Truyện về những mối tình bất hạnh

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 92 - 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.3 Truyện về những mối tình bất hạnh

Trong kho tàng truyện cổ tích dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi thấy xuất hiện những cốt truyện kể về mối tình gặp nhiều trắc trở của những đôi trai gái đang tuổi thanh xuân. Theo kết quả thống kê chúng tôi thống kê có 6 truyện phản ánh nội dung này. Với các truyện kể cụ thể như: Chàng A Dut và nàng A Đủ trên, Nàng Mang Ti Tắp và chàng Oc Ri Oanh, Nàng Ta Ngực và chàng Côn Tưi, Châu Chấu và Dế, Sự tích bánh A Koat, Tiếng ve trên đầu núi...

Tên gọi của truyện thường gắn với tên của các nhân vật hoặc chủ yếu gắn với sự vật, hiện tượng, địa danh mà câu chuyện nhằm lí giải. Các nhân vật chàng trai, cô gái có thể có hoặc không có tên gọi cụ thể nhưng họ đều giống nhau ở nghịch cảnh trớ trêu là yêu nhau mà không đến được với nhau, thường là vì không môn đăng hộ đối nên không được đồng ý, hoặc bị ép gả hoặc phạm luật trời, luật làng bản. Họ hoặc là bỏ trốn cùng nhau, hoặc cùng nhau tự vẫn. Kết thúc thường là bi kịch, là cái chết thương tâm của đôi trai gái. Đó là cái chết được bất tử hóa vào các sự vật, hiện tượng tự nhiên vĩnh hằng. Qua đó giải thích tên gọi và sự xuất hiện của một số những địa danh, loài hoa, loài chim, món ăn, con sông, con suối nơi mà đồng bào sinh sống. Đó là câu chuyện kể về một chàng trai vì phận nghèo, không đáp ứng cho đủ bằng lời thách cưới của gia đình nhà gái, rồi người yêu bị bắt cóc, nàng chết và biến thành con ve kêu ai oán như tiếng khóc của cô gái ấy mỗi buổi chiều trong truyện Tiếng ve trên đầu núi. Trong Sự tích bánhA Koát, chàng Tatưiq đem lòng yêu một cô gái nhà quyền quý cao sang và nàng đó cũng yêu chàng. Nhưng tình yêu của họ không được gia đình và dân làng ủng hộ, họ bị xua đuổi hắt hủi. Hai người phải chịu một hình phạt khắc nghiệt của dân làng là thả trôi sông xa trên một chiếc bè làm bằng cây chuối rừng giữa trận cuồng

phong và giông bão. Một vài truyện đã có cái kết sáng sủa như: trong truyện

Nàng Ta Ngực và chàng Côn Tưi, câu chuyện tình yêu gặp phải trắc trở vì không môn đăng hộ đối, nàng Ta Ngực là con gái của một gia đình nhà giàu có trong khi đó Côn Tưi mồ côi nghèo khổ. Côn Tưi bằng sự thông minh đã lấy được nàng Ta Ngực làm vợ nhưng bị đuổi đi làng khác sống. Họ đã tìm đến bản mới, có cuộc sống sung túc, giàu có hơn cả bố vợ. Với nhóm truyện này, các tác giả dân gian đã phản ánh được một khía cạnh khác của đời sống hiện thực trong xã hội xưa, đó là hiện tượng ép gả trong hôn nhân, những bi kịch trong hôn nhân do sự phân biệt đẳng cấp, địa vị. Các tác giả để cho nhân vật của mình hóa thân vào những sự vật, hiện tượng bất tử cũng là cách an ủi, cảm thông và khẳng định sức sống, khát vọng mãnh liệt của các nhân vật.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)