- Thuê bao Internet.
3.2.2. Định hướng phát triển mạng truyền dẫn:
- Đối với mạng cáp quang đường trục:
+ Trang bị cáp quang OPGW 24 sợi tiêu chuẩn ITU – T G .652 trên các đường dây xây mới đồng bộ với các công trình điện.
+ Xem xét phương án thay dây chống sét bằng cáp quang OPGW đối với các đường dây cũ có kế hoạch đại tu, sửa chữa hoặc đầu tư trang bị cáp quang ADSS... đối với các đường dây hiện có
+ Xây dựng mới và nâng cấp đường trục quốc gia tăng dung lượng hiện có, đáp ứng yêu cầu băng thông truy cập Internet đang gia tăng nhanh chóng. Đảm bảo trong năm 2006 hoàn thành đường trục thông tin Bắc – Nam gồm 3 tuyến cáp quang độc lập về mặt vật lý, tổng dung lượng đạt 15 Gbit/s. Kế hoạch năm 2007 – 2010 nâng cấp 2 trục quốc gia lên tốc độ 2x 20 Gbit/s có cấu trúc mạch vòng RING.
+ Đặc biệt, được sự chấp thuận chủ trương của Chính phủ, EVNTelecom đang chuẩn bị triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống cáp quang biển liên Á –IA thông qua hình thức góp vốn với các đối tác nước ngoài, hệ thống sử dụng công nghệ quang ghép phân chia theo bước sóng mật độ cao DWMA với tổng chiều dài của hệ thống cáp lên tới 6.800 km. Hệ thống cáp này kết nối điểm cập bờ tại Singapore, Việt Nam, Philippin, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Guam. Hệ thống này cũng được kết nối chuyển tiếp tới Mỹ thông qua hệ thống cáp sẵn có của TGN-P tại Nhật Bản và có kết nối chuyển tiếp tớiTây Âu thông qua hệ thống cáp sẵn có của TIC tại Singapore. Dung lượng ban đầu của tuyến cáp quang biển này là 320 Gbps và sẽ nâng cấp lên 5,6 Tbps.
+ Chú trọng hợp tác đầu tư xây dựng, trao đổi hạ tầng viễn thông với các đối tác khác để tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian đầu tư. Trong năm 2006 hoàn thành kết nối ít nhất 2 cổng quốc tế bằng cáp quang tại Móng Cái, Lạng Sơn đi Trung Quốc, tốc độ từ 2,5 Gbit/s (STM 16 ) trở lên. Kế hoạch năm 2007 – 2010 hoàn thành kết nối 5 cổng quốc tế gồm 3 cổng đi Trung Quốc là Móng Cái, Lạng Sơn và Lào Cai, 1 cổng đi Lào, 1 cổng đi Campuchia.
+ Trên cơ sở hệ thống cáp quang liên tỉnh và các mạng cáp nội hạt hiện có, tiến hành quy hoạch và xây dựng đường trục liên tỉnh tại khu vực Miền Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung – Cao Nguyên và khu miền Đông – Tây Nam Bộ theo cấu trúc mạch vòng RING có tốc độ từ 622 Mbit/s (STM – 4) trở lên.
- Đối với mạng cáp quang nội hạt:
+ Để triển khai cung cấp tất cả các loại hình dịch vụ viễn thông công cộng, đặc biệt là dịch vụ điện thoại WLL CDMA, mạng cáp quang nội hạt cần phải được nhanh chóng xây dựng kết hợp với việc trao đổi hạ tầng với các đối tác (VNPT,Viettel, FPT, VCTV, SCTV...). Sử dụng cáp quang ADSS, cáp quang số 8..., nghiên cứu ứng dụng cáp quang kết hợp dây pha OPPC ( Optical Power Phase Conductor ) để xây dựng mạng cáp quang nội hạt.
+ Trong quý IV năm 2006 hoàn thành quy hoạch mạng nội thị, nội tỉnh của từng tỉnh, thành phố. Phát triển nhanh mạng nội tỉnh đến các khu công nghiệp, khu đô thị mới đang và sẽ xây dựng nhằm chiếm lĩnh thị trường viễn thông tại các khu vực này. Xây dựng trước một số tuyến cáp quang để cung cấp kênh truyền cho các BTS và thiết lập mạng liên tỉnh, đảm bảo an toàn tin cậy cho hệ thống viễn thông công cộng.
- Đối với mạng truyền dẫn vi ba hoặc PLC:
Tại các khu vực miền núi, nông thôn việc kéo cáp quang đòi hỏi thời gian dài và vốn đầu tư lớn, nhu cầu kênh luồng truyền dẫn còn thấp vì áp dụng vi ba hoặc PLC phù hợp với điều kiện thực tế.