đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ đối với công chức
Nhà nƣớc ta đƣợc tổ chức với hệ thống chính quyền có bốn cấp từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Do vậy, việc quản lý của chính quyền các cấp sẽ phức tạp và khó khăn. Các cơ quan có thẩm quyền cần phối hợp thực hiện tốt việc đào tạo bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng. Việc đào tạo, bồi dƣỡng phải phù hợp với quy định của pháp luật. Các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn cần đƣợc chú trọng ngay từ công tác tuyển dụng cán bộ, từng bƣớc bố trí, sắp xếp.
Đối với công chức hành chính nói chung, chƣơng trình, nội dung của GDPL cần phải đảm bảo tính khoa học, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn của hành chính - công vụ mà cán bộ công chức hành chính đang gặp trong công
tác chuyên môn”. Do vậy, chƣơng trình, nội dung GDPL cho công chức cần đổi mới theo hƣớng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật mà phải mang tính thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Từ đó, công chức nắm đƣợc nguyên lý lý luận, phƣơng pháp luận cần thiết, làm cơ sở trong việc nâng cao khả năng nhận thức và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn công tác, sinh hoạt.
Cụ thể, GDPL cho công chức này phải bám sát các chƣơng trình, nội dung đó là: Ban hành và tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, quyết định, chỉ thị về công tác tƣ pháp ở xã; tổ chức thực hiện chƣơng trình, kế hoạch GDPL; quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật; tổ chức thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở, bồi dƣỡng, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ viên tổ hòa giải trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch; lƣu trữ sổ hộ tịch, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch, thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Tƣ pháp thành phố cùng Phòng Tƣ pháp các quận, huyện, thị xã phải có sự hƣớng dẫn kịp thời về nội dung GDPL để đảm bảo tính thống nhất. Trên cơ sở nội dung, chƣơng trình GDPL chung do Bộ Tƣ pháp ban hành, biên soạn lại phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ nhận thức, tính chất công việc của từng đối tƣợng cụ thể. Xác định đúng chƣơng trình, nội dung, phù hợp với đối tƣợng là các công chức cấp xã để phổ biến; ngoài việc lựa chọn văn bản phù hợp với đối tƣợng cần tuyên truyền lựa chọn nội dung trong văn bản đó để tránh nhàm chán và thu hút nhiều ngƣời nghe. Tăng cƣờng trao đổi, đối thoại trực tiếp giữa báo cáo viên pháp luật và công chức này để tạo cho họ ý thức tìm hiểu pháp luật.
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò vô cùng to lớn của công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức nói chung, trong lĩnh vực tƣ pháp – hộ tịch nói riêng, nên tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã nhất trí
thông qua Luật hộ tịch, trong đó yêu cầu Chính phủ có kế hoạch rà soát, kiện toàn cán bộ làm công tác hộ tịch, bảo đảm đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo Luật trƣớc ngày 01/01/2020. Với sự ra đời của Luật Hộ tịch, Hội đồng PBGDPL thành phố Hà Nội cùng Hội đồng PBGDPL quận, huyện thị xã, cùng các chủ thể khác có liên quan phải có sự thẳng thắn nhìn nhận về căn cứ chỉ tiêu mà Luật hộ tịch đã quy định, với kết quả thống kê về số lƣợng, chất lƣợng công chức TP-HT cấp xã hiện nay. Do đó, để công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức tƣ pháp - hộ tịch cấp xã đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Luật Hộ tịch, Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội cần phải chỉ đạo theo ngành dọc, đề nghị chính quyền cơ sở cần tách bạch rõ công tác đào tạo chuyên môn và bồi dƣỡng nghiệp vụ để có kế hoạch, lộ trình đào tạo, bồi dƣỡng cụ thể cho giai đoạn 5 năm (2016-2020) và các năm tiếp theo.
Đối với vấn đề bố trí công chức làm công tác hộ tịch chuyên trách, theo quy định của Luật hộ tịch, căn cứ tình hình cụ thể tại địa phƣơng (về diện tích, dân số, số lƣợng ngày càng gia tăng các vụ việc hộ tịch...), Phòng Tƣ pháp cần chủ động đề xuất, báo cáo UBND cấp huyện để UBND cấp tỉnh quyết định về việc bố trí công chức làm công tác hộ tịch chuyên trách. Trƣớc mắt, cần ƣu tiên bố trí cho những nơi đã có từ 2 công chức TP-HT trở lên, để tạo điều kiện cho công chức TP-HT dành thời gian chuyên tâm vào công việc đăng ký hộ tịch, bảo đảm quyền lợi cho ngƣời dân và giúp UBND thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý lĩnh vực hộ tịch tại địa bàn.