6. Cấu trúc luận văn
4.2.3 Sử dụng hệ thống hình ảnh đặc trưng gắn với văn hóa, tín ngưỡng
ngưỡng
Văn học dân gian trong đó có truyện kể dân gian từ lâu đời được coi là nghệ thuật vừa là văn học vừa là văn hóa. Bởi nảy sinh trên cơ sở một nền văn hóa nhất định, văn học dân gian, truyện kể dân gian chứa đựng trong đó những dấu ấn văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của cộng đồng. Vì thế, khám phá truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế rất cần chỉ ra một số hình ảnh, biểu tượng gắn với bản sắc văn hóa, tín ngưỡng các
dân tộc.
Trước hết chúng tôi muốn nói về hình ảnh cây trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Motif cây xuất hiện sớm từ trong truyện kể thần thoại với ý nghĩa cây là khởi nguyên, cây sinh ra con người, sinh ra sự sống. Đó là kết quả của trí tưởng tượng bay bổng và gắn chặt với tín ngưỡng nguyên thủy của đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong truyền thuyết dòng họ có liên quan đến cây cối, chúng tôi có thống kê được 6 truyện gắn với 6 loài cây đặc trưng và có ý nghĩa trong đời sống của người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là các loài cây như: Piriu (loài cây có quả như nho), Reaih (rễ cây), Rapat (lá rapat), Iry (trái cây), họ Pslăng (cỏ tranh)... Kế thừa từ trong truyền thuyết và truyện cổ tích, motif người hóa thân vào cây hoặc ngược lại cây hóa ra người tiếp tục được kể trong rất nhiều type truyện. Đây là motif chung trong truyện kể nhiều dân tộc Việt nhưng sự khác biệt của mỗi dân tộc lại là việc loại cây nào được lựa chọn để làm biểu tượng cho sự hóa thân của con người. Đó là hình ảnh “cây đa” trong truyện kể truyện Chiếc khèn thần: “Các chị em nhà Amôi liền đào đất chôn người anh nhà trời, từ ngôi mộ đó lại mọc lên cây đa. Người em lên trời được rồi thấy anh chết thương nhớ anh lắm, liền xuống trần gian trao lại cho các chị một cây khèn Ala và acwn dặn hễ thổi một tiếng dưới cây đa thì ước gì có nấy. Hàng năm người em trên trời nghe hồn người anh ở dưới cây đa cầu xin mưa thuận gió hòa cho dân làng”. Ngoài ra, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế còn lựa chọn hình ảnh “cây pârđin” xuất trong truyện kể Chàng Phuật Nà của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là loại phổ biến trong không gian tự nhiên, một phần là do giá trị sử dụng của cây trong đời sống. Người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế thường uống rượu Đoác để chống trọi lại với cái lạnh của núi rừng cũng như để giảm bớt mệt nhọc sau những lần lên nương rẫy. Ý nghĩa này có sức lan tỏa từ thế này sang thế hệ khác của vào trong truyện kể dân gian và tạo thành giá trị văn
hóa và tín ngưỡng của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cùng với Cây, biểu tượng có nguồn gốc từ các loài động vật cũng góp phần tạo nên đặc trưng trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Những biểu tượng loài vật được lựa chọn đa phần gắn với tín ngưỡng thờ vật tổ một trong những tín ngưỡng cổ xưa của loài người “là niềm tin vào mối lệ thuộc huyền bí giữa con người và vật tổ”. Vật tổ thường là các loài động vật mà người xưa sùng bái và coi chúng là những vật thiêng cần được thờ cúng cẩn thận. “Việc lựa chọn vật tổ của mỗi bộ lạc được chế định bởi tính chất vật lí, địa lí của khu vực sinh sống và bởi phương hướng của hoạt động kinh tế” [86, tr. 80].
