Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã nói chung ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay là một trong những yêu cầu khách quan và cấp thiết, là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần làm hình thành ở họ ý thức tôn trọng pháp luật, biết tuân thủ, chấp hành, sử dụng và áp dụng pháp luật một cách chủ động, tích cực và đúng đắn nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để có thể đƣa ra một định nghĩa giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã cần đề cập đến các khía cạnh sau:
Thứ nhất, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là một dạng hoạt
tƣợng giáo dục dƣới các hình thức chủ yếu là đào tạo pháp luật, tập huấn chuyên đề pháp luật và bồi dƣỡng kiến thức pháp luật.
Đào tạo pháp luật là hình thức giáo dục pháp luật dài hạn, do các cơ sở
giáo dục pháp luật (Trƣờng Đại học Luật, Khoa Luật) thực hiện, hƣớng tới cung cấp, trang bị cho đối tƣợng ngƣời học hệ thống tri thức, hiểu biết pháp luật về lý luận nhà nƣớc và pháp luật, luật Hiến pháp và các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật quốc gia, luật quốc tế, các kỹ năng thực hành, vận dụng pháp luật trong thực tiễn và các kiến thức khoa học bổ trợ khác. Các loại hình đào tạo pháp luật chủ yếu là hệ chính quy tập trung (4 năm), hệ vừa làm vừa học (4,5 năm - 5 năm), hệ đào tạo từ xa (5 năm). Kết quả của đào tạo pháp luật là ngƣời học nhận bằng cử nhân luật - nền tảng để có thể học lên bậc cao hơn (thạc sĩ luật, tiến sĩ luật). Những ngƣời có bằng cử nhân luật có thể trở thành cán bộ, công chức chuyên ngành luật, làm việc trong các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc.
Tập huấn chuyên đề pháp luật là hình thức giáo dục pháp luật ngắn hạn, do các chủ thể giáo dục pháp luật khác nhau (Trƣờng Đại học Luật, Khoa Luật, Sở Tƣ pháp, Hội Luật gia...) thực hiện, hƣớng tới cung cấp cho công chức cấp xã những kiến thức pháp luật về những văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật dƣới luật mới đƣợc ban hành, sửa đổi, bổ sung, liên quan trực tiếp đến lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ hành chính - công vụ mà họ đang đảm nhiệm. Thời gian tập huấn thƣờng từ 3 - 7 ngày tùy theo nội dung chuyên đề.
Bồi dƣỡng kiến thức pháp luật là hình thức giáo dục pháp luật ngắn hạn, do các chủ thể giáo dục pháp luật thực hiện, hƣớng tới bổ sung, cung cấp lại, trang bị mới, cập nhật cho công chức cấp xã những kiến thức, hiểu biết pháp luật cụ thể, thiết thực đối với công tác chuyên môn của họ. Thời gian bồi dƣỡng có thể là 15 ngày, 1 tháng hoặc nhiều hơn tùy thuộc vào số lƣợng
chuyên đề cần bồi dƣỡng.
Ngoài ra, còn có các hoạt động khác, nhƣ tuyên truyền, phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc; tổ chức các hội nghị chuyên đề, các hội thảo khoa học về các vấn đề pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong công chức cấp xã; phổ biến, tuyên truyền pháp luật qua các loại sách, báo, tạp chí...
Thứ hai, hoạt động giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là hoạt
động có định hƣớng, có mục đích, chỉ bao hàm những tác động mang tính chất tự giác, tích cực của chủ thể giáo dục pháp luật lên đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật là công chức cấp xã với các nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Tính có định hƣớng, có mục đích trong hoạt động của chủ thể giáo dục pháp luật mang tính khách quan, phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động hành chính - công vụ về kiến thức, hiểu biết pháp luật của công chức cấp xã, đƣợc các chủ thể giáo dục pháp luật chuyển tải và biến nó thành nhu cầu, động cơ bên trong của đối tƣợng tiếp nhận là công chức cấp xã. Quá trình giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã chỉ thực sự đạt đƣợc mục đích và hiệu quả khi họ thực sự tự giác, chủ động biến những yêu cầu pháp luật khách quan thành nhu cầu nội tại của bản thân mỗi ngƣời.
