chức cấp xã
Các hình thức GDPL cho công chức cấp xã cần phát triển các hình thức thông tin, phổ biến pháp luật đa dạng, thuận tiện đáp ứng yêu cầu của đối tƣợng là công chức. Các hình thức này chủ yếu đó là:
- Tăng cƣờng GDPL thông qua hình thức tuyên truyền miệng, các buổi GDPL, sinh hoạt, tọa đàm, nói chuyện về pháp luật ở các thôn, bản, các cơ quan, đơn vị cơ sở.
- Tăng cƣờng hoạt động GDPL trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo; tạp chí; các trang thông tin điện tử, công báo của Chính phủ, của các bộ, ngành Trung ƣơng và UBND thành phố; Bản tin Tƣ pháp; Đài phát thanh và Truyền hình; loa truyền thanh ở cơ sở;
- Tăng thời lƣợng phát sóng GDPL trên Đài Phát thanh - Truyền hình của thành phố, quận, huyện và thị xã;
- Tăng cƣờng GDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- Thông qua hoạt động hoà giải để phát hiện, giải quyết ngay từ cơ sở những mâu thuẫn, tranh chấp góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cƣ.
Duy trì và thực hiện mô hình “Ngày pháp luật”, thƣờng xuyên đổi mới, sử dụng linh hoạt các hình thức GDPL khác để “Ngày pháp luật” thực sự trở thành kênh tuyên truyền, GDPL có hiệu quả cao. Lồng ghép GDPL tại các buổi sinh hoạt cộng đồng cùng các tổ chức đoàn thể là các tổ chức chính trị - xã hội ở xã phƣờng thị trấn nhƣ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến
binh, Hội ngƣời cao tuổi, Đoàn thanh niên với pháp luật. Báo cáo viên trong các buổi lồng ghép nói chuyện chuyên đề phải là ngƣời có kiến thức chuyên ngành sâu rộng về lĩnh vực đƣợc trình bày và am hiểu pháp luật.
Xây dựng, quản lý và khai thác có hiệu quả tủ sách pháp luật, tạo cho ngƣời dân hiểu và chấp hành pháp luật. Theo đó, cần xây dựng 100% tủ sách pháp luật xã, phƣờng, thị trấn; biên soạn tài liệu phát tại các buổi tập huấn, phát về tận cơ quan đơn vị của các công chức TP-HT. Do vậy cần phải tiếp tục thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, địa phƣơng. Nâng cao chất lƣợng quản lý và hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật; hàng năm bố trí kinh phí và bổ sung các sách pháp luật mới cho tủ sách.
Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật nhằm động viên, khuyến khích đối tƣợng tìm đọc, nâng cao hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đối tƣợng và nâng cao dân trí pháp lý. Tăng cƣờng GDPL thông qua hoạt động tƣ vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý giúp cho ngƣời đƣợc trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nâng cao hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật.
GDPL thông qua các loại hình văn hoá, văn nghệ, đặc biệt là sinh hoạt văn hoá truyền thống, các buổi giao lƣu, sinh hoạt văn hóa có lồng ghép nội dung GDPL; đƣa nội dung GDPL vào sinh hoạt trong các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ, các hội nghề nghiệp, khai thác các mạng thông tin và các cơ sở dữ liệu pháp luật. Đồng thời, linh hoạt thực hiện hình thức GDPL qua việc tổ chức GDPL đột xuất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng nhằm tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật theo từng lĩnh vực.
chức đoàn thể để GDPL, gắn GDPL với các phong trào thi đua và các cuộc vận động ở đơn vị cơ sở. GDPL ở đơn vị cơ sở không chỉ do cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm thực hiện. Nó phải có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy đảng, trách nhiệm triển khai thực hiện của ngƣời chỉ huy, sự tham gia của các tổ chức quần chúng.
