Viễn thông Việt nam bước vào cạnh tranh Quốc tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 80 - 84)

- Chỉ tiêu tỷ trọng thị phần hàng năm (Thn):

2. Kết cấu lao động

3.1.1.3. Viễn thông Việt nam bước vào cạnh tranh Quốc tế.

Viễn thông Việt nam đã hội nhập quốc tế về công nghệ, dịch vụ và mô hình kinh doanh từ khá sớm. Về thị trường, Hiệp định Thương mại Việt - Hoa kỳ có hiệu lực từ năm 2001 đã cho phép Mỹ tham gia thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng trên thực tế chủ yếu vẫn chỉ có cạnh tranh trong nước. Vào thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 7/11/2006 vừa qua, thị trường viễn thông Việt Nam đã là một thị trường có tính cạnh tranh cao trong hầu hết tất cả các loại hình dịch vụ. Đến nay Việt Nam đã có 8 nhà khai thác có hạ tầng mạng (VNPT, SPT, Viettel, EVNTelecom, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT Telecom cung cấp mọi loại dịch vụ BCVT và CNTT.

Ngoài ra đã có hàng trăm doanh nghiệp chỉ cung cấp dịch vụ, thời gian qua nhờ có cạnh tranh các doanh nghiệp viễn thông đã nhận thức tốt hơn về hiệu quả sản xuất kinh doanh và về chiếm lĩnh thị trường. Các doanh

nghiệp đã ý thức đầy đủ hơn, đã và đang tiếp tục điều chỉnh hoạt động tổ chức, quản lý SX-KD theo đúng hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Thực tế các doanh nghiệp trong nước đang phát triển khá tốt tại các địa bàn chiến lược, cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia được xây dựng rộng khắp và hiện đại ngang tầm khu vực, giá cước dịch vụ ngày càng giảm và hiện đã tương đương và thấp hơn mức trung bình của khu vực, các dịch vụ ngày càng phong phú, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

Tới đây, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia đầy đủ hơn vào thị trường viễn thông Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh để đứng vững và phát triển trên “sân chơi lớn” mặc dù có thể gặp một số khó khăn ban đầu. Điều cần quan tâm nhất đối với các doanh nghiệp trong nước hiện nay là kinh nghiệm kinh doanh có hiệu quả cao với chất lượng dịch vụ tốt và quản lý nguồn nhân lực lành nghề trong môi trường cạnh tranh.

Thực hiện các chỉ đạo của Bộ Bưu chính Viễn thông về việc chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp đã nghiêm túc tự nhìn nhận lại mình để có chiến lược, kế hoạch phù hợp nhất sau khi gia nhập WTO:

Về nhận thức

Trong một thời gian ngắn, nhận thức của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp chủ đạo đã có nhiều thay đổi tích cực. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng dịch vụ, uy tín doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng được chú trọng hơn bao giờ hết. Tinh thần và thái độ “phục vụ” của hầu hết cán bộ quản lý và nhân viên được cải thiện rõ rệt.

Đối với mở cửa và cạnh tranh, đa số cán bộ công nhân viên chức đều hiểu đó là xu thế phát triển tất yếu, là động lực để tiếp tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Công tác tuyên truyền, giáo dục được làm thường xuyên với nhiều hình thức và có sự tham gia rất tích cực của các tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số không nhỏ nhận thức chưa đầy đủ, còn tư tưởng chủ quan, đánh giá thấp khả năng thâm nhập thị trường của các công ty quốc tế, một số vẫn chưa thoát hẳn khỏi những suy nghĩ, cách làm thời kỳ độc quyền.

Về lực lượng lao động

Lực lượng lao động của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam nhìn chung được đào tạo cơ bản, tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học cao, nhất là các doanh nghiệp mới. (VNPT: đại học và trên ĐH: 22,3%; cao đẳng: 6,32%, trung học: 16,06%; các doanh nghiệp mới như Viettel, SPT, EVNTelecom: cao đẳng, đại học và trên đại học: > 65%).

Lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ khá cao trong các doanh nghiệp viễn thông, có khả năng tiếp thu, nắm bắt và nhanh chóng làm chủ các công nghệ mới. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhìn chung có trình độ cao, thông minh và sáng tạo, là điều kiện rất thuận lợi cho việc xây dựng và triển khai các loại hình công nghệ, mạng lưới và dịch vụ mới.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh trong môi trường cạnh tranh còn hạn chế. Các doanh nghiệp phần lớn chỉ chú trong đào tạo về công nghệ, kỹ thuật, chưa chú trọng đào tạo và thu hút nhân tài về quản lý và kinh doanh.

Năng lực và quy mô mạng lưới

Doanh nghiệp chủ lực (VNPT) và các doanh nghiệp mới đã chủ động phát huy và khai thác các nguồn lực để đầu tư nâng cấp, hiện đại hoá và mở rộng mạng lưới. Toàn bộ các hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn trên mạng viễn thông đã được số hoá. Đây là một thuận lợi quan trọng cho việc triển khai các ứng dụng mới và nâng cấp lên mạng thế hệ sau (NGN) và mạng IP. Các tuyến truyền dẫn đường trục và quốc tế với nhiều phương thức khác nhau đã được xây dựng và hiện đại hoá, như cáp quang, cáp đồng, viba, cáp biển, vệ tinh… góp phần tăng cường và đảm bảo an toàn an ninh thông tin. Các

dịch vụ viễn thông hiện đại đều đã hoặc chuẩn bị được cung cấp ở Việt Nam, kể cả các dịch vụ 3G, mobile TV, IP TV… Mạng điện thoại cố định đã được mở rộng tới tất cả các xã trong cả nước. Mạng Internet tốc độ cao và các dịch vụ băng rộng được ưu tiên đầu tư và phát triển tới các trường học, các cơ sở nghiên cứu phát triển và đào tạo. Mật độ điện thoại đã đạt hơn 28 máy/100 dân, dịch vụ di động đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Mặc dù phát triển rất nhanh trong những năm gần đây nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì năng lực và quy mô mạng lưới của hầu như tất cả các doanh nghiệp còn yếu so với trung bình khu vực, nhất là đối với các doanh nghiệp mới. Tuy nhiên các doanh nghiệp mới lại có thuận lợi là triển khai áp dụng ngay được các công nghệ dịch vụ mới nhất, ăn khách nhất.

Năng lực kinh doanh

Các doanh nghiệp viễn thông đã chú ý và coi trọng việc xây dựng thương hiệu, giảm giá cước và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc phục vụ và chăm sóc khách hàng đã được quan tâm với các chương trình cụ thể. Kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường, khả năng thích ứng nhanh với những biến đổi của thị trường còn hạn chế. Năng suất lao động, hiệu quả đầu tư nhìn chung còn thấp so với mức trung bình trong khu vực. Năng lực phân tích dự báo thị trường, đối thủ cạnh tranh để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp còn hạn chế. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam còn quá tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ truyền thống mà thụ động trong việc triển khai các ứng dụng và dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ giá trị gia tăng. Một số dịch vụ mới được cung cấp không phải do doanh nghiệp Việt Nam chủ động đầu tư mà do đối tác nước ngoài đề xuất.

Năng lực pháp lý

Chưa chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ chuyên gia pháp lý, nhất là pháp lý quốc tế, chưa tạo được thói quen tham gia tích cực vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Tóm lại

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh và sự chuẩn bị của các doanh nghiệp viễn thông cho sân chơi WTO đã và đang được tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Bưu chính Viễn thông với từng doanh nghiệp, theo nhiều phương thức và tiêu chí khác nhau. Các công ty tư vấn nước ngoài và cả một số công ty hoặc viện nghiên cứu trong nước đã nhận được các hợp đồng của các tập đoàn viễn thông đa quốc gia để nghiên cứu và tìm hiểu về các doanh nghiệp Việt Nam và thị trường viễn thông Việt Nam. “Biết người biết ta” là yếu tố sống còn trong một thị trường cạnh tranh. Có thể thấy rõ là “người” đã và đang nghiên cứu và sẽ biết rõ về “ta”. Trong điều kiện chưa biết và khó biết trước được nhiều về các đối thủ/đối tác quốc tế tương lai, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam càng phải chủ động có các bước đi cụ thể, kịp thời để củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)