Định hướng phát triển dịch vụ:

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 101 - 104)

- Thuê bao Internet.

3.2.3. Định hướng phát triển dịch vụ:

- Các dịch vụ viễn thông điện lực:

Củng cố và nâng cao chất lượng mạng thông tin nội bộ ngành điện. Nâng cao chất lượng các kênh thông tin chuyên dùng phục vụ chiến lược hiện đại hoá và tự động hoá của ngành như kênh truyền số liệu tốc độ cao, kết nối mạng máy tính diện rộng WAN, kênh SCADA, Teleprotecion, tự động đo đếm công tơ từ xa, các đường truyền phục vụ thị trường điện đáp ứng nhu cầu điều hành sản xuất, truyền tải, kinh doanh điện năng.

- Các dịch vụ viễn thông công cộng:

+ Dịch vụ điện thoại cố định: Ưu tiên phát triển điện thoại cố định không dây ở những vùng nông thôn , miền núi chưa có hệ thống điện thoại cố định

có dây của các nhà khai thác khác. Thực hiện theo phương thức tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do Bộ Bưu chính Viễn thông tổ chức. Triển khai cung cấp điện thoại cố định có dây có trọng điểm tại các Trung tâm thương mại, các khu đô thị mới... đồng bộ với việc cấp điện cho khu vực này.

+ Dịch vụ điện thoại WLL CDMA 2000 1x: Là công nghệ ngành điện đang ưu tiên triển khai nhanh trên phạm vi toàn quốc để cung cấp đồng thời dịch vụ điện thoại cố định không dây, di động hạn chế và di động toàn quốc. Các dịch vụ cung cấp trên mạng di động sẽ là dịch vụ thoại, truyền dữ liệu tốc độ cao và các dịch vụ gia tăng hướng tới mạng thế hệ thứ ba (3G).

Đến cuối năm 2007 thực hiện phủ sóng tại tất cả thành phố và thị xã trên phạm vi toàn quốc, phủ sóng các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, trung Bộ, Nam Bộ và ven biển với quy mô 6 tổng đài MSC/BSC và 2200 trạm thu phát sóng BTS, năng lực mạng đạt 2.000.000 thuê bao, sẵn sàng triển khai kinh doanh dịch vụ điện thoại cố định không dây và di động hạn chế, thử nghiệm thông tin di động cho nội bộ ngành. Năm 2008 nâng cấp và mở rộng mạng WLL CDMA hiện có nhằm đảm bảo phủ sóng trên toàn quốc, dự kiến khoảng 8 MSC/BSC, 3000 BTS và năng lực mạng đạt 4.000.000 thuê bao, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật để cung cấp dịch vụ điện thoại di động toàn quốc.Từ năm 2007 – 2010 nâng cao chất lượng và mở rộng mạng, tăng số lượng BTS lên khoảng 4.000 BTS, sử dụng đầy đủ sóng mang (Carrier), đảm bảo năng lực dung lượng mạng đạt khoảng 5.500.000 thuê bao.

+ Dịch vụ điện thoại IP đường dài trong nước và quốc tế (VoIP 179 ): Năm 2007 sẽ cung cấp dịch vụ VoIP 179 tại 64 tỉnh, thành phố ưu tiên sử dụng đường truyền của mạng ngành điện thay thế cho các kênh truyền dẫn của Bưu điện. Tại mỗi tỉnh xây dựng 1 điểm kết nối (POP). Các điểm kết nối này sẽ là hạ tầng chung để cung cấp các dịch vụ VoIP, Internet, điện thoại WLL CDMA, điện thoại quay trực tiếp quốc tế IDD tại từng tỉnh. Tới năm

2010 EVN/VP Telecom sẽ có mạng đường trục IP đủ mạnh, cung cấp đầy đủ dung lượng kết nối, hướng kết nối.

+ Dịch vụ Internet: Hoàn thiện mạng lõi gồm 03 điểm là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) trong nước và quốc tế cho các nhà cung cấp dịch vụ ISP, OSP. Cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng (xDSL, PCL, WiMAX, Wi – Fi ...), các tuyến trục Gigabit Ethernet trong thành phố kết nối các nhà cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP), các cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (On line Service Provider OSP), các khách hàng Internet băng rộng, cung cấp dịch vụ Dail – up qua mạng điện thoại WLL – CDMA. Phát triển dịch vụ truy cập Internet đồng thời với việc triển khai cung cấp điện thoại cố định và mạng WLL – CDMA . Cuối quý IV/2006 hoàn thiện lắp đặt mạng lõi và 14 nút truy cập, triển khai cung cấp dịch vụ cuối quý I/2007. Năm 2007 – 2008 mở rộng các điểm truy cập Internet tại các tỉnh thành trong cả nước. Kế hoạch đến cuối 2008 đạt khoảng 100.000 thuê bao, đến 2010 đạt 500.000 thuê bao. Trong đó 50% là thuê bao băng rộng.

+ Dịch vụ cho thuê kênh luồng trong nước và quốc tế : Đa dạng hoá các loại hình thuê kênh, cung cấp các đường truyền leased – Line quốc tế, các ngành Giáo dục đào tạo, Tài Chính, Ngân Hàng, Hàng không, các cơ quan hành chính, các khu công nghiệp, các tập đoàn kinh tế...

3.2.4. Định hướng phát triển thị trường:

- Chú trọng khai thác thị trường ngành Điện, cung cấp các dịch vụ viễn thông điện lực và viễn thông công cộng cho tất cả mọi cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cơ quan, cá nhân của ngành Điện tham gia kinh doanh, sử dụng các dịch vụ viễn thông cơ bản và các dịch vụ giá trị gia tăng khác của mạng viễn thông điện lực.

- Ưu tiên phát triển các dịch vụ mang lợi nhuận cao như viễn thông quốc tế, điện thoại WLL – CDMA (Cố định không dây, di động hạn chế, di động

toàn quốc), Internet và đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng tại các thành phố lớn, tại khu vực đồng bằng Sông Hồn, đồng bằng Sông Cửu Long, các tuyến hành lang kinh tế : công nghiệp – du lịch – thương mại, nơi có mật độ dân số và thu nhập cao.

- Xem xét mở rộng thị trường ra nước ngoài : Thực hiện Roaming mạng CDMA – 450 của ba nước Đông dương (Việt Nam, Lào, Campuchia).

3.2.5. Định hướng về nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực là một trong các yếu tố cơ bản quyết định thực hiện thành công các mục tiêu phát triển, kinh doanh viễn thông trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ ngành Điện. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với đội ngũ chuyên gia quản lý kỹ thuật kinh tế giỏi, thu hút các chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông, các sinh viên tốt nghiệp ưu tú, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

- Đào tạo và tái đào tạo đội ngũ hiện có của ngành đặc biệt là đào tạo các kỹ sư vận hành mạng lưới điện thêm chuyên ngành viễn thông, nhận mới các kỹ sư chuyên ngành viễn thông có kết quả học tập giỏi, tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài nước.

- Tăng cường kết hợp với các trung tâm đào tạo chuyên ngành viễn thông, luôn luôn cập nhật công nghệ mới, phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo cán bộ làm công tác viễn thông, tin học.

- Thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ quản lý cho các bộ quản lý từ cấp cơ sở trở lên.

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)