Phản ánh đặc điểm tự nhiên, lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 99 - 102)

6. Cấu trúc luận văn

4.2.1 Phản ánh đặc điểm tự nhiên, lịch sử dân tộc

Có thể nói, các hình tượng nghệ thuật cổ xưa trong truyện kể nói chung luôn là sự khúc xạ sinh động về hiện thực đời sống. Truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế thực sự đã phản ánh một không gian tự nhiên miền núi và những trang sử của dân tộc này.

vừa huyền bí, khắc nghiệt, đáng sợ. Những hình tượng tự nhiên này vừa là kết quả của trí tưởng tượng phong phú, hồn nhiên, mộc mạc vừa là kết quả của sự quan sát và ghi nhớ về hiện thực khách quan trong đời sống. Chúng cộng hưởng với nhau tạo nên một bức tranh tự nhiên đầy ấn tượng mà bất cứ ai dù chưa từng trải nghiệm cũng khó có thể quên. Đó là ấn tượng mạnh mẽ về những trận lụt với những cơn càn quét nhấn chìm và cuốn trôi hết vạn vật. Ấn tượng này được phản ánh xuyên suốt từ những truyện kể thần thoại vắt sang truyền thuyết và đến cả truyện cổ tích. Từ một loạt về Nạn lụt và sự tái tạo loài người đến những truyện cổ tích kể về những chàng trai tài giỏi chiến đấu với quái vật, đắp suối, ngăn nước, chống lụt... đều là sự khúc xạ có khi là “vô ý thức” có khi là tự giác về những thiên tai, hạn hán nơi đây. Hình ảnh nước cuồn cuộn dâng lên nhanh một cách đột ngột, rồi cuốn trôi hết cỏ cây, con người có lẽ cũng là hình ảnh ẩn dụ cho nước và lũ – hiện tượng phổ biến ở khu vực này.

Bên cạnh lũ lụt, tự nhiên miền núi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế còn hiện lên sinh động với với tầng tầng lớp lớp các cây rừng nhiệt đới xen giữa núi đồi. Dù ở góc độ nào, truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng khiến chúng ta phải trầm trồ trước những cây gỗ to khổng lồ, những cánh rừng rậm rạp. Chúng ta cũng không thể quên những loài hoa, cây cối đặc trưng chỉ có ở dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế như: cây Piriu, lá Rapat, trái Iry, cây đa, cây lồ ô, cây tre nứa, rau A Đoal, dứa, bắp, lúa, măng, hoa chuối, cây đùng đình, hoa Pơlang, cỏ cây gơren, cây đùng đình, cây piriu, trái iry... Tất cả những nét vẽ trên đây dù mới là những đường nét cơ bản nhưng đã có thể tái hiện bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc gắn liền với đặc trưng địa hình và khí hậu của khu vực này. Khung cảnh tự nhiên của núi rừng dân tộc người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế còn hiện lên qua hình ảnh các loài động vật: chim, sóc, thằn lằn, chim tu tiết, trúi, vượn, ong, ếch, lợn rừng, chồn, chuột, gấu, cọp, trâu rừng, trăn, ariêng,

thuồng luồng, chim ta te... trong truyện kể của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là hoàn toàn có cơ sở thực tế. Cuộc sống tiếp xúc thường xuyên với các loại động thực vật này khiến cho ấn tượng của cư dân nơi đây về chúng là rất đạm nét và vì thế hình ảnh các loài vật đã đi vào sáng tác truyền miệng của họ như một điều tất yếu.

Những ngọn núi, con đèo, những dòng sông, con suối, các địa danh, di tích của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đã đi vào trang truyện như những chứng tích lịch sử cần được ghi khắc. Điều này hiện hữu trong những truyện kể với cốt lõi là những hình tượng thần thoại mang những đặc điểm chung phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số nhưng đã được đồng bào dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế khoác cho bộ trang phục với những đường nét, màu sắc gắn liền với các địa danh khu vực này. Ấn tượng nhất là cảnh núi rừng gắn với dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế trong truyện kể Sự tích núi Sam Lai, Truyền thuyết sông A Sáp, Dốc Parsee, Sự tích suối Li Leng... với những con suối Li Leng (Sự tích suối Li Leng), những sông ĐắcKrông, sông Asáp, dốc Parsee là những địa danh nổi tiếng nay thuộc thị trấn A Lưới, huyện A Lưới cũng được người dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế bao đời nay yêu mến và lưu truyền những cốt truyện lí giải về nguồn gốc và tên gọi của địa danh này. Rất nhiều cảnh quan như dòng sông, ngọn núi, con suối đã đi vào truyện kể dân gian với một lòng tự hào, trận trọng giúp cho chúng ta có thể hình dung khá rõ nét về không gian tự nhiên phong phú, đa dạng nơi dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cư trú.

Khám phá kho tàng truyện kể phong phú, đa dạng về thể loại, nhóm truyện và các type truyện, chúng ta còn có thể nhận ra truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế còn phản ánh những trang sử riêng biệt về các dòng họ của mình. Trong đó, có những dòng họ liên quan đến các con vật như: Sự tích họ Avô (con vượn), Sự tích họ Kêr (con tu tiết), Sự tích họ Kê

(con sóc), Sự tích họ Blup Akôl (con thằn lằn), Sự tích họ Akơơ (con trút), Sự tích họ Pihôi (con ong), Sự tích họ Ahăr (con ếch), Sự tích họ Umpon (con chó)...; sự tích dòng họ liên quan đến vật dụng Sự tích họ Kar – ăi (cái cối),

Sự tích họ Prung (cái bẫy); sự tích dòng họ liên quan đến cây cối: Sự tích họ Piriu (quả), Sự tích họ Adoan (rau), Sự tích họ Reail (rễ cây), Sự tích họ Rapat (lá cây) với cách đặt tên các dòng họ của dân tộc mình theo chúng tôi, đây có lẽ là cách để họ đặt dấu ấn của mình nhằm không lẫn lộn với các bản làng và các dân tộc khác sinh sống lân cận, những tên gắn với dòng họ của người Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế thường rất đơn giản và thường gắn với một đặc điểm, sự kiện nào đó. Cùng với việc phản ánh sự đa dạng về các dòng họ của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, dân tộc Tà Ôi nơi đây còn lưu truyền những truyện kể về sự tích các nhạc cụ như: chiếc Tigát, chiếc khèn bè, chiếc trống, chiếc amn...

Những phân tích trên đây mới chỉ là những nét chấm phá cơ bản nhưng hẳn cũng giúp chúng ta có thể hình dung bức tranh thiên nhiên và lịch sử dòng họ, nhạc cụ được phản ánh trong các thể loại truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo ra những nét đặc trưng đầu tiên của truyện kể khu vực miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế của dân tộc Tà Ôi.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)