Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã thông qua các hình thức đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 72 - 81)

thức đào tạo, bồi dƣỡng

Thứ nhất, mô hình “Thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn cấp xã”.

Đề án này đƣợc thực hiện trên cơ sở Quyết định số 5485/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội “Về việc ban hành Đề án thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn làm việc tại xã, phƣờng, thị trấn giai đoạn 2012-2015 của Thành phố Hà Nội” [42].

Đề án này đƣợc xây dựng trên cơ sở các văn bản của Thành phố Hà Nội: Chƣơng trình số 01-CTr/TU ngày 18/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy đảng và chất lƣợng đảng viên; năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; chất lƣợng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp giai đoạn 2011-2015; Chƣơng trình số 08-CTr/TU ngày 18/10/2011 của Thành ủy Hà Nội về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm và chất lƣợng phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011-2015.

Nội dung cơ bản và trọng tâm của Đề án:

1. Mục tiêu: Thí điểm đào tạo 1000 công chức nguồn chất lƣợng cao để

bổ sung công chức trẻ, đƣợc đào tạo cơ bản cho công chức cấp xã và thay thế cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hƣu tại các cơ quan hành chính các cấp các ngành thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2015.

2. Yêu cầu: Học viên tham dự khóa đào tạo phải đảm bảo đúng cơ cấu

tiêu chuẩn quy định, thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch.

Sau đào tạo học viên có khả năng đáp ứng và thích nghi với yêu cầu công việc ở cơ sở.

3. Chỉ tiêu đào tạo:

a) Số lƣợng: 1000 công chức chuyên môn (trung bình mỗi xã, phƣờng, thị trấn tuyển chọn 02 công chức), chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 2012 - 2013: đào tạo 500 ngƣời; + Giai đoạn 2014 - 2015: đào tạo 500 ngƣời.

b) Cơ cấu, chức danh: theo 5 chức danh công chức chuyên môn cấp xã, cụ thể:

+ Chức danh Văn phòng - Thống kê: các ngành đào tạo: Hành chính công, Luật, công nghệ thông tin, Văn thƣ lƣu trữ, Quản trị văn phòng.

+ Chức danh Tƣ pháp - Hộ tịch: các ngành đào tạo: Luật, Hành chính công. + Chức danh Địa chính - Xây dựng: các ngành đào tạo: Địa chính, Kiến trúc, Xây dựng, Kinh tế xây dựng, Quản lý đất đai.

+ Chức danh Văn hóa - Xã hội: các ngành đào tạo: Quản lý Văn hóa thông tin, Báo chí tuyên truyền, Lao động xã hội.

+ Chức danh Tài chính - Kế toán: các ngành đào tạo: Tài chính, Kế toán.

4. Đối tượng đào tạo:

Sinh viên tốt nghiệp các trƣờng đại học, học viện công lập, hệ chính quy; Ngƣời có bằng tốt nghiệp các trƣờng đại học công lập hệ chính quy, hiện đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp có nguyện vọng trở thành công chức nhà nƣớc của thành phố.

5. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với học viên:

a) Điều kiện, tiêu chuẩn chung:

trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang chịu các biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn hoặc đƣa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục bắt buộc;

- Có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy trong nƣớc loại khá trở lên hoặc tốt nghiệp đại học, sau đại học (đúng chuyên ngành đã đƣợc đào tạo ở bậc đại học) ở nƣớc ngoài loại giỏi, xuất sắc, ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn;

- Có trình độ ngoại ngữ B trở lên một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc; trình độ tin học văn phòng;

- Tuổi đời tính đến thời điểm nộp hồ sơ: không quá 27 tuổi đối với ngƣời tốt nghiệp đại học, không quá 30 tuổi đối với ngƣời có trình độ thạc sĩ, không quá 35 tuổi đối với ngƣời có trình độ tiến sĩ;

- Có đủ sức khỏe đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

- Cam kết sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo công tác ít nhất 5 năm tại xã, phƣờng, thị trấn đƣợc phân công;

b) Trƣờng hợp không có hộ khẩu thƣờng trú ở Hà Nội phải có một trong các điều kiện sau đây:

+ Bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại giỏi, đúng ngành đào tạo công chức nguồn.

+ Bằng tốt nghiệp tiến sỹ hoặc thạc sĩ đúng chuyên ngành đƣợc đào tạo ở bậc đại học công lập hệ chính quy, phù hợp với chỉ tiêu đào tạo công chức nguồn.

c) Trƣờng hợp là ngƣời dân tộc có hộ khẩu thƣờng trú tại xã miền núi của thành phố, đăng ký về làm việc tại xã phải có bằng tốt nghiệp đại học công lập hệ chính quy loại trung bình khá trở lên đúng ngành, chuyên ngành đào tạo công chức nguồn.

* Hình thức, thời gian và địa điểm đào tạo: các lớp nguồn đào tạo tập trung 18 tháng tại Trƣờng ĐTCB Lê Hồng Phong số 220 đƣờng Láng quận Đống Đa, Hà Nội.

* Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng:

- Kiến thức QLNN tiêu chuẩn ngạch chuyên viên. - Chƣơng trình Trung cấp lý luận chính trị.

- Kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ theo các chức danh chuyên môn. - Kỹ năng: giao tiếp hành chính, dân vận, tổ chức thực hiện công việc, soạn thảo văn bản, xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, đề án và kỹ năng tổ chức thực hiện.

- Kiến thức về Hà Nội:

- Kiến thức cơ bản về Hà Nội.

- Các chuyên đề: quản lý đô thị Hà Nội, Nông thôn Hà Nội, Kinh tế Văn hóa - Xã hội Hà Nội.

- Thực tập tại cơ sở 2 tháng.

7. Kinh phí thực hiện Đề án: Tổng dự toán kinh phí của Đề án là:

77.415.000.000 đồng, do ngân sách Thành phố cấp.

Tình hình thực hiện Đề án và một số đánh giá của ngƣời trong cuộc: Trao đổi với phóng viên Báo ANTĐ ngày 19/1/2016, ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết [51]: Việc thực hiện Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn nói trên đƣợc thành phố đặt kỳ vọng rất lớn, không chỉ bổ sung nguồn công chức chuyên môn chất lƣợng cao cho chính quyền cấp cơ sở mà còn tạo nguồn cho công chức cấp huyện và cấp thành phố trong tƣơng lai. Đề án này cũng sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trƣơng cải cách hành chính, tạo ra bƣớc đột phá, sự chuyển biến tích cực trong công tác tuyển dụng, sử dụng và đào tạo cán bộ công chức của thành phố.

Tính tới tháng 1/2016, thành phố đã tuyển chọn, tổ chức đào tạo đƣợc 8 lớp công chức nguồn với 724 học viên và tới đây sẽ tiếp tục tổ chức thí điểm đào tạo 276 học viên công chức nguồn nữa, nhằm tuyển dụng đủ 1.000 công chức nguồn theo mục tiêu đề án đã đặt ra. Đến tháng 1/2016, sau 235 công chức nguồn đầu tiên đƣợc tuyển dụng vào tháng 5/2015, Hà Nội tiếp tục đƣa thêm 245 công chức nguồn nữa về công tác tại UBND các xã/phƣờng/thị trấn trên địa bàn.

Các học viên sau khi tốt nghiệp khóa học và đƣợc tuyển dụng sẽ đƣợc thành phố phân công, trong đó ƣu tiên phân bổ về nhận nhiệm vụ tại các xã/ phƣờng/ thị trấn vùng sâu, vùng xa, thời gian công tác tại cơ sở ít nhất là 5 năm. Cũng trong thời gian công tác này, tùy theo năng lực và khả năng đƣợc đánh giá, có thể đƣợc xét đề cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý tại xã/ phƣờng/ thị trấn, sau đó có thể sẽ tiếp tục đƣợc cất nhắc về các cơ quan của quận, huyện và các sở ngành,

Ông Nguyễn Đình Hoa cho biết thêm: “Trong số gần 500 công chức nguồn đầu tiên đã đƣợc tuyển dụng, phân công về nhận nhiệm vụ tại các xã/ phƣờng/ thị trấn trên toàn địa bàn thành phố đến thời điểm này, theo đánh giá của các chính quyền địa phƣơng, các cán bộ công chức nguồn đều tiếp cận công việc một cách rất nhanh chóng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao. Đó là những tín hiệu rất tích cực cho thấy công tác cán bộ này của Hà Nội đã phát huy hiệu quả, nhất là trong bối cảnh số lƣợng công chức cấp xã trên địa bàn Thủ đô hiện nay vẫn còn thiếu so với định biên đƣợc giao và chất lƣợng cũng chƣa cao (số cán bộ có trình độ sơ cấp hoặc chƣa qua đào tạo còn chiếm tới 36,57%)”.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Đình Hoa, một lý do khác để tin tƣởng công chức nguồn sẽ phát huy tốt vai trò nhiệm vụ của mình và có thể trở thành nguồn cán bộ quan trọng của thành phố trong tƣơng lai, đó là

này đƣợc tuyển dụng đầu vào rất cao và chƣơng trình đào tạo rất hiện đại. Có thể thấy, xét ở góc độ là mô hình đào tạo công chức, Đề án của Thành phố Hà Nội đã đem là nhiều thành công lớn, là ví dụ điển hình trong công tác đào tạo nguồn nhân lực công chất lƣợng cao của Thành phố Hà Nội, là mô hình tham khảo, học tập quý giá cho các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.

Thứ hai, các chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác theo mục tiêu, đề án

Ở Hà Nội, giai đoạn 2011-2015, các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp xã theo mục tiêu, đề án đƣợc thực hiện theo các căn cứ sau:

- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

- Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 03/4/2012 của Bộ Nội vụ về ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015;

Ngày 10 tháng 12 năm 2012, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5704/QĐ-UBND Về việc Ban hành Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, có 07 chức danh chuyên môn của công chức cấp

xã thuộc đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, gồm: Trƣởng công an; Chỉ huy trƣởng quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trƣờng; Tài chính - kế toán; Tƣ pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội.