Qua khảo sát truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh con chó như một ám ảnh trở đi trở lại trong rất nhiều truyện kể của con người nơi đây. Ở đó, con chó được nhắc đến là một loài vật tổ. Khảo sát 34 truyện kể loài vật có liên quan đến loài vật của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi thống kê được 11 truyện (chiếm khoảng 32%). Quan trọng hơn, trong nhiều type truyện khác, con chó được hình dung như một lực lượng thần kì có liên quan mật thiết đến sự ra đời của nguồn gốc loài người. Ví dụ như trong truyện Sự tích họ Tâng Coal, được Yàng Arơbang (người nhà trời) cử xuống trần gian để giúp tạo ra con người cho trần gian vui vẻ, con chó sau một trận đại hồng thủy, mang thai, và đẻ ra một trai, một gái. Trong 4/135 truyện có xuất hiện về con chó và có sự sinh nở ra loài người, các truyện cụ thể là: Sự tích họ Tâng Coal, Sự tích họ Vien, Sự tích họ Tu Vel, Nguồn gốc người Tà Ôi I. Con chó ở đây biết nói, biết bày tỏ cảm xúc yêu thương, biết phân biệt tốt xấu và nhất là luôn giúp đỡ trợ giúp cho con người: “Cuộc sống của cô bé ngày càng khó khăn, thức ăn thì có đó nhưng không ai lo nấu nướng vì thế cô bé cứ khosc suốt ngày, suốt đêm khiến nỗi phải ngất đi. Các con chó thấy vậy liền bàn nhau việc chăm nuôi cô bé. Con chó đầu đàn nói: “Hay là cho cô bé bú sữa
của con chó mới đẻ kia... Chỉ cho cô bé bú trong chốc lát để lấy lại sức thôi, ngày mai tôi sẽ lấy thức ăn về cho. Cả đàn chó lại một lần nữa đồng ý cho con chó thứ ba đi kiếm thức ăn, nó đi lên rừng cả ngày...nó đi mỏi cả chân nên ngồi nghỉ, trong khi ngồi nghỉ dưới gốc cây to, tình cờ trái mít chín rụng xuống rơi ngay đầu con chó, gai nhọn của mít đâm vào đầu đau quá khiến con chó vùng chạy, nó hấp tấp vấp phải rễ cây... con chó vùng vẫy mãi mới thoát lên bờ tự nhiên không nói được gì nữa mà chỉ sủa gâu gâu”. Việc lựa chọn con Chó là vật tổ để thờ, là con vật linh thiêng phù trợ giúp đỡ người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo ra một nét riêng trong truyện kể các dân tộc thiểu số, nó phản ánh một mặt đời sống thực tế mặt khác là thể hiện tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Tà Ôi nói chung và dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Mặc dù không phải là vật tổ nhưng trong quá trình khảo sát truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi đặc biệt nhận thấy hình ảnh con hổ và con rắn xuất hiện với số lượng truyện tương đối lớn trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể các truyện:
Võ Đủ hóa cọp, Nàng Piêr Chon và con trai thần Tudê, Người đội lốt mèo, Nàng A Pong Itang, Sut Căn Mo.
Hổ (cọp) như một ám ảnh trong rất nhiều nhóm truyện kể. Trong bộ phận truyện cổ tích, hổ xuất hiện thường xuyên trong quan hệ với các loài vật khác và trong quan hệ với con người. Ở đó, con hổ được miêu tả với những đặc tính chân xác với thực tế, đó là to lớn, dữ dằn... Trong nhiều type truyện khác nhau, hổ được hình dung như một lực lượng thần kì có liên quan mật thiết đến đời sống con người. Ví dụ như trong kiểu truyện người đội lốt vật và truyện về người khỏe, như đã phân tích ở chương viết về truyện cổ tích thần kì, nhân vật trợ giúp thần kì xuất hiện dưới hai dạng thức đặc biệt. Dạng thứ nhất là được sinh ra từ một yếu tố thần kì, người mẹ ướm thử chân mình và về
có chửa sinh ra hổ con. Dạng thứ hai, hổ hóa thân và nhập vào chàng trai hoặc cô gái để cứu giúp dân làng, trong đó hổ là loài vật trợ giúp thần kì xuất hiện nhiều hơn cả. Ngoài ra, chúng tôi còn bắt gặp motif người lấy hổ, người làm bạn với hổ, hổ giúp người. Các truyện cụ thể: Võ Đủ hóa cọp, Người đội lốt mèo, Nàng A Pong Itang... Con hổ ở đây biết nói, biết bày tỏ cảm xúc yêu thương, biết phân biệt kẻ xấu, người tốt và nhất là luôn giúp đỡ, trợ giúp cho những nhân vật mồ côi, người đội lốt vật và người khỏe mạnh trong những hoàn cảnh khó khăn. Đặc điểm này cũng gần giống với truyện cổ dân tộc miền núi phía Bắc, tuy nhiên, nhân vật con hổ của người dân tộc miền núi phía Bắc lại thường xuất hiện là yếu tố thần kì để trợ giúp cho truyện về những người con riêng, các truyện kể ví dụ như: Mẹ con nàng Hổ, Nàng Khao nàng Đăm, Ý ưởi – Ý nọong (truyện của người Thái), Nhị và Tươi, Người con riêng, Dì ghẻ con chồng (truyện của người Tày)...
