

10. Họ Reaih Rễ cây Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

11. Họ Ahăr Con Ếch Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

12. Họ Piriu Cây Piriu Xã A Ngo, huyện A Lưới

13. Họ Umpon Kiêng không ăn thịt chó Xã Phong Mỹ, huyện Phong

Điền

14. Họ Ra Pát Không đụng, ngắt, lau chùi

bằng lá cây Ra Pát Xã Hồng Vân, huyện A Lưới

15. Họ Kật Xích Kiêng săn bắn, ăn thịt loài

chim Kật Xích Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

16. Họ Mpoải Không bắt, ăn thịt con rắn

mối Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

17. Họ Prung I Không bắt, bẫy, giết con

18. Họ Prung II Không bắt, bẫy, giết con

chim bìm bịp Xã Nhâm, huyện A Lưới

19. Họ Aloong Cối chày Xã Nhâm, huyện A Lưới

20. Họ Iry Trái Iry Xã Hồng Vân, huyện A Lưới

21. Họ Tu Vel Kiêng ăn thịt chó Xã Hồng Thái, huyện A Lưới

22. Họ Akiêng Không bắt cua Xã A Ngo, huyện A Lưới

23. Họ Pihay Không bắt, giết, ăn thịt ong Xã Hồng Vân, huyện A Lưới

24. Họ Pslăng Không đốt cỏ tranh Xã A Đớt, huyện A Lưới

25. Họ Kraăi Cối giã gạo Xã Hồng Kim, huyện A Lưới

26. Họ Axâu Không dọa người khác, không

săn bắt, giết, ăn thịt chó Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

27. Họ Tâng Coal Không ăn thịt chó Xã A Ngo, huyện A Lưới

28. Họ Pikê Không bắt, giết, ăn thịt heo rừng Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

29. Họ Aloong Chiếc cối Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới

30. Họ A Đoan Cây A Đoal Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

31. Họ PơLoong Không giết, ăn thịt chó Xã Hồng Thượng, huyện A Lưới

32. Họ La Lay Không ăn, bắt, giết con sóc Xã A Ngo, huyện A Lưới

33. Họ Pa Hu Con chó Xã Nhâm, huyện A Lưới

34. Yăq Âllon Rắn nước Xã Nhâm, huyện A Lưới

35. Họ Hôs Không ăn, giết con trút Xã Hồng Văn, huyện A Lưới

Chính những tín ngưỡng này đã tạo dấu ấn trong truyện kể dân gian của dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế rất rõ từ những truyện thần thoại giải thích về dòng họ, tục thờ thần, thờ vật tổ, truyền thuyết về vị tổ sư đến sự xuất hiện nhân vật thần trong truyện cổ tích. Trong quan niệm của dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, thần nước (giàng đak) là vị thần có thể ban cho người dân nhiều cá ăn. Thần nước có mối liên hệ đặc biệt với lễ khánh thành bến nước, lần đầu tiên khi làm bến nước, nước dẫn về làng lúc này không ai được sử dụng nước. Các trưởng họ, già làng đem con gà còn sống cầu mong cho nước ăn không bị đau bụng, nguồn nước không bao giờ

được tắt. Dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như những dân tộc thiểu số khác của người Việt (dân tộc thiểu số phía Bắc, Tây Nguyên) cũng quan niệm vạn vật đều có hồn, có ma, có thần. Tất cả các hồn đều được chia làm hai loại: lành (thiện) và dữ (ác). Đây là quan niệm điển hình trong nhận thức nhân dân các dân tộc chi phối mạnh mẽ đến đời sống văn hóa và các sáng tác văn học dân gian. Đó là nguyên nhân, là cơ sở hình thành hàng loạt các vật thờ, thổ thần, các lễ hội mang tính nghi lễ, cũng như cơ sở hình thành các thể loại sáng tác dân gian nghi lễ tiêu biểu.

Đối với dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, tôn giáo chủ yếu mới dừng lại ở các loại hình nguyên thủy. Đó là niềm tin về 4 cõi: cõi trời, cõi sống, cõi nước, cõi chết. Trong 4 cõi đó, cõi trời có sức mạnh tuyệt đối, quyết định đến sự sống của con người và muông thú, là nơi cư ngụ của các Yang, những vị phúc thần. Theo quan niệm của người Tà Ôi, cuộc sống của mỗi người sẽ an nhiên, bình yên, no ấm khi được cộng đồng bảo vệ và Yang che chở, bao bọc. Họ không chỉ tôn trọng những quy tắc ứng xử của cộng đồng mà còn với cả thần linh.

Xuất phát từ tín ngưỡng cổ sơ, lễ hội cũng là một nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng. Đáng chú ý có hai loại nghi lễ sau: aya (lễ cúng cơm mới), dóng ikon (lễ cưới). Lễ cúng cơm mới (aya) thường được tổ chức vào những ngày cuối tháng 12 dương lịch để mừng sự hoàn thành một mùa thu hoạch lương thực trên nương rẫy, đồng thời báo hiệu kết thúc một năm cũ và đón nhận một năm mới với niềm hy vọng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Lễ vật cho cúng cơm mới ngoài trâu, bò, gà, heo còn có tất cả các giống cây trồng mà dân dùng trong một năm qua. Lễ được tổ chức long trọng tại nhà rông của làng dưới sự điều khiển của già làng, chủ làng. Cùng với lễ hội cúng cơm mới là lễ hội đâm trâu và rayok. Người đầu tiên được đâm là già làng rồi đến lão

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)