Các chỉ tiêu đánh gián ăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Viễn

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 42 - 44)

thông.

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông là một phạm trù tổng hợp thể hiện sức mạnh và ưu thế tương đối của doanh nghiệp viễn thông so với đối thủ trong cạnh tranh. Doanh nghiệp viễn thông có thể có khả năng cạnh tranh về mặt này nhưng lại không có khả năng ở mặt khác. Do đó khi đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông đòi hỏi phải dựa trên một hệ thống các tiêu chí khác nhau. Hiện tại nước ta chưa có ai hay tổ chức nào đưa ra tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp viễn thông nói riêng. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi cố gắng đưa ra một số tiêu chí đánh giá theo tầm nhận thức của mình trong quá trình nghiên cứu. Các tiêu chí này có thể chưa phản ánh được toàn diện sức cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông và các tiêu chí còn mang tính định tính chưa mô hình hoá để định lượng được. Mặc dù chưa được toàn diện, song các tiêu chí này đã phản ánh được những nội dung cốt lõi của sức cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Phương pháp đánh giá là vừa định lượng, vừa định tính, vừa tính toán theo các công thức đã được phổ biến rộng rãi.Để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp viễn thông, dựa trên một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Quy mô của doanh nghiệp viễn thông so với các đối thủ khác nói lên sức mạnh mà doanh nghiệp viễn thông có thể giành được trong cạnh tranh về lĩnh vực viễn thông. Trong cùng một môi trường, doanh nghiệp viễn thông có

quy mô càng lớn thì tiềm lực cạnh tranh càng lớn và khả năng giành thắng lợi trong cạnh tranh càng lớn. Quy mô của doanh nghiệp viễn thông có thể được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như quy mô về vốn, lao động, giá trị tài sản, doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, năng lực mạng lưới,....

- Giá bán sản phẩm & dịch vụ là một chỉ tiêu dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Một doanh nghiệp viễn thông có năng lực cạnh tranh tốt là doanh nghiệp biết tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, giảm thiểu chi phí, do vậy giá bán sản phẩm & dịch vụ hạ mà vẫn có lãi. Ngược lại, cũng trong điều kiện như vậy nếu doanh nghiệp viễn thông tổ chức hoạt động không tốt, chi phí lớn, giá bán sản phẩm & dịch vụ cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrong thị trường viễn thông.

- Chất lượng sản phẩm & dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông thể hiện ở cả 2 khía cạnh: chất lượng về mặt kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ (thể hiện ở giá trị sử dụng của sản phẩmdịch vụ) và chất lượng trong khâu phục vụ (thể hiện ở các dịch vụ đi kèm bán hàng và sau bán hàng). Để có thể tồn tại và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường, chất lượng sản phẩm, dịch vụ là vấn đề luôn được coi trọng. Các doanh nghiệp viễn thông không những phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng mà còn phải có những dịch vụ và tiện ích kèm theo nhằm tạo ra sự nổi bật, ưu thế riêng và phong cách riêng so với các đối thủ khác nhằm thu hút khách hàng.

- Đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và luôn đổi mới sản phẩm,dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, một doanh nghiệp viễn thông biết ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới, thường xuyên cho ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ mới, tiện ích mới có lợi hơn cho khách hàng sẽ là những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt và ngược lại.

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)