giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Kế hoạch được thông qua giáo viên ngay từ buổi họp Hội đồng sư phạm đầu tiên của năm học. [H1.1.03.23- Kế hoạch năm học];
[H4.4.01.14- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi].
- Đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được lựa chọn những đồng chí có kinh nghiệm giảng dạy và hăng hái tích cực trong công tác. Giáo viên dạy theo những chuyên đề được phân công. Nhà trường đã tích cực mua sắm tài liệu tham khảo để giáo viên nghiên cứu thêm. Lịch bồi dưỡng học sinh giỏi được xếp từ hai buổi vào buổi chiều thứ ba và chiều thứ năm. [H4.4.01.16- Danh sách giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi]; [H4.4.01.14- Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi].
4.1.2. Điểm mạnh:
- Số liệu thống kê về kết quả học tập của từng lớp và toàn trường được lưu trữ đầy đủ.
- Giáo viên được biên chế đầy đủ; tỷ lệ trên Chuẩn cao.
- Phần lớn học sinh có kiến thức chắc chắn, kỹ năng thực hành khá tốt. Học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên qua các giai đoạn thi trong năm học chiếm tỷ lệ từ 98 – 99,8%.
- Đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi có khá nhiều kinh nghiệm. 4.1.3. Điểm yếu:
- Giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao, kinh nghiệm giảng dạy và quản lý lớp học còn thiếu.
- Một số học sinh còn học lệch, chủ yếu điểm cao ở môn Toán hoặc Tiếng Việt.
- Chất lượng học bộ môn Anh văn, Thể dục, Tin học…chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch Tổ chuyên môn đề ra.
- Số học sinh giỏi đạt giải cấp thành phố còn ít.
- Ngân sách chi cho bồi dưỡng học sinh giỏi còn hạn hẹp.
- Thời gian dành cho bồi dưỡng học sinh giỏi cấp thành phố còn ít. Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi của một số giáo viên vẫn còn hạn chế.
4.1.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
- Tiếp tục duy trì chất lượng đại trà ở mức cao ổn định .
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, giúp đỡ giáo viên và phụ huynh học sinh từng bước khắc phục dứt điểm tình trạng học sinh lười học, học sinh yếu...
- Đề kiểm tra đánh giá được lấy ngay trong sách giáo khoa.