Khái quát về Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 57 - 65)

Thứ nhất, về vị trí địa lý và địa giới hành chính. Hà Nội có vị trí từ

20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hƣng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây. Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, trong đó có 12 quận; 17 huyện; 01 thị xã; 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phƣờng, 21 thị trấn.

Thứ hai, về điều kiện tự nhiên. Hà Nội vừa có núi, có đồi và địa hình

thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới % diện tích tự nhiên của thành phố. Đƣợc hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trƣng của vùng địa lý thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Các con sông lớn nhỏ đã đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trƣng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng, mƣa nhiều về mùa hè, lạnh, ít mƣa về mùa đông; đƣợc chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tƣơng đối, Hà Nội năm rét sớm, năm rét muộn, năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 42°C, năm nhiệt độ xuống thấp dƣới 5°C.

Thứ ba, về kinh tế - xã hội.

Hà Nội đang ở thời điểm đầu của chu kỳ phát triển kinh tế - xã hội. Theo Cục Thống kê Hà Nội, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội năm 2016 ƣớc tăng 8,2% (dịch vụ tăng 8,3% và công nghiệp, xây dựng tăng 9%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,5%, công nghiệp khai khoáng giảm 53,6%) so cùng kỳ năm trƣớc và năm 2017 sẽ đạt khoảng 8,5 - 9% GDP; thậm chí, có thể cao hơn trên thực tế; trong đó, công nghiệp và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trƣởng chính, đạt tốc độ cao hơn mức tăng GDP, nhất là các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lƣợng khoa học - công nghệ và tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao.

Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016 đạt 277.950 tỷ đồng, tăng 10%, trong đó, vốn từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng quản lý đạt 31.687 tỷ đồng, tăng 45,9% so cùng kỳ do tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm và sẽ tiếp tục gia tăng trong năm 2017, dù tốc độ có thể thấp hơn năm 2016.

Năm 2017, Hà Nội sẽ tiếp tục là trung tâm hàng hóa bán buôn và bán lẻ lớn thứ hai cả nƣớc (năm 2016, tổng mức lƣu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 2.131 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so năm 2015). Du lịch sẽ tiếp tục là ngành mũi nhọn của Thủ đô (năm 2016, khách quốc tế đến Hà Nội đạt 2,8 triệu lƣợt khách, tăng 19,9% so năm 2015; khách nội địa đạt 9,24 triệu lƣợt ngƣời, tăng 4,3%; doanh thu khách sạn, lữ hành đạt 55.105 tỷ đồng, tăng 10,6%). Xuất khẩu của Thủ đô sẽ đƣợc cải thiện cả về tốc độ và kim ngạch (năm 2016, xuất khẩu đạt 10,613 tỷ USD, tăng 1,3% so cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu địa phƣơng đạt 8,143 tỷ USD, tăng 1,5%); trong đó, nhóm hàng máy móc thiết bị, phụ tùng tăng 14,5%; phƣơng tiện vận tải và phụ tùng tăng 24,4%. Nông sản giảm 9,2%; dệt may giảm 5,2% Xăng dầu giảm 16,2%.

Trong Hội nghị Hà Nội 2017 - Hợp tác đầu tƣ và Phát triển, diễn ra vào sáng 25/6, những thành tựu kinh tế của Hà Nội trong 20 năm qua đƣợc Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao. Theo đó, tăng trƣởng kinh tế của Thủ đô 2 thập kỷ qua đạt mức bình quân 9,5%/năm. Quy mô nền kinh tế của Hà Nội từ chỗ chỉ chiếm 8,2% cả nƣớc nay đã tăng lên 13,6%, đóng góp hơn 16,5% ngân sách cả nƣớc, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trƣởng GDP của cả nƣớc.

Hà Nội cũng đang phát huy hiệu quả sức mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận trong cả nƣớc. Sự phát triển của Hà Nội đã lan tỏa đến các tỉnh và thành phố lân cận, khu vực bắc bộ và tây bắc.