Ngoài ra, GDPL cho công chức cần có sự kết hợp với giáo dục đạo đức, văn hóa và kỹ năng sinh hoạt chính trị, tƣ tƣởng. Trong những năm qua, việc nâng cao hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức trên địa bàn thành phố đã đƣợc Thành ủy, UBND thành phố quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cƣờng quản lý xã hội bằng pháp luật. Công tác phổ biến GDPL kết hợp với giáo dục đạo đức, chính trị, tƣ tƣởng và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện nhiệm vụ đó. Giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng đối với công tác GDPL nói chung. Bởi lẽ, “yếu tố đạo đức sẽ thức dậy ở mỗi con ngƣời về phẩm chất, danh dự để chống lại mọi cám dỗ của đời sống vật chất, giúp họ dũng cảm từ bỏ ý định phạm tội, làm những điều trái với đạo đức và pháp luật”.
Bên cạnh việc chú trọng xây dựng, ban hành các văn bản hƣớng dẫn công tác GDPL, Sở Tƣ pháp đã tham mƣu cho UBND thành phố tập trung đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, GDPL thông qua việc lồng ghép với các hoạt động nhƣ:
- Các buổi sinh hoạt, giao lƣu văn hóa văn nghệ giữa các cán bộ, công chức toàn thành phố;
- Các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật ở từng lĩnh vực, từng chuyên đề cụ thể; pa-nô, áp-phích, niêm yết tại trụ sở, bảng tin, hệ thống truyền thanh nội bộ của cơ quan, đơn vị;
- Các cuộc họp, gặp mặt, giao lƣu; thông báo chính trị - thời sự, sinh hoạt thƣờng xuyên, định kỳ hàng tháng, quý theo chủ đề của cơ quan, đơn vị.
Trong các hình thức lồng ghép GDPL, hình thức tuyên truyền miệng thông qua việc tổ chức các Hội nghị tập huấn hàng năm cần phải đƣợc thực hiện nhiều, thƣờng xuyên, liên tục và ổn định nhất. Các buổi tuyên truyền đó nên áp dụng việc mời các Báo cáo viên pháp luật Trung ƣơng, cơ quan cấp trên trực tiếp để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho cán bộ, công công chức.
Rèn luyện đạo đức, chính trị, tƣ tƣởng và việc thi hành pháp luật có vai trò quan trọng trong việc GDPL nói chung. Đây đƣợc coi là nhiệm vụ trọng tâm của các chủ thể GDPL. Nó nhằm góp phần đƣa các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc đến các đối tƣợng một cách thƣờng xuyên, kịp thời. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức nói chung. Do vậy, GDPL cho công chức cấp xã cần đƣợc thành phố Hà Nội quan tâm và thực hiện gắn với đạo đức, văn hoá truyền thống của dân tộc, của địa phƣơng; gắn với việc bồi dƣỡng, rèn luyện ý thức tự giác tìm hiểu và chấp hành pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân; gắn với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh tại các quận, huyện, thị xã.
Căn cứ vào nội dung, thời gian GDPL đã đƣợc xác định trong kế hoạch hằng năm, các cơ quan, đơn vị cần chỉ đạo các tổ chức quần chúng phát huy tốt vai trò trong công tác tuyên truyền, GDPL. Với những lợi thế, thế mạnh của mình của các tổ chức quần chúng cần xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể trong công tác GDPL, gắn với nội dung kế hoạch giáo dục chính trị, pháp luật năm của đơn vị. Các đơn vị, các tổ chức cần có chỉ tiêu cụ thể trong công tác GDPL, lấy kết quả kiểm tra nhận thức pháp luật là một trong các tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá kết quả phong trào thi
đua quyết thắng của cơ quan, đơn vị và phân loại đảng viên, đoàn viên, hội viên hằng năm.
3.2.4. Kết hợp giáo dục pháp luật và kỹ năng thực hành pháp luật cho công chức cấp xã
GDPL cho công chức cấp xã cần thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực thi; cụ thể hoá đƣợc nội hàm của các chức danh công chức cấp xã.