Việc lựa chọn hổ trong vai trò này một cách phổ biến phản ánh dấu ấn cuộc sống nông nghiệp người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế gắn liền với rừng rú, đồi núi và ruộng nương. Đó là loài vật mà đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có thể thường xuyên bắt gặp trong đời sống lao động. Từ cảm giác ban đầu là sợ hãi loài vật này có thể dần dần đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã biết thích nghi, thuần phục và bớt dần cảm giác run sợ mà trở nên sùng bái chúng, coi chúng như vật tổ vì loài vật này tượng trưng cho sức mạnh.
Góp phần tạo nên nét đặc sắc trong hệ thống hình ảnh đặc thù của truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi cần phải nói đến hình ảnh con rắn với các biến thể của nó là trăn, rồng, thuồng luồng. Rắn là loại động vật đi vào văn hóa nhân loại với nhiều cách thức, biểu hiện khác nhau. Không giống với văn hóa tín ngưỡng của đồng bào dân tộc phía Bắc, rắn gắn liền với thế giới Nước. Trong khi đó ở truyện dân tộc Tà Ôi ở
miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, Rắn chủ yếu hiện hữu là loài sống trên cạn. Điều này được lí giải liên quan đến đặc điểm canh tác nông nghiệp. Ở đồng bào miền núi phía Bắc, ruộng nước là loại hình kinh tế chủ đạo. Còn với dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế canh tác chủ yếu là trên các nương rẫy.
Các hình thức sinh hoạt nghệ thuật dân gian là nhu cầu tất yếu đối với người dân tộc, đặc biệt là đối với các dân tộc thiểu số, trong đó, nhạc cụ là một yếu tố không thể thiếu vắng. Dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sở hữu những nhạc cụ riêng và góp phần tạo nên một đời sống văn hóa phong phú. Hình ảnh về các loại nhạc cụ đặc trưng đã tạo ra cho truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế không lẫn với truyện kể của các dân tộc ở các khu vực khác. Nhạc cụ của người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế được biết đến là trống, cồng chiêng, thanh la, khèn... Đây là những dụng cụ không thể thiếu các nghi lễ: ma chay, cưới hỏi, hội làng, trong các loại hình tín ngưỡng nông nghiệp. Trong đó, cái “trống” (cathu, chgơ) được làm từ một khúc gỗ tròn đẽo thuôm nai đầu, khoét rỗng ở ruột, hai đầu phủ da trâu, bò, hoẵng... và lấy dây mây căng lại theo hình mắt cáo dọc thân. Trên thân trống tạo một quai nhỏ để đeo dây khi đánh. Trống xuất hiện đầu tiên và trở thành hình tượng nghệ thuật đầy ý nghĩa trong thần thoại về Nguồn gốc dân tộc Tà Ôi rồi sau đó còn được miêu tả cụ thể trong truyền thuyết về nhạc cụ của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế: “Thần rừng bày cho Acư đánh nhiều nhịp điệu khác nhau nghe rất vui tai. Tiếng trống vang dội cả khu rừng, những thú rừng như nai, heo, chim, thỏ, sóc đều ngơ ngác. Có một con cọp mò tới, thần rừng liền đánh lên mấy tiếng to, cọp hoảng vía chạy biến vào rừng sâu. Thần rừng lấy hai chiếc sừng trâu, một chiếc cắt đầu nhọn và thổi lên thành chiếc tù và, còn chiếc khác thần rừng đặt vào một chiếc lưỡi gà trên bụng sừng trâu thành chiếc Acư. Acư sướng quá, cám ơn