Về hạ tầng khu công nghiệp, viễn thông, năng lƣợng, mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của Thành phố đứng thứ hai cả nƣớc. Các dịch vụ trực tiếp liên quan tới doanh nghiệp đều có thể thực hiện 100% trên môi trƣờng mạng. Nhiều doanh nghiệp đánh giá mức độ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động của Hà Nội thuộc nhóm tốt nhất cả nƣớc. Cụ thể còn nhớ cách đây không lâu trong Hội nghị công bố chỉ số năm lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016 do VCCI tổ chức, Hà Nội đƣợc ghi nhân là liên tục cải thiện xếp hạng trong những năm qua.

Để hiện thực đƣợc những mục tiêu đề ra, Hà Nội cần tiếp tục quyết liệt đổi mới bộ máy hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tiếp tục nâng cao các chỉ số thuận lợi hỗ trợ nhà đầu tƣ. Cùng với đó, phát triển đồng bộ, xoá bỏ manh mún và dàn trải, tăng cƣờng chuỗi giá trị.

Cùng với đó, quyết liệt cải cách quản trị các cấp hành chính, xây dựng một bộ máy trách nhiệm, tin cậy và hiệu quả, thông qua việc phát triển và phát huy năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, tăng cƣờng trách nhiệm giải trình. Tăng cƣờng hợp tác, liên kết mạnh mẽ và chặt chẽ với các địa phƣơng nhằm xóa bỏ sự manh mún và dàn trải trong chính sách phát triển, tối ƣu hóa chi phí sử dụng hạ tầng, đẩy mạnh phân công sản xuất, xây dựng giá trị liên vùng, liên kết với các chuỗi giá trị quốc gia và quốc tế.

Có thể thấy, đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của Thành phố đòi hỏi phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có việc nâng cao ý thức pháp luật cho đội ngũ công chức cấp xã, mà một trong những giải pháp khả thi là cải thiện chất lƣợng giáo dục pháp luật cho đội ngũ này.

2.1.2. Tình hình công chức cấp xã ở Hà Nội

Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc mở rộng địa giới Thủ đô, thành phố Hà Nội có 5773 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó:

- 1561 xã, phƣờng, thị trấn loại 1; - 3151 xã, phƣờng, thị trấn loại 2; - 1061 xã, phƣờng, thị trấn loại 3.

Theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh số lƣợng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức ở xã, phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, định biên tổng số cán bộ, công chức cấp xã toàn thành phố là 13.373 biên chế, trong đó 6.723 biên chế cán bộ chuyên trách và 6.650 biên chế công chức

chuyên môn [42].

Theo văn bản của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội [42], tính tới thời điểm cuối năm 2012. Tình hình công chức cấp xã ở Thành phố nhƣ sau:

Tổng số công chức cấp xã hiện (tính đến hết tháng 6/2012) có: 5.650/6.650 ngƣời, (đạt 84,96 % so với định biên), gồm 7 chức danh sau:

- Chỉ huy trƣởng Quân sự; - Trƣởng Công an xã; - Văn phòng - Thống kê;

- Địa chính - Xây dựng - Đô thị - Môi trƣờng đối với phƣờng, thị trấn hoặc Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng - Môi trƣờng đối với xã (sau đây gọi tắt là Địa chính - Xây dựng);

- Văn hóa - Xã hội; - Tƣ pháp - Hộ tịch; - Tài chính - Kế toán. - Về trình độ chuyên môn: + Số công chức có trình độ thạc sỹ: 06 (0,14%); + Số công chức có trình độ đại học: 3.282 (58,11%); + Số công chức có trình độ cao đẳng: 517 (9,15%); + Số công chức có trình độ trung cấp: 1.841 (32,60%). * Về trình độ lý luận chính trị:

+ Số công chức có trình độ cử nhân, cao cấp: 16 (0,38%); + Số công chức có trình độ trung cấp: 1.246 (30%).

* Về cơ cấu các chức danh công chức hiện có so với định biên (hiện có/định biên), như sau:

- Chỉ huy trƣởng Quân sự: 575/577 (98,65%); - Trƣởng Công an xã: 378/420 (90,0%);

- Văn phòng - Thống kê: 1155/1404 (82,26%); - Địa chính - Xây dựng: 1054/1222 (86,25%); - Tài chính - Kế toán: 728/746 (97,58%); - Tƣ pháp - hộ tịch: 965/1061 (90,95%); - Văn hóa - Xã hội: 970/1220 (79,50%).

