Xu hướng phát triển công nghệ.

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 84 - 86)

- Chỉ tiêu tỷ trọng thị phần hàng năm (Thn):

3.1.2.1Xu hướng phát triển công nghệ.

2. Kết cấu lao động

3.1.2.1Xu hướng phát triển công nghệ.

Nhìn chung xu hướng phát triển công nghệ của Việt nam là sẽ theo những xu hướng phát triển công nghệ tiên tiến trên thế giới như công nghệ chuyển mạch kênh chuyển sang công nghệ chuyển mạch gói (IP), từ mạng truyền thống tốc độ thấp lên mạng truyền dẫn tốc độ cao, tích hợp nhiều côn nghệ tiên tiến như mạng Thế hệ mới (NGN), công nghệ truyền dẫn chuyển sang quang hoá sử dụng công nghệ ghép kênh theo bước sóng mật độ cao (DWDM), công nghệ truy nhập băng hẹp chuyển sang băng rộng và không dây, công nghệ di động chuyển lên thế hệ 3 và 4 và xu hướng hội tụ viễn thông với truyền thông đa phương tiện.

- Công nghệ chuyển mạch: Chuyển đổi từ công nghệ TDM sang IP.

- Công nghệ truyền dẫn: Thông tin quang tốc độ cao với công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM và ghép kênh phân chia theo bước sóng mật độ cao DWDM sẽ được áp dụng rộng rãi trên các tuyến truyền dẫn liên tỉnh và quốc tế.

- Công nghệ Mạng truy nhập: Công nghệ truy nhập băng rộng xDSL,

truy nhập quang Gigabit Ethernet, và công nghệ truy nhập không dây băng rộng (Wi-Fi và WiMax hay Hot Spot) sẽ phát triển mạnh.

- Hội tụ công nghệ viễn thông, phát thanh truyền hình và Internet: Các

hệ thống truyền hình cáp số sẽ được huy động tối đa cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng. Các công nghệ mới sẽ cho phép cung cấp có hiệu quả các dịch vụ phát thanh, truyền hình và đa phương tiện qua mạng viễn thông và Internet.

Tóm lại, các dịch vụ chạy trên nền IP sẽ là xu thế phát triển. Các dịch vụ dần có xu thế tích hợp trên cùng một đường truyền dẫn ví du như trên cùng một đường cáp đồng, khách hàng có thể vừa dùng điện tiêu dùng, vừa dùng điện thoại, trên cùng một đường cáp quang, khách hàng có thể vừa sử dụng được dịch vụ Internet, truyền hình cáp (truyền hình theo yêu cầu) vừa sử dụng dịch vụ điện thoại, fax và truyền số liệu. Như vậy, các công ty viễn thông và truyền hình sẽ có xu thế phải hợp tác với nhau để cùng khai thác dịch vụ. Nắm bắt được xu thế này, chiến lược dài hạn của chúng ta cũng cần phải định hướng đến được mục tiêu chiếm lĩnh và duy trì các dịch vụ trên nền IP. Tuy nhiên trước mắt, chiến lược ngắn hạn của VNPT còn phải tính đến nhiều yếu tố như tình hình thị trường, xu hướng phát triển công nghệ, đặc biệt là các chính sách pháp luật hiện đang chi phối hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.2.2. Xu hướng biến đổi nhu cầu thị trường.

- Các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định, điện thoại di động,

truyền số liệu, truy cập Internet vẫn tiếp tục có nhu cầu ngày càng tăng. Đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng hàng năm giảm đều nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở

mức cao: điện thoại cố định: 15%, điện thoại di động 24%, thuê bao Internet 44%.

- Các dịch vụ giá trị gia tăng: Truy nhập mạng qua các thiết bị di động

cá nhân tích hợp đa dịch vụ sẽ trở nên phổ biến.

- Các dịch vụ mới: Nhu cầu các dịch vụ băng rộng như thiết lập mạng

gia đình (home network), trao đổi tệp dữ liệu, trao đổi và lập album ảnh số, truyền hình tương tác...sẽ tăng nhanh.

- Dự báo tốc độ tăng trưởng: Trong giai đoan từ nay đến năm 2010,

Viễn thông và Internet có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

3.1.2.3. Môi trường cạnh tranh.

Đến cuối năm 2007 thì môi trường cạnh tranh chủ yếu vẫn diễn ra giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước như Viettel, SPT, VP Telecom, Hanoi Telecom, Vishipel. Bên cạnh đó thì sẽ có hàng trục ISP có thể cung cấp các dịch vụ Internet, trong đó lưu lượng điện thoại Internet sẽ phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này thường là những cá nhân, doanh nghiệp nhỏ nên cũng ảnh hưởng không lớn tới thị phần chung của cả nước.

Sau năm 2007, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ rất sôi động do chính sách mở cửa viễn thông của Việt Nam theo các cam kết của Chính phủ đối với các tổ chức Quốc tế như WTO, AFTA, ASEAN ... Khả năng các tập đoàn lớn trên thế giới như MCI, KDDI, Singtel, PCCW, Chunghwa Telecom, ... sẽ dần thâm nhập và khai thác thị trường viễn thông Việt Nam. Trong giai đoạn này, VNPT phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có một ưu thế cạnh tranh rất lớn ở các điểm như vốn, công nghệ, trình độ quản lý, khả năng thu hút nhân tài, chế độ ưu đãi đối với các cán bộ có năng lực, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và có một mạng lưới rộng khắp trên thế giới.

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 84 - 86)