thần rừng rồi đeo tù và trống trước ngực trở về bản. Từ đó, Acư đánh trống cho cả bản làng nghe, lúc lễ hội, lúc đi săn, lúc canh gác nương rẫy, lúc cưới xin và cả lúc tiễn đưa người chết” (Sự tích cái trống). Trong truyền thuyết về nhạc cụ dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, trống có được là nhờ có sự chỉ bảo của thần rừng – vị thần che chở và ban phát lương thực và các sản vật để duy trì sự sống của con người. Chính nhờ có vị thần rừng mà lễ hội của người Tà Ôi có phần sinh động hơn rất nhiều “trưởng bản và các chàng trai khỏe nhất cầm lao múa hát theo nhịp trống, nhịp tù và, tiếng cồng chiêng hòa nhịp bay xa vang dội tới mười cái đồi, hai mươi cái núi, bay lên tận chín tầng mây, bay xuống bảy lớp đất sâu để cho thần linh, người sống và người chết vui vẻ về ăn thịt trâu để bước vào mùa mới” [67, tr. 611]. Ngoài ra, dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã trả ơn thần rừng giúp làm ra chiếc trống, dân bản xin giết trâu cúng thần rừng. Lễ hội giết trâu kể từ đó mà ra đời và được lưu truyền cho tới ngày hôm nay.
Còn Sự tích Areeng, lại lí giải nguồn gốc chiếc sáo qua câu chuyện về một tình yêu đẹp của một chàng trai nghèo. Vì gia đình chàng trai nghèo cho nên bố mẹ cô gái không ưa, cả chàng trai và cô gái đều buồn lắm làm cho vị thần hộ mệnh (Kotnhoong) phải đứng ra bày cách cho hai người lấy một ống lứa làm chiếc Areeng cùng thổi chuyền hơi, chuyền sức cho nhau. Đêm qua vách nứa, chàng trai ngồi ngoài hiên, cô gái ngồi trong buồng hai người cùng thổi Areeng (tiren) chuyền cho nhau hơi thở và niềm tin. Lúc đầu họ còn thổi nhỏ, nhẹ nhàng say sưa với tình cảm, họ quên tất cả những nguy hiểm xung quanh nên họ thổi lớn hơn. Bố mẹ cô gái biết được chuyện này, hai người động lòng thương cảm bèn kêu chàng trai vào nhà và hứa sẽ cho họ lấy nhau. Cả chàng trai và cô gái vui mừng không giấu được hạnh phúc và họ hát rằng: “Cám ơn cây sáo hạnh phúc/ Cám ơn cây nứa bên hè/ Đã cho chúng tôi sức mạnh/ Vượt qua trở ngại khó khăn/ Tiren của chúng mình/ Tiren của chúng
mình” [67, tr. 330]. Nhạc cụ này được đặt tên là “Areeng” có nghĩa là “tiếng sáo hạnh phúc”.
Hệ thống hình ảnh đặc trưng của truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế mà chúng tôi chỉ ra và phân tích trên đây chưa thể đủ nhưng chắc chắn đã góp phần phản ánh được những đặc thù của đời sống thiên nhiên, đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tiểu kết:
Bằng việc phân tích mối quan hệ và chỉ ra một số nét đặc trưng của truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có thể khẳng định:
Truyện kể dân gian dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế gắn bó chặt chẽ với đời sống tín ngưỡng, nghi lễ. Mối quan hệ này hình thành từ xa xưa và tiếp tục tồn tại đến ngày nay, tạo ra một môi trường, một phương thức lưu truyền quan trọng giúp cho truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế được bảo lưu bền vững hơn. Nhiều cốt truyện và các chi tiết trong các sáng tác vừa có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian vừa như là giải thích cho sự tồn tại của tín ngưỡng ấy thông qua một số luật tục và sinh hoạt nghi lễ cụ thể. Giữa các thể loại truyện kể này cũng tồn tại một số quan hệ tác động qua lại rõ rệt biểu hiện thành các phương thức khác nhau tạo nên