6. Cấu trúc luận văn
2.1.1 Khái quát chung
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Huế: “Ở dân tộc Việt, một dân tộc chủ thể và có lịch sử khá phát triển của Việt Nam thì những thể loại văn học học dân gian như thần thoại, sử thi, truyện cổ tích loài vật... hầu như có số lượng ít ỏi, không còn ở dạng nguyên thủy hoặc bị đứt đoạn, chia nhỏ, lưu lại được rất ít dấu vết cổ sơ (...). Ngược lại trong kho tàng văn học các dân tộc ít người Việt Nam đã tồn tại một hệ thống thần thoại chứa đầy những biểu trưng, những hình tượng, những liên tưởng tương tự với những sự hình thành lịch sử tổ tiên các dân tộc ấy” [22, tr. 56]. Thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nằm trong tình hình ấy với với một nguồn truyện kể còn được lưu giữ dồi dào, phong phú. Hiện chúng tôi thông kê được 12 bản kể thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là thần thoại suy nguyên, là những thần thoại nhằm giải thích nguồn gốc con người và một số sự vật hiện tượng tự nhiên. Các thần thoại thường gắn kết chặt chẽ với hoạt động nghi lễ chứ không tồn tại một cách riêng rẽ. Phần lớn thần thoại được kể trong sinh hoạt nghi lễ, tín ngưỡng. Cốt truyện thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là những cốt truyện ngắn gọn, thường chỉ xoay quanh một nhân vật, một sự kiện, một hiện tượng nào đó. Điểm này có khác với thần thoại của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hay Tây Nguyên thuộc thần thoại dân tộc Việt đó là có cốt truyện kể dài, chứa đựng nhiều tình tiết, sự kiện, phản ánh nhiều nội dung, đề tài xâu chuỗi với nhau. Có lẽ chính đời sống nghi lễ đã tạo ra môi trường lưu giữ bền vũng cho thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế khi họ cũng chung sống xem kẽ với nhiều các dân tộc khác xung quanh đó.
Thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có sự giao thoa, xâm nhập một số thể loại khác. Nghĩa là, thần thoại tham gia và trở thành chất liệu cho một số thể loại khác như truyền thuyết, truyện cổ tích. Mặc dù, thần thoại dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế mới chỉ là hình thức nghệ thuật “vô ý thức” nhưng chúng lại có những giá trị khoa học, nghệ thuật đáng ghi nhận.