Về nhận thức, công chức cấp xã là công chức có dày dạn kinh nghiệm về kiến thức pháp luật, khả năng hiểu biết thực tiễn rộng. Tuy nhiên, một bộ phận công chức cấp xã chƣa hiểu hết về bản chất của công tác GDPL. Do vậy, công tác GDPL cho họ đôi khi còn gặp khó khăn vì một bộ phận công chức cấp xã có tƣ tƣởng “không quan tâm” đến công tác GDPL cho bản thân mình. Họ cho rằng các chủ thể GDPL không xứng để “lên lớp” dạy những kiến thức pháp luật, xử lý tình huống thực tế, trong khi những tri thức, kinh nghiệm này thì mình thừa hiểu hơn ai hết.
Đây là cách hiểu sai lầm của một bộ phận công chức cấp xã nói riêng khi nhắc tới thuật ngữ “GDPL”. Bởi lẽ, GDPL ở đây không phải là “lên lớp”, “dạy đời” các đối tƣợng mà qua đó chỉ để bồi dƣỡng, tuyên truyền đến các đối tƣợng các tri thức pháp luật để họ có những hành vi phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố là những ngƣời đã lớn tuổi, không ít ngƣời không sử dụng đƣợc máy vi tính, điều này cũng ảnh hƣởng đến việc cập nhật các văn bản quy phạm quy định về lĩnh vực này. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, khi gặp những khó khăn, vƣớng mắc, công chức tƣ pháp hộ tịch cũng chƣa chủ động đề xuất, yêu cầu cấp trên hƣớng dẫn.
Về ý thức pháp luật và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội phần lớn có trình độ chuyên môn nghiệp vụ là Đại học. Đây đƣợc coi là một lợi thế trong công tác GDPL trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do số lƣợng công việc nhiều, nhiều chức danh công chức cấp xã phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác, nhất là chức danh công chức tƣ pháp – hộ tịch, nên họ gặp khó khăn trong việc phổ biến pháp luật cho đông nghiệp ở cơ sở. Với một vị thế là một thủ đô, với sự phát triển kinh thế, thƣơng
mại và du lịch, một số công chức cấp xã đã vì vụ lợi mà không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực công tác, một số thì lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự không hiểu biết pháp luật của ngƣời dân nhằm trục lợi.
Về thái độ ứng xử của công chức cấp xã, một bộ phận công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tâm lý coi mình là một cơ quan công quyền, chƣa có thái độ phục vụ tốt đối với công dân. Không những vậy, do ảnh hƣởng của cơ chế xin cho từ thời bao cấp, các công chức cấp xã nhiều tuổi đôi khi còn thể hiện sự “gây khó dễ” đối với ngƣời dân. Họ là những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực nên nắm rõ các quy định mang tính nguyên tắc, lợi dụng sự cứng nhắc của pháp luật, nhiều trƣờng hợp công chức cấp xã đã gây khó dễ, “vòi vĩnh” ngƣời dân. Ví dụ: Công dân A và B
đến UBND xã X để đăng ký kết hôn. Anh A thƣờng trú tại xã A’, chị B thƣờng trú xã B’. Do vậy, anh chị muốn đăng ký kết hôn tại xã X thì chị B phải có giấy Xác nhận tình trạng hôn nhân của xã B’ nơi chị B thƣờng trú. Tuy nhiên, khi đến xã X để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, A và B lại suy nghĩ lại và muốn trở về xã B’ (nơi thƣờng trú của chị B) để làm thủ tục đăng ký kết hôn. Do vậy, công chức tƣ pháp – hộ tịch xã A’ đã cấp cho anh A giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để về xã B’ đăng ký kết hôn với chị B. Tuy nhiên, khi anh chị về xã B’ để làm thủ tục đăng ký kết hôn thì công chức tƣ pháp – hộ tịch xã B’ lại không nhận hồ sơ với lý do là “đã cấp đi nơi khác đăng ký rồi thì không đƣợc quay trở lại làm thủ tục đăng ký nữa”. Trƣờng hợp này, công chức cấp xã đã có dấu hiệu gây khó dễ cho anh A và chị B, vì theo quy định, anh chị hoàn toàn có quyền đƣợc lựa chọn nơi thƣờng trú của một trong hai bên nam nữ để đăng ký kết hôn.