nâng cao tính chuyên nghiệp, tôn trọng, tuân thủ pháp luật, tôn trọng bảo đảm các quyền con ngƣời, quyền công dân
Thứ nhất, GDPL cho công chức đáp ứng yêu cầu nâng cao tính chuyên nghiệp.
Chuyên nghiệp có thể hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, là chuyên tâm vào nghề nghiệp, công việc. Tính chuyên nghiệp không chỉ có trong các công việc có quy mô lớn, mức độ phức tạp cao mà phải thể hiện ngay trong từng công việc nhỏ, hàng ngày. Mục đích của sự chuyên nghiệp là nhằm tạo ra sự hoàn chỉnh, chất lƣợng, hiệu quả và tin cậy, những điều đó chỉ có đƣợc khi tất cả các chi tiết dù là nhỏ nhất đều phải đƣợc thiết lập đồng bộ, nhất quán, hợp lý.
GDPL cho công chức đƣợc thực hiện nhằm tạo cho công chức có chuyên môn cao; có thái độ tôn trọng, lịch sự, tận tình trong công việc, tập trung thực hiện chuyên môn đƣợc giao; có thái độ tôn trọng, niềm nở, lịch sự và hƣớng dẫn công dân tận tình trong công việc; làm việc đúng quy chế cơ quan đề ra; thực hiện không để chuông điện thoại kêu trong phòng họp; đi làm đúng giờ; không đƣợc trễ hẹn, nếu trễ thì phải báo; không đƣợc đi dép lê, guốc, mặc áo thun trong công sở... Qua công tác GDPL, công chức cần phải hiểu rõ và thực hiện tính chuyên nghiệp của bản thân. Cụ thể, GDPL cho công chức đáp ứng yêu cầu nâng cao tính chuyên nghiệp là phải tạo cho công chức này có tinh thần trách nhiệm trong công việc, có đạo đức và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Để có một công chức có tính chuyên nghiệp, GDPL phải tạo cho họ có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Từ đó, họ có ý thức thực hiện tốt quy định của Luật Cán bộ, công chức và theo các nguyên tắc khi thực hiện
công vụ: “công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát”, “bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ”. Công chức trong khi giải quyết công việc cho nhân dân, nếu yêu cầu của công dân hợp pháp thì phải giải quyết theo đúng thủ tục và thời hạn quy định. Nếu công dân còn thiếu giấy tờ phải sửa đổi bổ sung, cán bộ, công chức không đƣợc yêu cầu họ bổ sung giấy tờ, thủ tục bằng miệng mà phải bằng văn bản viết, có thể viết tay theo mẫu in sẵn, ghi ngày tháng, ký tên, ghi đầy đủ họ và tên.
Đạo đức công vụ là một phạm trù tƣơng đối rộng, bao hàm đạo đức, lối sống, cách xử sự của cán bộ, công chức không chỉ trong các mối quan hệ xã hội thông thƣờng mà còn trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân. GDPL cho công chức cấp xã cần mang lại cho công chức này sự thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, không hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, ra sức cần kiệm xây dựng nƣớc nhà; phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân nhƣ tự tƣ tự lợi, tự kiêu, tự mãn, chỉ tham việc gì có danh tiếng, xem khinh những công việc bình thƣờng; phải chống tham ô, lãng phí; phải cố gắng học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa và kỹ thuật để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Công sở là nơi công chức hàng ngày đến làm việc, tiếp xúc và giải quyết những công việc liên quan đến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Công chức cấp xã lại là ngƣời trực hành chính tại bộ phận một cửa nên từ nề nếp đến phong cách làm việc và thái độ ứng xử trong giao tiếp đều ảnh hƣởng đến hình ảnh của cơ quan, ảnh hƣởng đến hiệu quả công việc và hiệu lực quản lý Nhà nƣớc. GDPL cho công chức cấp xã đƣợc thực hiện nhằm giúp cho công chức này có sự tận tâm, tận lực, trung thực và phát huy sáng kiến trong công việc; khi tiếp xúc, xử lý công việc đối với tổ chức, cá nhân, nhân dân đến liên hệ công tác phải lịch sự, nhã nhặn; tôn trọng nhân dân, lắng nghe ý kiến và
giải thích rõ ràng, cụ thể; ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, dễ hiểu; không gây phiền hà, nhũng nhiễu, hách dịch, tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm với tổ chức, cá nhân, nhân dân đến liên hệ công tác và phải chịu trách nhiệm về sự phát ngôn của mình; có tinh thần kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; quản lý, bảo quản sử dụng tốt, không làm mất, hƣ hỏng tài sản, phƣơng tiện của cơ quan, đơn vị đã trang bị để phục vụ công tác chuyên môn...
Thứ hai, GDPL cho công chức cấp xã đảm bảo sự tôn trọng, tuân thủ pháp luật.
Công tác GDPL nói chung luôn tạo chuyển biến căn bản trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. GDPL giúp cho công chức nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời công chức.
Các UBND cấp quận, huyện, thị xã cùng phối hợp với Sở Tƣ pháp đã quan tâm, từng bƣớc đổi mới nội dung, hình thức GDPL; củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thực hiện công tác GDPL; đẩy mạnh việc GDPL cho các đối tƣợng là công chức cấp xã. Qua đó, công chức sẽ đƣợc nâng cao trình độ, nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật; giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, trách nhiệm GDPL cho công chức cấp xã đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn bộ các cơ quan Đảng, chính quyền cùng các tổ chức chính trị xã hội. Đó là sự tham gia của Hội đồng phối hợp PBGDPL Thành phố, quận, huyện; Sở Tƣ pháp; Thanh tra Thành phố; Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội; Sở Giáo dục và Đào tạo; Công an Thành phố; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài chính; các sở, ban, ngành khác và Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, quận, huyện và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Tòa án nhân dân các cấp;
Thứ ba, GDPL cho công chức cấp xã đảm bảo sự tôn trọng các quyền con người, quyền công dân
Trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, nhà nƣớc luôn bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức, viên chức đó là phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân. Chính vì vậy, GDPL cho cán bộ, công chức nói chung và đối với công chức cấp xã nói riêng phải đảm bảo cho họ có sự tôn trọng, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.