Truyện về người đội lốt vật

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.3 Truyện về người đội lốt vật

Đây là một trong những bộ phận truyện độc đáo, đặc sắc xuất hiện trong kho truyện cổ tích dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi thống kê được 10 truyện. Qua khảo sát, có thể thấy một số truyện

có kết cấu tương đồng hoàn toàn với truyện Sọ Dừa của người Việt như các truyện: Võ Đủ hóa cọp, Nàng Piêr Chon và con trai thần Tu Dê, Anhi Anha Amon, Chàng Voi, Nàng Pir Tuliq và chàng Tur, Người đội lốt mèo, Người vợ Vượn, Chàng rắn, Nàng Apong Itang, Sút căn mo. Nhân vật chính của kiểu chuyện này thường phải mang vẻ ngoài kì dị xấu xí như đội lốt một con vượn, con rắn, con voi, con mèo... nhưng thực chất lại là những con người kì diệu có vẻ đẹp, tài năng hơn người. Cơ sở nảy sinh truyện này có thể do nhiều yếu tố. Đó là sự kết hợp của môi trường sống gắn bó với tự nhiên, tín ngưỡng nguyên thủy, quan niệm về sự sống và cả sự tác động của hiện thực đời sống. Trong kiểu truyện này, người đội lốt không chỉ xung đột với lực lượng giai cấp trên – là cha mẹ của những cô gái xinh đẹp mà người đội lốt muốn kết hôn mà còn mang trách nhiệm của một anh hùng cứu làng, cứu bản khỏi sự nguy hiểm. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa chị cả và em út trong việc chấp nhận lấy nhân vật đội lốt làm chồng cũng được phản ánh gay gắt.

Kiểu truyện này khẳng định ý thức đề cao, coi trọng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất bên trong, thể hiện sự quan niệm về sự tương xứng giữa phẩm chất cao đẹp bên trong với vẻ đẹp hình thức bên ngoài. Về một phương diện nào đó, kiểu truyện này cũng thể hiện lòng nhân ái, chia sẻ của những con người không may mắn có một ngoại hình xấu xí. Những motif điển hình trong kiểu truyện này của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế là sinh nở thần kì, bắt chước không thành công, cởi lốt biến thành người đẹp, kết hôn, thử thách và vượt qua thử thách, hủy lốt và sự biến hóa thần kì của cái lốt.

Về motif sinh nở thần kì, truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có cách kể rất đa dạng, thú vị và có phần giống với truyện kể dân

tộc Việt. Cụ thể đó là các hình thức sau đây: cô gái trẻ lên rẫy đuổi thú rừng rồi về mang thai đẻ ra một chàng Voi (Chàng voi), con cóc nhảy vào bụng cô gái rồi ba ngày sau cô gái ấy mang thai và đẻ ra chàng Cóc (Chuyện chàng cóc), cô gái vào rừng ướm thử bàn chân rồi mang thai sinh ra cái bọc là một con mèo (Người đội lốt mèo). Cách kể chuyện đa dạng nhưng thống nhất ở chỗ, nhân vật đội lốt thường được sinh ra là do một cô gái trẻ hoặc bà góa hoặc vợ chồng già hiếm con bị một tác động lạ. Đó là hoàn cảnh xuất hiện thiệt thòi, bất hạnh, kì lạ của nhân vật đội lốt. Cách kể này phù hợp với mạch kể tiếp theo về những cái lốt bất thường mà nhân vật giấu thân vào. Theo nhà nghiên cứu Phan Xuân Viện, thì “sự sinh đẻ thần kì đem đến cho nhân vật một nguồn gốc thần linh, biến số phận bế tắc của nhân vật thành một sự báo hiệu khác thường thần thánh, tàng ẩn những tính chất kì lạ.Motif sinh đẻ thần kì của nhân vật xấu xí vừa mang yếu tố hiện thực, vừa mang yếu tố thần kì kỳ lãng mạn” [87]. Theo chúng tôi, quá trình mang thai và sinh nở thần kì và những cái lốt vật khác thường của kiểu nhân vật này còn bắt nguồn từ thần thoại với quan niệm con người gắn bó với tự nhiên, con người và tự nhiên có chung một gốc.

Motif cái lốt trong kiểu truyện người đội lốt của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm: chàng Voi (Chàng voi), chàng Cóc (Chuyện chàng cóc), con mèo (Người đội lốt mèo), con rắn (Nàng Pir Tuliq và chàng Tur, Chàng rắn), con Vượn (Người vợ Vượn), con bọ ngựa (Sự tích con bọ ngựa). Có thể thấy, motif cái lốt trong truyện kể dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế đa số được thể hiện dưới hình thức là lốt con vật – hình thức phổ biến trong truyện cổ tích dân tộc Việt nói chung. Mèo, rắn, cóc, voi, vượn... là những con vật quen thuộc đối với đời sống dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với cư dân du mục nông nghiệp, đây là sự gặp gỡ giữa miền núi và đồng bằng. Hình ảnh người đội lốt cái bọc túi có phần giống với truyện kể dân tộc phía Bắc. Ở một số dân tộc khác như các

dân tộc người Nam Đảo, người đội lốt xấu xí còn được thể hiện qua hình thức người dị dạng, xấu xí như thân nhỏ bằng ngón tay út, thân vừa lùn vừa gù, mình người da trâu, da voi, người đen như than, người có đôi tai to dị thường... Những hình thức này chúng tôi chưa thấy xuất hiện trong truyện kể về nhân vật đội lốt của dân tộc Tà Ôi ở miền Tây tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center40968 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)