Đánh giá về thực trạng công chức cấp xã ở Hà Nội những năm vừa qua, Ủy ban nhân dân Thành phố nhận định [42]:

Thứ nhất, về ưu điểm:

* Về phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình thực thi công vụ:

- Cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trƣờng giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tƣởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mac - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Thực hiện cần - kiệm – liêm chính - chí công vô tƣ.

- Có ý thức và lập trƣờng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nƣớc; đồng thời gƣơng mẫu rèn luyện đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh; vận động gia đình chấp hành các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về những việc cán bộ, công chức không đƣợc làm.

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Thái độ giao tiếp của công chức thực thi nhiệm vụ với các tổ chức, công dân đúng mực, trách nhiệm, tận tình và chu đáo.

* Về chất lượng, hiệu quả đối với việc thực hiện nhiệm vụ được giao

- Về cơ bản, công chức cấp xã đều có trình độ chuyên môn phù hợp đạt chuẩn trở lên; tỷ lệ cán bộ, công chức trẻ có trình độ đại học đƣợc cải

thiện rõ rệt trong những năm gần đây; nhiều cán bộ, công chức xã, thị trấn có ý thức trách nhiệm, thái độ cầu thị, khắc phục khó khăn, tích cực, tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng giao tiếp hành chính, kỹ năng thuyết trình v.v.. Do đó chất lƣợng, năng lực, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của cán bộ, công chức cấp xã ngày càng đƣợc nâng cao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc ở cấp cơ sở.

Thứ hai, về hạn chế

* Về tinh thần trách nhiệm, thái độ đối với công dân

- Còn một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức cấp xã có biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ tổ chức và công dân. Cá biệt một số công chức cấp xã còn có biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền khi giải quyết công việc, gây khó khăn cho tổ chức và công dân.

Một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã còn biểu hiện ngại va chạm, né tránh những vụ việc phức tạp, khó khăn; vẫn còn hiện tƣợng nể nang trong giải quyết công việc khiến hiệu quả công việc không cao.

* Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn trong thực thi công vụ

- Số lƣợng công chức cấp xã vẫn còn thiếu so với định biên đƣợc giao, nhất là công chức làm công tác Địa chính - Xây dựng và công chức ở bộ phận một cửa. Nguồn cán bộ kế cận cho các chức danh cán bộ cấp xã còn hạn chế, chất lƣợng cán bộ chƣa cao, số cán bộ có trình độ sơ cấp hoặc chƣa qua đào tạo vẫn còn nhiều (chiếm 36,57%).

- Một số cán bộ, công chức cấp xã còn có biểu hiện ngại học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học. Năng lực

chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của một số cán bộ, công chức còn hạn chế, dẫn đến việc thiếu tính chủ động, sáng tạo và thiếu tinh thần hợp tác, phối hợp trong công việc, nên hiệu quả công tác chƣa cao.

- Một số cán bộ, công chức cấp xã còn chƣa nhận thức đúng về quyền và trách nhiệm của mình; không nắm vững các quy định của pháp luật trong một số lĩnh vực quản lý kinh tế, trật tự xây dựng, quản lý đất đai; Kỹ năng soạn thảo văn bản quản lý của công chức cấp xã còn nặng tính chủ quan, tùy tiện, cảm tính, chƣa đúng với quy định của pháp luật, dẫn đến sai phạm gây bức xúc cho tổ chức và công dân.

- Công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, công chức địa chính - xây dựng, công chức tƣ pháp - hộ tịch ở một số xã, phƣờng, thị trấn còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ ba, về nguyên nhân tồn tại hạn chế

Do lịch sử để lại, cán bộ, công chức cấp xã của Thành phố Hà Nội hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, đa số đã công tác lâu năm, tuy nhiều kinh nghiệm nhƣng không đƣợc đào tạo bài bản, một số khác chƣa nhận thức đúng về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong thực thi công vụ.

Công tác quy hoạch, tạo nguồn chất lƣợng để bổ sung cho cán bộ, công chức cấp xã còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu tính chủ động.

Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức cấp xã mặc dù đã đƣợc đổi mới nhƣng nội dung, phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, vẫn còn nặng về lý thuyết.

Đây là những cứ liệu quan trọng để nghiên cứu công tác GDPL cho công chức cấp xã ở Hà Nội những năm qua.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)