Tổng quan tình hình phát triển của thị trường viễn thông trong

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 73 - 77)

- Chỉ tiêu tỷ trọng thị phần hàng năm (Thn):

2. Kết cấu lao động

3.1.1. Tổng quan tình hình phát triển của thị trường viễn thông trong

nước & quốc tế.

3.1.1.1. Tình hình thị trường viễn thông trong nước.

Viễn thông giữ một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội hiện đại. Gần hai chục năm qua, có đường lối đổi mới, viễn thông Việt Nam từ chỗ có nhiều khó khăn, rất nghèo nàn và lạc hậu, đã phát triển và hiện đại hoá nhanh chóng, về mọi mặt đạt mức trung bình khá trong khu vực, đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước. Đặc biệt viễn thông Việt Nam đã đi đầu trong công cuộc đổi mới, mở cửa làm ăn với nước ngoài, thực hiện việc cổ phần hoá, xoá dần độc quyền khuyến khích cạnh tranh, thúc đẩy phát triển đa dạng hoá.

Hiệp hội Viễn thông Quốc tế cho rằng, việt nam là một trong những nước đang phát triển có cơ sở hạ tầng viễn thông tăng trưởng nhanh nhấtcũng như có thị trường viễn thông phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, nếu xét trong khu vực thì ngành viễn thông Việt nam đang dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á và là khu vực phát triển nhanh thứ hai trên thị trường viễn thông ASEAN. Hiện tại Việt nam có cơ sở hạ tầng viễn thông rất hiện đại với đường trục truyền dẫn dung lượng cao, mạng VoIP phủ rộng toàn quốc, một hạ tầng IP tối tân cũng như các ứng dụng mới nhất dựa trên kiến trúc mạng NGN. Có thể dễ dàng nhận thấy một tiềm năng rất lớn trong việc phát triển viễn thông tại Việt Nam trong những năm tới, tỷ lệ thâm nhập cao và mật độ sử dụng điện thoại đạt mục tiêu đề ra cho năm 2006 là 12 máy điện thoại/100 dân, trong đó:

Điện thoại cố đinh đạt 6,5 máy/100 dân. Điện thoại di động đạt 5,5 máy trên 100/dân.

Hầu hết các dịch vụ điện thoại bao gồm các dịch vụ mới như GPRS, VPN, Wi-Fi internet... đều đã được cung cấp & phát triển nhanh chóng.Gía cước viễn thông giảm rõ rệt trong 5 năm qua, và mức cước của nhiều dịch vụ viễn thông, đặc biệt là các dịch vụ có liên quan tới Internet, đã thấp hơn mức trung bình của các nước ASEAN. Thuê bao Internet đến cuối năm 2006 đạt khoảng15 triệu thuê bao trong đó có trên 200 nghìn thuê bao băng rộng. Dịch vụ truy cập băng rộng chủ yếu dựa trên công nghệ ADSL. Dự báo năm 2007 thuê bao băng rộng khoảng trên 350 nghìn thuê bao. Dịch vụ đường dài trong nước và quốc tế giá rẻ sử dụng công nghệ VoIP phát triển rất nhanh, giảm chi phí sử dụng cho đông đảo khách hàng. Đến nay đã có 6 doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng trong đó 5 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại cố định: VNPT, Viettel, SPT, Hà nội Telecom, EVNTelecom; 6 doanh nghiệp cung cấp di động: Vinaphone, MobiFone, Viettel, SPT, EVNTelecom, Hà nội Telecom, Vishipel; thiết lập mạng viễn thông quốc tế có 3 doanh nghiệp (VNPT, EVNTelecom, Viettel).

Tính đến thời điểm hiện nay VNPT vẫn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet chủ yếu, chiếm 76% thị phần, trong đó Vinaphone vấn đứng ở vị trí thứ nhất với 40%, đứng thứ hai là MobiFone với 36% thị phần, thứ 3 là Viettel với 17% thị phần, thứ 4 là S-Fone 4% và cuối cùng là EVNTelecom với 3% thị phần.

*- Năng lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hiện nay:

- Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam – VNPT.

Là doanh nghiệp nhà nước và là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt nam hiện nay. Trải qua thời gian dài phát triển trong thế độc quyền, VNPT đã có một cơ sở hạ tầng mạnh và khá hoàn thiện, có vị trí chủ đạo và toàn diện trong lĩnh vực viễn thông Việt nam. Tuy nhiên đến nay hệ thống

truyền dẫn của VNPT chưa được quang hoá hoàn toàn, rất nhiều khu vực còn sử dụng thông tin Viba làm đường trục nên gặp hạn chế về chất lượng 7 dung lượng.