Theo đó, giảng viên đƣợc lựa chọn rất cẩn thận. Lựa chọn giảng viên của Trƣờng ĐTCB Lê Hồng Phong có kinh nghiệm và phƣơng pháp giảng

dạy tốt, có các chuyên ngành đang giảng dạy phù hợp với các ngành và lĩnh vực theo chức danh chuyên môn xã, mỗi chuyên ngành cử 02 giảng viên.

Các sở, ngành chuyên môn (có 7 chức danh chuyên môn ở xã) có giảng viên đã đƣợc đi tập huấn lớp giảng viên nguồn do Bộ Nội vụ tổ chức, lựa chọn giảng viên thỉnh giảng là chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, công chức lãnh đạo, quản lý đang công tác tại các sở, ban, ngành thành phố có chuyên môn đang làm phù hợp với chuyên ngành bồi dƣỡng cán bộ, công chức xã, mỗi sở, ngành chọn cử 02 công chức;

Nội dung đào tạo, bồi dƣỡng có liên quan đến pháp luật gồm: học phần về quản lý nhà nƣớc (theo các lĩnh vực) và kiến thức, kỹ năng vận dụng pháp luật trong các lĩnh vực cụ thể công tác. Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng hàng năm giai đoạn năm 2013 – 2015.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.

Hàng năm, các công chức cấp xã mới đƣợc tuyển dụng hoặc chƣa tham gia khóa đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ đều đƣợc tham gia các lớp bồi dƣỡng do Sở Tƣ pháp chủ trì phối hợp cùng với một số chủ thể khác tổ chức, nhƣ Học viện Tƣ pháp.

Ví dụ, trong lĩnh vực tƣ pháp – hộ tịch. Năm 2011, có 487 công chức cấp xã tham gia bồi dƣỡng nghiệp vụ. Năm 2012, có 211 công chức cấp xã tham gia lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ công chức tƣ pháp cơ sở. Năm 2013 có 194 công chức cấp xã tham gia lớp bồi dƣờng nghiệp vụ. Năm 2014 có 163 công chức cấp xã tham gia lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ và kết thúc có 146 học viên đƣợc cấp chứng chỉ; đến hết 2015, thành phố Hà Nội đã triển khai mở 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức cấp xã với số lƣợng là 150 ngƣời.

Đặc biệt, trong năm 2014, Sở Tƣ pháp - Sở Nội vụ - Trƣờng Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong - Học Viện Tƣ pháp đã phối hợp tổ chức thành công lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức nguồn làm việc tại UBND xã,

phƣờng, thị trân trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2013-2014. Đây là các học viên lớp Đào tạo công chức nguồn của Trƣờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội theo đề án Đào tạo thí điểm 1000 công chức nguồn cấp xã theo chƣơng trình 08-TTr/TU của Thành ủy Hà Nội. Tham gia khoá bồi dƣỡng là các sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật, cử nhân hành chính đạt loại khá, giỏi và đang tham gia khoá đào tạo nguồn cơ sở.

Chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ với thời lƣợng gần 02 tháng nằm trong chƣơng trình đào tạo 2 năm của Trƣờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội. Trƣờng Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội cử 141 học viên đến từ 5 lớp nguồn nhỏ tham gia khóa bồi dƣỡng nghiệp vụ. Kết thúc khóa học, toàn bộ 141 học viên đƣợc Hội đồng xét cấp chứng chỉ Học viện Tƣ pháp công nhận đủ điều kiện đƣợc cấp chứng chỉ bồi dƣỡng.

Theo nội dung đã đƣợc phê duyệt, chƣơng trình bồi dƣỡng gồm 20 chuyên đề đƣợc thiết kế thành 2 phần:

- Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về pháp luật điều chỉnh hoạt động công vụ tại xã, phƣờng, thị trấn. Phần này gồm 08 chuyên đề đƣợc thiết kế với 86 tiết. Bao gồm các chuyên đề liên quan đến những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nƣớc và pháp luật, hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, đất đai, môi trƣờng. Ngoài ra, có một số chuyên đề khác nhƣ: Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; quản lý Nhà nƣớc về công tác tƣ pháp xã, thị trấn; công tác theo dõi tình hình thực thi pháp luật; xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cƣ.

- Phần 2: Các kỹ năng nghiệp vụ. Phần này gồm những chuyên đề về các kỹ năng cơ bản cần có của công chức cơ sở, nhƣ: Kỹ năng giao tiếp và văn hoá ứng xử; Kỹ năng thực hiện hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch; đăng ký nhận nuôi con nuôi; cấp bản sao và chứng thực chữ ký; xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản

quy phạm pháp luật ở xã, phƣờng, thị trấn; xử lý vi phạm hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật; hoạt động hoà giải cơ sở; công tác trợ giúp pháp lý cho ngƣời nghèo và ngƣời có công với cách mạng; công tác phối hợp thi hành án. Đây là những chuyên đề trực tiếp liên quan đến các lĩnh vực công việc của công chức cấp xã.

- Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước.

Chƣơng trình bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc giúp cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 72 - 81)