Nhượng quyền thương mại đã ra đời và phát triển trong gần t h ế kỷ qua tại nhiều nước  u _ M ỹ song nó vẫn còn là một khái niệm khá m ớ i mẻ ở Việt nam. Giữa thập niên 90, ở nước ta đã có một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lảc nước do Việt k i ề u về đầu tư đã đưa ra hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại, nhưng thị trường lúc bây g i ờ chưa thực sự sôi động và bản thân thương hiệu của các doanh nghiệp đó cũng chưa mấy nổi tiếng nên đã không thành công. Mãi đến vài năm trở lại đây, hình thức N Q T M mới rục rịch trở lại với các thương hiệu có tên tuổi như K i n h Đô, Trung Nguyên, Lotteria, Phở 24,...
Sự mới mẻ của hình thức kinh doanh này không chỉ đối với cộng đồng doanh nhân Việt nam m à nó còn mới mẻ đối với các nhà làm luật, các luật gia và các quan toa. Trước n ă m 2004, trong các văn bản pháp lý thời điểm đó, chưa có một văn bản nào đề cập tới khái niệm N Q T M , chỉ duy nhất có cụm từ "Hợp đồng cấp phép đặc quyền k i n h d o a n h " đề cập tới khái niệm này tại điều 4.1.1 Thông tư 1254/1999AT-BKHCNMT của Bộ khoa hảc công nghệ và môi trường được ban hành nhằm hướng dần chi tiết việc thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ. Toàn văn như sau :
"4. Ì. Ì Việc phân cấp phê duyệt Hợp đồng quy định tại Điều 32 Nghị định 45/1998 được hiểu như sau :
a. Bộ Khoa hảc, Công nghệ và Môi trường phê duyệt:
Các hợp đổng với nội dung cấp li_xăng, sử dụng nhãn hiệu hàng hoa, kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt nam có giá trị thanh toán cho một Hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền k i n h doanh- tiếng anh gải là íranchise)"
37
CÓ thể thấy khái niệm m ô tả trên vẫn chưa thể hiện được rõ bản chất của hình thức kinh doanh nhượng q u y ề n thương mại. Quay trở lại với thời điểm ban hành thông tư hướng dẫn thi hành nghị định này, vào những n ă m đó xuất phát từ thực t ế là dòng đỡu tư nước ngoài vào Việt nam lớn nên thông tư này chỉ nhằm tháo g ỡ tạm thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị định 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ.
N h ư vậy, hợp đồng có bản chất là N Q T M vẫn chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật liên quan đến Bán giấy phép và chuyển giao công nghệ và do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quản lý. Trong k h i đó, N Q T M là một khái niệm còn rông hơn cả việc bán giấy phép và/hoặc chuyển giao công nghệ. Trong hình thức bán giấy phép, bên mua giấy phép chỉ được quyển sử dụng nhãn hiệu hàng hoa của bên bán giấy phép để sản xuất và kinh doanh một sản phẩm nào đó. Còn chuyển giao công nghệ thì chỉ liên quan tới việc chuyển giao các k i ế n thức tổng hợp của công nghệ, cung cấp máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo...kèm theo các k i ế n thức công nghệ và tập trung vào sản xuất ra sản phẩm. N Q T M ngoài chuyến giao quyền sử dụng thương hiệu, công nghệ sản xuất còn chuyến giao cả quy trình quản lý, bí quyết k i n h doanh và có hệ thống giám sát, giúp đỡ bén nhận quyền.
Hoạt động N Q T M mới chỉ được các nhà báo, các nhà phân tích chú ý trong 2-3 n ă m trở lại đây dưới các tên gọi khác nhau như chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu, đặc quyền k i n h tiêu, nhượng quyền k i n h doanh. V ề nội h à m của các khái niệm đó đều không sai so với khái niệm gốc íranchise song tên gọi đều chưa nêu được bẳn chất của hình thức này. Luật thương mại n ă m 2005, đã thống nhất g ọ i ữanchising là nhượng quyền thương mại. Hoạt động nhượng q u y ề n thương mại được quy định tại M ụ c 8 Nhượng quyền thương mại trong Chương V I - M ộ t số hoạt động thương mại cụ thể khác. Việc bổ sung thêm hoạt động N Q T M là một sự t i ế n bộ và kịp thời của Chính phủ. Tuy chưa được quy định đỡy đủ như những nước phát triển song, trong nội dung của Mục 8 cũng đã nêu lên được những quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai Bên tham gia hợp đồng nhượng quyền, cơ quan quản lý hoạt động nhượng quyền...