Kế hoạch phát triển mạng quốc tế của VNPT chủ yếu là vệ tinh và cáp quang biển nên cần vốn đầu tưrất lớn.

Hệ thống thông tin di động sử dụng công nghệ GSM đã phủ sóng toàn quốc nhưng đến nay gặp nhiều hạn chế về chất lượng cũng như khả năng triển khai dịch vụ gia tăng (truyền hình ảnh, số liệu tốc độ cao...)

Công nghệ truy nhập băng rộng chủ yếu sử dụng công nghệ ADSL dựa trên hệ thống cáp đồng sẵn có rộng khắp cả nước.

- Tổng công ty Viễn thông Quân đội – Viettel.

Với 6 giấy phép cung cấp các loại hình dịch vụ, Viettel là nhà cung cấp dịch vụ có nhiều lợi thế trong việc triển khai xây dựng mạng, bước đầu đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ VoIP 178 và đang triển khai cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định, di động (sử dụng công nghệ GSM) trên phạm vi toàn quốc. Viettel cũng đã cung cấp kênh kết nối quốc tế bằng vệ tinh và cáp quang đất liền.

Hiện nay, Viettel đang đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơsở hạ tầng hệ thống truyền dẫn, thiết lập các mạch vòng RING bằng cáp quang đường bộ, đường sắt và cáp quang điện lực.

Mạng điện thoại di động của Viettel, sử dụng công nghệ GSM, hiện tại chất lượng chưa ổn định do vùng phủ còn hẹp. Trước mắt mạng di động triển khai có công nghệ tương thích với hai mạng di động hiện có của VNPT nên khách hàng có nhiều sự chọn lựa với thiết bị đầu cuối nhưng trong tương lai sẽ khó khăn và tốn kém trong việc nâng cấp lên công nghệ 3G.

Với chiến lược triển khai nhanh và có ưu thế về nguồn nhân lực, Viettel là đối thủ mạnh của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông mới.

Đây là một trong các nhà cung cấp dịch vụ không có hạ tầng truyền dẫn. SPT triển khai cung cấp các dịch vụ trên cơ sở thuê kênh truyền của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác (VNPT, EVNTelecom, Viettel). Với 4 giấy phép cung cấp dịch vụ trừ dịch vụ cho thuê kênh và kết nối cổng quốc tế, SPT đã triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại khu vực đô thị Nam TP Hồ Chí Minh, dịch vụ điện thoại VoIP 177 tại một số tỉnh và đang triển khai cung cấp dịch vụ thông tin di động sử dụng công nghệ CDMA (liên doanh với Hàn Quốc). Hiện nay SPT đang gặp khó khăn về vốn để mở rộng và phát triển mạng di động.

Do không có hạ tầng truyền dẫn nên việc triển khai cung cấp dịch vụ của SPT không chủ động và gặp nhiều khó khăn.

- Công ty Thông tin Điện tử Hàng Hải - Vishipel.

Vishipel có hai giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (VoIP và ISP). Vishipel chủ yếu phát triển dịch vụ thông tin hải đảo tàu-bờ, đảm bảo thông tin cho các hoạt động trên biển, cho dầu khí, thuỷ hải sản, phục vụ cứu hộ cứu nạn và an ninh bờ biển. Hiện nay Vishipel đang xây dựng hệ thống các đài thông tin duyên hải (TTDH) khu vực miền Bắc và miền Nam và đã triển khai cung cấp dịch vụ VoIP 175 trong nước và quốc tế trên cơ sở thuê kênh truyền dẫn của các nhà khai thác khác.

- Công ty Cổ phần Viễn thông Hà nội – Hanoi Telecom.

Với 4 giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (trừ dịch vụ cho thuê kênh và kết nối cổng quốc tế), Hanoi Telecom đã triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6/2003 và triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại VoIP 172 từ tháng 10/2004.

Hiện nay Hanoi Telecom liên doanh với công ty Hutchison (Hồng Kông) để triển khai mạng điện thoại di động CDMA (3G) trên phạm vi toàn quốc với số vốn trên 600 triệu đô la Mỹ. Hanoi Telecom đã thực hiện cung cấp dịch vụ

vào cuối năm 2005 với mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực di động.

Với tiềm năng và thế mạnh về tài chính kể trên, Hanoi Telecom là một thách thức đối với các nhà cung cấp dịch vụ di động, đặc biệt là với EVNTelecom & SPT hiện cũng đang triển khai mạng di động sử dụng công nghệ CDMA.

Một phần của tài liệu Đánh giá vị thế cạnh tranh, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thông tin viễn thông điện lực (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)