Thứ ba, quá trình giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã luôn luôn là
hoạt động có tổ chức, có kế hoạch, tuân theo nội dung và chƣơng trình giáo dục pháp luật cụ thể, đƣợc xây dựng dành riêng cho đối tƣợng này, dựa trên các phƣơng pháp giáo dục khoa học, hiện đại và các hình thức giáo dục phù hợp với cán bộ này nhằm hiện thực hóa tối ƣu mục đích giáo dục pháp luật cho họ. Khía cạnh này của khái niệm giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có một số vấn đề cần lƣu ý: Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có những điểm chung của quá trình giáo dục pháp luật cho các đối tƣợng xã hội khác, nhƣ cũng có nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức..., nhƣng
chúng phải đƣợc đặt trong sự phù hợp, tƣơng thích với yêu cầu về kiến thức, hiểu biết pháp luật và đòi hỏi về nghiệp vụ hành chính - công vụ của công chức cấp xã và phải phù hợp với các đặc điểm hoạt động chuyên môn của cán bộ này. Điều đó đòi hỏi phải tìm ra cách tiếp cận hoạt động giáo dục pháp luật phù hợp với công chức cấp xã trên tất cả các phƣơng diện, từ nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp cho đến hình thức giáo dục pháp luật cho họ. Bên cạnh đó, không đƣợc đồng nhất nội dung chƣơng trình đào tạo của các trƣờng luật (đào tạo những ngƣời chuyên làm nghề luật) với nội chƣơng trình giáo dục pháp luật dành riêng cho công chức cấp xã. Ngƣợc lại, việc đào tạo những ngƣời làm việc trong các lĩnh vực chuyên về luật (cán bộ, công chức chuyên ngành luật), tuy cũng là giáo dục pháp luật, nhƣng không thể xem đó là đối tƣợng giáo dục pháp luật theo nghĩa công chức cấp xã nói chung.
Thứ tư, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã, ngoài việc cung cấp
những kiến thức, hiểu biết pháp luật cần thiết nói chung, các chủ thể giáo dục pháp luật còn phải hết sức chú trọng trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết chuyên sâu về pháp luật hành chính, các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực..., trang bị các kỹ năng về tác nghiệp hành chính - công vụ, các kỹ năng xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật. Đây là sự khác biệt cơ bản giữa giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã với giáo dục pháp luật cho đối tƣợng xã hội khác.
Thứ năm, suy cho cùng, quá trình giáo dục pháp luật cho công chức cấp
xã phải đạt đƣợc mục đích, hiệu quả đặt ra. Mục đích, hiệu quả của hoạt động giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phải đƣợc nhìn nhận, đánh giá qua việc công chức cấp xã đạt đƣợc những mục tiêu cụ thể từ quá trình này. Đó là các mục tiêu về nhận thức (sự tiếp thu, lĩnh hội, tích lũy những thông tin, tri thức, hiểu biết về pháp luật nói chung, pháp luật hành chính nói riêng); mục tiêu về thái độ, tình cảm (làm hình thành ở công chức cấp xã thái độ tôn trọng
pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật; sự phê phán, lên án các hành vi phạm pháp, phạm tội; sự công phẫn trƣớc các tội ác dã man; niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật...); mục tiêu về hành vi (kỹ năng vận dụng tri thức, hiểu biết pháp luật để giải quyết công việc chuyên môn thuộc lĩnh vực hành chính - công vụ, hành vi pháp luật tích cực, lối sống theo pháp luật trong công chức cấp xã).
Từ sự phân tích các khía cạnh nêu trên, có thể định nghĩa: Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là hoạt động có định hướng, có tổ chức, thông qua các phương pháp đặc thù và bằng các hình thức chủ yếu là đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng pháp luật, hướng tới cung cấp, trang bị cho công chức cấp xã những tri thức, hiểu biết về các vấn đề pháp luật nói chung, các vấn đề pháp luật cụ thể liên quan đến hoạt động hành chính - công vụ nói riêng; trang bị cho họ các kỹ năng xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật, nhằm làm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi phù hợp với các yêu cầu của hệ thống pháp luật hiện hành cũng như những đòi hỏi đặc thù của lĩnh vực hoạt động hành chính.