Điều kiện đảm bảo cho giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 53 - 57)

1.3.2.1. Có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công chức cấp xã hoàn thiện

Hiện nay, theo pháp luật về tổ chức chính quyền địa phƣơng, cấp xã đƣợc chuẩn hóa việc phân loại, theo đó để tiến tới chuẩn hóa các chức danh công chức theo số lƣợng, tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn cụ thể, các yêu cầu về nhiệm vụ. Mỗi chức danh công chức cấp xã lại có những yêu cầu không giống nhau về kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn (ví dụ, lĩnh vực địa chính khác lĩnh vực văn hóa, hộ tịch khác môi trƣờng,...), cũng nhƣ đòi hỏi về kiến thức pháp luật của công chức ở phƣờng sẽ cao hơn công chức ở xã. Điều này cho thấy, cần phải có một hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn thiện về công chức cấp xã, để từ đó xác lập rõ các đối tƣợng, nội dung, mức độ giáo dục pháp luật cho phù hợp.

1.3.2.2. Phải có giảng viên, báo cáo viên pháp luật có trình độ chuyên môn cao, có nghiệp vụ sư phạm tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về lý luận và thực tiễn

Phân loại theo trình độ đào tạo, công chức hành chính đƣợc chia làm

ba loại: A, B và C. Công chức hành chính loại A gồm những ngƣời có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên. Công chức hành chính loại B gồm những ngƣời có trình độ đào tạo trung cấp. Công chức hành chính loại C là những ngƣời có trình độ đào tạo sơ cấp. Từ đây, có thể thấy, trong hệ thống công chức hành chính, công chức cấp xã là lực lƣợng đông đảo nhất và có sự phân hóa lớn, từ trình độ đào tạo, thâm niên công tác, tƣ tƣởng, lối sống, thói quen, tới ý thức pháp luật hiện tại và khả năng tiếp nhận kiến thức pháp luật

mới. Đây là thực tiễn đặt ra những yêu cầu nhất định đối với chủ thể giáo dục pháp luật, đó là phải có giảng viên, báo cáo viên pháp luật có trình độ chuyên môn cao, có nghiệp vụ sƣ phạm tốt, đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về lý luận và thực tiễn.

1.3.2.3. Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phải có nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp với đối tượng

Do sự đa dạng về đối tƣợng công chức cấp xã, về yêu cầu kiến thức, tiêu chuẩn, nhiệm vụ, nên giáo dục pháp luật cho họ cũng cần nội dung, hình thức và phƣơng pháp phù hợp. Ở hình thức đào tạo tập trung, chƣơng trình giáo dục pháp luật sẽ chú trọng tính hệ thống môn học, hệ thống các kiến thức lý luận, ở hình thức bồi dƣỡng, sẽ chú trọng tới kỹ năng, nghiệp vụ, còn ở hình thức phổ biến, tuyên truyền, sẽ chú trọng những kiến thức pháp luật mới,... Sự đa dạng của đối tƣợng giáo dục đòi hỏi công tác tổ chức giáo dục pháp luật phải có sự linh hoạt, phù hợp về phƣơng pháp. Ngoài phƣơng pháp sƣ phạm, chủ thể giáo dục pháp luật cần sử dụng nhiều phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp tƣ duy logic, tâm lý, thực hành, giải quyết tình huống... Một nguyên tắc chung nhất khi sử dụng các phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức đó là kết hợp lý luận với thực tiễn thi hành pháp luật - thông qua việc xử lý tình huống. Hiện nay, phƣơng pháp tình huống đang đƣợc mở rộng nghiên cứu áp dụng trong đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Đây là một phƣơng pháp hiện đại, lấy ngƣời học (nói chung) làm trung tâm, tăng cƣờng khả năng tƣ duy lý luận, lý thuyết gắn với thực hành. Do vậy, các chủ thể giáo dục pháp luật cần đƣa phƣơng pháp giáo dục này vào trong chƣơng trình (giáo dục) của mình.

Nhƣ vậy, có thể thấy, chất lƣợng nội dung chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho công chức cấp xã là một vấn đề lớn cần quan tâm trong công tác này. Nội dung, chƣơng trình giáo dục pháp luật cho công

chức cấp xã phải phù hợp với đặc điểm của đối tƣợng này. Nội dung, chƣơng trình có mục tiêu cụ thể, góp phần nâng cao kiến thức và năng lực áp dụng pháp luật của công chức. Mặt khác, nội dung, chƣơng trình cần có sự phân loại đối với các đối tƣợng công chức cấp xã, giúp cho hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng có trọng tâm, bảo đảm hiệu quả trong giáo dục pháp luật.

1.3.2.4. Phải có cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy kiến thức pháp luật cho công chức cấp xã

Nghiên cứu, học tập nói chung cần môi trƣờng và điều kiện, trong đó có nghiên cứu, học tập kiến thức pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là điều kiện nghiên cứu, học tập kiến thức pháp luật của ba loại chủ thể tham gia hoạt động giáo dục. Thứ nhất, là các cơ sở giáo dục, đào tạo pháp luật, đó là các điều kiện về lớp học, giảng đƣờng, thƣ viện, hệ thống giáo trình, bài giảng, học liệu; thứ hai, là nơi công tác của công chức, đó là các điều kiện phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, học tập pháp luật tại nơi công tác nhƣ tủ sách, hệ thống tiếp nhận thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật. Thứ ba, là điều kiện tham gia học tập, nghiên cứu của chính công chức, đó là các điều kiện về thời gian, sự tập trung, hứng thú tham gia vào việc học tập kiến thức pháp luật. Xét một cách toàn diện, yếu tố vật chất của mỗi chủ thể tham gia giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có vai trò, vị trí riêng, có ảnh hƣởng tới hiệu quả giáo dục pháp luật.

Tiểu kết Chƣơng 1

Tại chƣơng 1, luận văn đã đi sâu nghiên cứu nhận thức chung về công chức cấp xã, những vấn đề lý luận cơ bản về GDPL, GDPL cho công chức cấp xã và những yếu tố tác động đến GDPL cho công chức cấp xã.

Công chức cấp xã tham mƣu cho UBND xã thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nƣớc ở cấp xã. Ngoài ra, công chức này còn có sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể tại xã để cùng tập thể UBND thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức này cũng cần phải có những kinh nghiệm thực tế rộng, vốn kinh nghiệm cuộc sống thật sâu, gƣơng mẫu để giải quyết các công việc có sự tham gia, đối diện trực tiếp với ngƣời dân nhƣ công tác hòa giải, công tác tiếp dân, tham mƣu cho UBND thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo... Do vậy, công tác GDPL luôn cần thiết để giúp cho công chức cấp xã đáp ứng đƣợc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, kỹ năng và xử lý tình huống trong khi thi hành công vụ.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ TÌNH HÌNH CÔNG

CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)