- Chỉ tiêu tỷ trọng thị phần hàng năm (Thn):
2. Kết cấu lao động
3.1.1.2. Tình hình thị trường viễn thông Quốc tế.
Ngành công nghiệp viễn thông đang tận hưởng một thời kỳ bùng nổ chưa từng có nhờ mở cửa những thị trường mới cả về mặt địa lý và việc mở rộng sản phẩm, dịch vụ. Từ năm 1990 đến 2004, ngành viễn thông đã tăng trưởng với tốc độ gấp đôi sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Ở tầm kinh tế vĩ mô, sự đóng góp của các dịch vụ viễn thông vào nền kinh tế nói chung đã tăng nhanh từ 1,8% năm 1990 lên 3,3% GDP toàn cầu năm 2004. Trong thời kỳ này, ĐTDĐ đã trở thành một công cụ sản xuất, giải trí, liên lạc không thể thiếu và công nghệ số đã thẩm thấu vào mọi mặt của cuộc sống một cách lặng lẽ.
Kỳ vọng vào sự phát triển của kết nối Internet băng rộng và dịch vụ di động 3G là rất cao và đây được coi là hai lĩnh vực “hot” nhất trong ngành ICT hiện nay. Theo ITU, tốc độ trung bình của Internet băng rộng trên thế giới trước đây là khoảng 256 Kbit/s, nhưng chỉ sau chưa đầy 2 năm, tốc độ này đã tăng tới hơn 1,4 Mbit/s. Tính đến cuối năm 2006, khoảng 29 quốc gia sẽ có tốc độ Internet băng rộng lên đến hơn 3 Mbit/s.
Sự cạnh tranh về cơ sở hạ tầng, giá cả, chính sách thông thoáng và nhu cầu ngày một lớn về dịch vụ nội dung trực tuyến như truyền hình Internet (IPTV), video theo yêu cầu (VoD)... đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của băng thông rộng tại những nước này.
Chuyên gia nghiên cứu viễn thông OVUM (Anh) cho rằng "Khi kết nối broadband bão hòa ở các quốc gia phát triển thì một số khu vực khác trên toàn
cầu vẫn tiếp tục có được sự tăng tốc mạnh mẽ". Nhiều nhà cung cấp dịch vụ ở Hy Lạp, Ireland, Nga... đã đưa ra các gói cước giá rẻ, phù hợp với người có thu nhập thấp và trung bình, nhờ đó thu hút ngày càng nhiều người sử dụng hơn.
Biểu đồ:10 quốc gia có tốc độ phát triển băng thông rộng cao nhất
10 quốc gia có tốc độ phát triển băng thông rộng cao nhất (dự kiến duy trì đến năm 2011): Hy Lạp, Philiipines, Indonesia, Ấn Độ, Ukraine, Ireland, Thái Lan, Việt Nam, 2011): Hy Lạp, Philiipines, Indonesia, Ấn Độ, Ukraine, Ireland, Thái Lan, Việt Nam, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nguồn: The Inquirer.
Các nhà khai thác mạng chỉ mới bắt đầu thu hoạch từ những vụ đầu tư khổng lồ cho 3G cách đây vài năm. 3G đã mở ra một thị trường nội dung di động rộng lớn – tải nhạc chuông, hình nền, game. ĐTDĐ có vòng đời ngày càng ngắn sẽ nhanh chóng trở thành hàng hoá đến mức chính nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng đem lại nhiều cơ hội lợi nhuận hơn. Rào cản xâm nhập thị trường đã bị xoá bỏ gần như hàng ngày bởi những nhà cung cấp nội dung sáng tạo đang tìm kiếm những ứng dụng mới nhất để cung cấp cho thị trường. Châu á, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và ấn Độ đang đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai và vận may của ngành công nghiệp viễn thông. Không chỉ những khu vực khác đang nhìn về châu á để học hỏi mà các công ty công nghệ châu á cũng bắt đầu tìm vị trí cho
mình trên sân chơi toàn cầu, kết hợp với sức mạnh của dịch vụ nội dung hấp dẫn, mô hình định giá cước sáng tạo và những công nghệ mới.
Vì vị trí địa lý và điều kiện kinh tế rất khác biệt, nên thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, châu á và châu Phi tạo ra những cơ hội và thách thức riêng.
Các nền kinh tế công nghiệp hoá OECD hiện tạo ra tổng cộng 80% doanh thu viễn thông toàn cầu. Doanh thu từ ngành viễn thông hiện chiếm 3% GDP, tăng hơn 50% so với năm 1990.
Trong khi đó, các quốc gia châu Phi gần đây đã vượt tốc độ tăng trưởng của các nước OECD với 3,2% GDP là do dịch vụ viễn thông đóng góp từ 2000-2004.
Tuy nhiên, hai nền kinh tế châu á song sinh Trung Quốc và ấn Độ vẫn là động lực tăng trưởng trong tương lai của ngành công nghiệp viễn thông. Trung Quốc dẫn đầu với 400 triệu thuê bao di động. Viễn thông đóng góp chưa đến 1% cho GDP Trung Quốc năm 1990 nay đã chiếm 4%.
Tầng lớp trung lưu đang phát triển, dân số trẻ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng dân số và thị trường nông thôn chưa khai thác của ấn Độ đã khiến nước này trở thành 1 trong những triển vọng lớn nhất cho các công ty ICT hiện nay. Từ khi chính phủ ấn Độ tự do hoá thị trường viễn thông, sự tăng trưởng của ngành này rất ngoạn mục. Từ chỗ chỉ có 3,5 triệu thuê bao di động năm 1990 nay ấn Độ có hơn 105 triệu người sử dụng di động. Singapore và Hongkong (Trung Quốc) lại có thị trường tương đối chín muồi với mật độ thị trường đạt hơn 95%.
Ngày 23/1 tập đoàn Dopod International (Singapore), nhà cung cấp điện thoại PDA và Smart phone hàng đầu chính thức đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối là Công ty TNHH Viễn thông An Bình (ABTEL). Tập đoàn Dopod International là công ty dẫn đầu trong ngành viễn thông di dộng bằng việc kết hợp viễn thông với công nghệ thông tin. Được thành lập vào năm 2002, tâp đoàn Dopod International đã xác lập vị trí là một
công ty viễn thông hàng đầu khu vực châu Á. Những sản phẩm của Dopod International đặc biệt phù hợp với những người có phong cách sống hiện đại nhất. Trước khi có mặt tại Việt Nam, Dopod International đã thành công tại Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippinnes, Australia và Ấn Độ.
Ngày 20/9/2007, DoCoMo, nhà điều hành điện thoại di động hàng đầu của Nhật Bản đã mở một văn phòng đại diện tại Hà Nội. Đây là văn phòng thứ 4 của công ty ở nước ngoài, sau Bắc Kinh, Thượng Hải và Singapore. Đại diện của DoCoMo cho biết, việc lập cơ sở mới tại Hà Nội sẽ tăng khả năng thu thập thông tin, thăm dò tiềm năng khai thác thương nghiệp và tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp tại thị trường đang bành trướng của Việt Nam. Nhật Bản là đất nước đi đầu trong lĩnh vực viễn thông, với tỷ lệ mạng di động 3G đang chiếm tới 64% trên toàn mạng và triển khai mạng Internet băng rộng trên phạm vi toàn quốc.