Ví dụ nhƣ công chức tƣ pháp – hộ tịch, bao gồm cả hai lĩnh vực tƣ pháp và hộ tịch. Nhà nƣớc ta cần có sự quy định chuẩn đối với công chức TP- HT theo từng địa phƣơng, tiêu chuẩn công chức ở các khu vực dân cƣ có trình độ dân trí, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Chƣơng trình đào tạo và đào tạo lại, bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ nhiều lần cho công chức TP-HT. Một bài học lịch sử của ông cha ta từ xƣa là “Học rồi mới làm quan” chứ không ngƣợc lại. Với đặc thù nghề nghiệp của công chức TP-HT, việc lặp đi lặp lại các công việc diễn ra hàng ngày sẽ tạo nên thói quen, xử sự và những hành vi đúng theo quy định của pháp luật. Cũng nhƣ cán bộ, công chức nói chung, công chức TP-HT phải coi bản thân họ là công bộc của dân, phải học trƣớc rồi mới làm công chức và tiếp tục học suốt đời.
Cụ thể, việc đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn cho công chức TP-HT cần đƣợc thực hiện theo hƣớng:
Tập trung truyền đạt nội dung về thẩm quyền - quy trình - thủ tục thực hiện các thủ tục hành chính trong các lĩnh vực tƣ pháp và hộ tịch: cụ thể hoá quyền, nghĩa vụ của công chức TP-HT; với bất kỳ nghiệp vụ tƣ pháp nào cũng cần coi trọng đào tạo các kỹ năng này. Thực tiễn cho thấy, sai lầm về thẩm quyền trong bộ máy nhà nƣớc là loại nguy nhất, thứ đến dù có phẩm chất tốt, động cơ phục vụ nhân dân nhƣng không nắm vững quy trình và thủ tục gây ra mất lòng dân.
(vận dụng tri thức, phƣơng pháp, kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm trong đó đặc biệt sử dụng thành thạo kỹ thuật thông tin phục vụ cho chính phủ điện tử; kỹ năng làm việc với con ngƣời đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng quan hệ trong hệ thống hành chính nhà nƣớc và kỹ năng giao tiếp với ngƣời dân); kỹ năng lý luận, đặc biệt là biết vận dụng lý luận về tổ chức và sự vận động của bộ máy tổ chức hành chính nhà nƣớc.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn cho công chức TP-HT cần thực hiện theo những phƣơng thức nhƣ:
- Giúp cho công chức TP-HT hoàn thiện kỹ năng giải quyết các tình huống thƣờng gặp.
- Trau dồi, rèn luyện kinh nghiệm phối hợp dọc theo chuyên môn nghiệp vụ TP-HT với Phòng Tƣ pháp cấp huyện, hay Sở Tƣ pháp cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; cũng nhƣ kinh nghiệm phối hợp theo chiều ngang với đơn vị quản lý trực tiếp là UBND cấp xã trong việc giải quyết các công việc của tập thể.
- Mời thỉnh giảng những nhà lãnh đạo, quản lý trực tiếp sử dụng các chức danh công chức TP-HT là Trƣởng, phó phòng Tƣ pháp; các Trƣởng, phó phòng ban chuyên môn thuộc Sở Tƣ pháp trong khóa đào tạo, bồi dƣỡng cũng nhƣ các buổi tập huấn theo từng chuyên đề, lĩnh vực mà họ đảm nhận.
- Đối với công chức TP-HT khi đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ chỉ cần truyền đạt, trao đổi với họ thêm những thứ thực sự cần thiết, ngắn gọn, thiết thực. Bởi lẽ, họ là công chức đã có tƣơng đối đầy đủ vốn kiến thức chuyên sâu cả về tƣ pháp và hộ tịch. Việc tham gia các khóa đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn chỉ là để cập nhật kiến thức mới, trau dồi, trao đổi về nghiệp vụ chuyên môn chứ không nhƣ việc học các môn học chuyên ngành luật tại các trƣờng Luật mang tính chất “dạy” và “học”.