*- Môi trường kinh tế.
Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức (8,5÷9%)/năm trong những năm qua, đứng thứ 2 Châu Á sau Trung Quốc. Gần đây nhất, ghi nhận sự thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội và chất lượng cuộc sống. Tổ chức kinh tế thương mại và phát triển (UNCTAD) thuộc Liên Hợp Quốc đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước kém phát triển nhất. Liên Hợp Quốc đã sử dụng 3 tiêu chí cơ bản để xác định mức độ phát triển: Thu nhập thấp; mức độ dễ bị tổn thương về kinh tế; yếu kém về nguồn vốn con người. Mặc dù Việt Nam có GDP tính theo đầu người thấp nhưng mọi chỉ số về chất lượng cuộc sống và sự ổn định kinh tế tại Việt Nam đều khả quan nên vẫn được công nhận. Đó là một trong những tín hiệu tốt cho sự phát triển lĩnh vực viễn thông của EVN.
Yếu tố chủ yếu đóng góp cho quá trình tăng trưởng kinh tế là chính sách kinh tế, hệ thống pháp luật đã được hình thành và củng cố, đã tạo mọi điều kiện cho đầu tư tăng lên đáng kể trong mọi lĩnh vực. Lĩnh vực công nghiệp có những chuyển biến mạnh mẽ nhờ vào chính sách đổi mới. Công cuộc cải cách kinh tế cũng góp phần thúc đẩy mở rộng lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.
Dự đoán những năm tới, cùng với việc tiếp tục cải cách chính sách mở cửa, sau khi các hiệp định thương mại được ký kết, đầu tưcủa nước ngoài vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao, kích thích các ngành phát triển. Tốc độ tăng trưởng sẽ đạt ở mức cao và ổn định, dự đoán tăng trưởng kinh tế khoảng (8,2÷ 8,5%). Nửa đầu năm 2007, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 7,87%. Đây là cơ hội tạo thêm nhiều nhu cầu nhưng cũng làm tăng mối đe dọa cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, sự ra đời hoàng loạt các khu chế xuất, khu công nghiệp đòi hỏi các điều kiện cở sở hạ tầng phải có trước, trong đó viễn thông đóng một vai trò qúa quan trọng và không thể thiếu được
Thị trường chứng khoán đã hình thành và việc phát hành trái phiếu quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới đòi hỏi phải cung cấp các dịch vụ viễn thông cao cấp.
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, tỷ trọng của các ngành dịch vụ sẽ ngày càng tăng. Xã hội càng phát triển thì sự chú trọng đến nhu cầu thông tin liên lạc sẽ càng tăng, nhu cầu giao tiếp quan hệ giữa các tầng lớp dân cư tăng lên và nó sẽ thúc đẩy yêu cầu phát triển các dịch vụ viễn thông. Điều đó có ý nghĩa là tỷ lệ thu nhập dành để thỏa mãn nhu cầu về thông tin sẽ càng lớn. Đây cũng chính là cơhội phát triển của EVNTelecom.
*- Môi trường Chính trị - Pháp luật.
Môi trường pháp lý của Việt Nam đang tiếp tục được hoàn thiện, xu hướng hội nhập kinh tế Quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hoạch định các chính sách của Chính phủ. Ngoài pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông là văn bản cao nhất có liên quan đến vấn đề kinh doanh các dịch vụ viễn thông, hệ thống các văn bản có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trong nước cũng dần được hoàn thiện cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông (ban hành ngày 07 tháng 06 năm 2002 áp dụng từ ngày 01 tháng 10 năm 2002 ) đã làm thay đổi rất nhiều môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Theo pháp lệnh, chính sách của Nhà nước là:
• Phát huy mọi nguồn lực của đất nước để phát triển nhanh và hiện đại hoá bưu chính, viễn thông, bảo đảm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
• Ưu tiên đầu tư phát triển bưu chính, viễn thông đối với nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và thực hiện các nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu của Nhà nước.
• Khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh bưu chính, viễn thông trong môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch do Nhà nước quản lý với đầy đủ các loại hình dịch vụ, bảo đảm chất lượng và giá cước hợp lý.
• Tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bưu chính viễn thông.
(Trích Điều 5- Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông năm 2002)
Đầu tư nước ngoài liên quan đến lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ Viễn thông đều được thực hiện dưới hình thức BCC. Đây là phương thức mà các công ty nước ngoài đầu tư vào dự án và thu một phần lợi nhuận theo thỏa thuận mà không có hình thức sở hữu thực sự. Họ không có quyền tham gia vào việc điều hành hoạt động của hệ thống viễn thông, vì vậy nhiều nhà đầu tư nước ngoài không thỏa mãn với hình thức đầu tư này. Khi môi trường pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện cho phù hợp với môi trường pháp lý của khu vực và thế giới, khả năng sẽ có nhiều hình thức hợp tác ra đời và như vậy nghĩa là mức độ cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước và ngoài nước sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Hiện nay Việt Nam là thành viên chính thức của các tổ chức Quốc tế như: ASEAN, AFTA, APEC và quan trọng là Việt nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, do đó các ràng buộc về mở cửa thị trường Viễn thông là không thể tránh khỏi. Xu hướng mở cửa, hội nhập cùng với các nhu cầu giao lưu phát triển đã và sẽ có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của thị trường Viễn thông Việt Nam. Thị trường Viễn thông Việt
Nam cần phát triển mạnh để hạ tầng cơ sở thông tin của Việt Nam ngang bằng với các nước trong khu vực và trên Thế giới, tránh tình trạng tụt hậu, đặc biệt là tụt hậu về hạ tầng Viễn thông.
Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được ký kết, Chính phủ sẽ cho phép các công ty nước ngoài đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt các tậpđoàn viễn thông lớn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam thì đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất, học tập kinh nghiệm kinh doanh của các tập đoàn viễn thông lớn. Nhưng đi đôi với nó cũng sẽ là sự cạnh tranh hết sức khốc liệt và nguy cơbị chiếm thị phần.
Ngoài những yếu tố trên, do là một mạng viễn thông mới ra đời nên việc kết nối cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại và việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác triển khai kinh doanh của EVNTelecom. Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt hiện nay, giải quyết vấn đề cước kết nối một cách công bằng cho các nhà cung cấp dịch vụ đang phụ thuộc rất nhiều vào Bộ Bưu chính - Viễn thông.
Cơ chế chính sách của Chính phủ luôn giành ưu tiên cho phát triển lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin. Chủ trương của Đảng Đến năm 2010, công nghệ thông tin Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với một số mục tiêu cơ bản sau:
• Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng.
• Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới.
• Công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng
(Trích Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị - khoá VIII. về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá)
Đồng thời cũng sẽ có những sự bảo hộ nhất định cho ngành Viễn thông trong nước và đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của EVNTelecom.
*- Môi trường Văn hóa - Xã hội.
Cùng với sự phát triển tiến bộ của xã hội loài người, sự phát triển của đất nước đã làm cho đời sống của người dân ngày càng được cải thiện nâng cao, trình độ dân trí của người dân cũng không ngừng nâng cao, mong muốn được tiếp cận với nền văn minh nhân loại mà chỉ có sự phát triển vượt bậc của Viễn thông mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu này.
Với dân số khoảng 82,3 triệu người, Việt Nam là một thị trường Viễn thông rộng lớn và còn rất nhiều tiềm năng, đó là điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông khai thác.
Theo điều tra của Detecon, điều tra dân số Hoa Kỳ, Vietnam news. Tổng dân số Việt Nam: 82,3 triệu dân
Dân số có độ tuổi từ 15-60: 50,5 triệu dân Liên quan đến di động: 16,4 triệu dân
Số người đang sử dụng ĐTDĐ: 14,7 triệu dân
*- Môi trường Kỹ thuật - Công nghệ.
Trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam nói chung còn phát triển rất chậm, và còn ở mức thấp tuy nhiên mạng Viễn thông Việt Nam đã được Chính phủ cho phép đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tương đối hiện đại so với các nước trong khu vực. Việt Nam được đánh giá là nước có thị trường Viễn thông phát triển nhanh thứ hai trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.
EVNTelecom có lợi thế trong việc lựa chọn công nghệ mới với các tiện lợi và nhiều dịch vụ gia tăng kèm theo, cộng với uy tín của ngành Điện chắc
chắn sẽ là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh mới.
Hiện nay trong thời kỳ bùng nổ thông tin, nhu cầu sử dụng các dịch vụ gia tăng kèm theo của người tiêu dùng ngày càng tăng. Công nghệ không dây cũng là đích mà khách hàng mong muốn đạt đến. Do đó việc lựa chọn công nghệ mới, hiện đại, văn minh khi tổ chức cung cấp dịch vụ Viễn thông của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một bước đi đúng đắn. Đối với một nhà cung cấp dịch vụ lớn và có truyền thống nhưVNPT, các nhà cung cấp dịch vụ mới ra đời mà cũng lựa chọn công nghệ như VNPT thì quả thật là rất khó cạnh tranh. Việc lựa chọn một công nghệ mới cơhội tốt cho EVNTelecom, nó giúp cho việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, tạo cho người tiêu dùng có những sự lựa chọn mới.
Tuy nhiên với một mạng viễn thông mới, chất lượng dịch vụ có thể chưa thật sự hoàn hảo và cần phải có thời gian hoàn thiện. Nó có thể gây tâm lý không tốt đối với khách hàng muốn sử dụng công nghệ mới. EVNTelecom cần lường trước điều này để có giải pháp cụ thể tránh tình trạng làm mất uy tín của công nghệ lựa chọn. Tiếp cận với công nghệ mới sẽ mở ra các cơ hội cho việc phát triển thị trường của EVNTelecom.