Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục quyền con ngƣời, phòng chống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 116 - 118)

phòng chống tham nhũng cho công chức cấp xã

GDPL cho công chức cấp xã kết hợp với giáo dục quyền con ngƣời cần đƣợc thực hiện ngay từ các các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật nhƣ đại học luật, khoa luật của các trƣờng đại học trên cả nƣớc hay các trƣờng trung cấp luật... Chƣơng trình đào tạo về nguyên tắc tuân thủ chƣơng trình khung giáo dục đại học ngành luật học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tƣ pháp. Tuy nhiên, chƣơng trình đào tạo bắt buộc nên có môn học về quyền con ngƣời theo nghĩa là một phân môn độc lập.

Theo đó, nên xây dựng môn học quyền con ngƣời theo nghĩa là một phân môn đào tạo bắt buộc của chƣơng trình cử nhân luật hoặc là môn học tự chọn tại các trƣờng trung cấp luật. Tuy nhiên, nội dung môn học chỉ giải quyết những vân đề chung về quyền con ngƣời vì những nội dung cụ thể đã đƣợc giải quyết trong các bộ môn chuyên ngành. Do đó, trên cơ sở tham khảo chƣơng trình giảng dạy một số nƣớc và thực tiễn ở Việt Nam, thì cơ câu nội dung chƣơng trình giảng dạy môn học quyền con ngƣời (nhân quyền) cần có các nội dung chủ yêu sau: Tổng quan (hay khái quát chung, lý luận chung) về quyền con ngƣời; Hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con ngƣời; Các nhóm quyền cơ bản theo pháp luật quốc tế; Các nhóm quyền đặc thù; Việt Nam với vân đề quyền con ngƣời.

Về cán bộ nghiên cứu, giảng dạy. Hiện nay, các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật ở nƣớc ta chƣa có sự quan tâm thỏa đáng đến vân đề này nên giảng viên giảng dạy, nghiên cứu về quyền con ngƣời còn thiêu và yêu. Do đó, cần có sự đầu tƣ và chuẩn bị nguồn nhân lực để thực hiện chƣơng trình đó. Cuối cùng, bên cạnh sự quyết tâm về khoa học, rất cần sự quyết tâm về chính trị, đặc biệt từ phía cơ quan quản lý mà trực tiếp là Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tƣ pháp cùng lãnh đạo các trƣờng đại học trong việc tiếp nhận và đổi mới chƣơng trình

Đối với việc kết hợp GDPL cho công chức TP-HT với GDPL về phòng, chống tham nhũng. về cơ sở pháp lý, ngày 08/6/2015, Bộ tƣ pháp đã có công văn số 1932/BTP-PBGDPL ngày 08/6/2015 của Bộ Tƣ pháp về việc hƣớng dẫn thực hiện chỉ đạo Đề án 4061 về “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, công ƣớc Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016”. Trƣớc đó, UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 24/10/2012 của UBND thành phố về Đề án “tuyên truyền, phổ biến pháp pháp luật về phòng, chống tham nhũng, công ƣớc Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016”.

Để đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, hàng năm, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch về GDPL trên địa bàn thành phố; chỉ đạo các đơn vị tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về pháp luật nói chung, pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói riêng. Các cơ quan thông tin, báo chí của Hà Nội đã tăng cƣờng tuyên truyền trên các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống tham nhũng. Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tích hợp trên Cổng giao tiếp điện tử của Thành phố. Từ đó, trang thông tin nội bộ của cơ quan, đơn vị có hiệu quả cao trong việc tuyên truyền, phổ biến GDPL về phòng, chống tham nhũng. Trong việc triển khai công tác phòng chống tham nhũng, Thành phố Hà Nội đã tổ chức các lớp, hội nghị tuyên truyền pháp luật về PCTN với số lƣợng rất đông, thành phần đa dạng những ngƣời tham gia.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành Thành phố cần tập trung tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, Luật Thủ đô, Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân.

tổ chức thực hiện GDPL về phòng, chống tham nhũng. Cụ thể với các hoạt động nhƣ:

- Tổ chức nói chuyện, chuyên đề, quán triệt nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức; trao đổi thảo luận về các biện pháp phòng chống tham nhũng có hiệu quả tại cơ quan. Tại buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống tham nhũng, tổ chức cho cán bộ ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kết hợp trình chiếu một số tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng;

- Thực hiện công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc, xây dựng các biểu, bảng chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể về thủ tục hành chính;

- Tổ chức đƣờng dây nóng (bằng điện thoại và email); bố trí cán bộ thƣờng trực để hƣớng dẫn, tiếp nhận, giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đến giải quyết công việc;

- Xây dựng pa - nô, áp phích tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại trụ sở cơ quan; tổ chức in và cấp phát miễn phí các tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cá nhân, tổ chức đến giải quyết công việc tại trụ sở cơ quan.

- Phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh huyện, xã văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, câu truyện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, gƣơng điển hình trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tổ chức các buổi thông tin lƣu động phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, nhân dân tại địa bàn dân cƣ với các hình thức: diễn tiêu phẩm, biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống tham nhũng; trình chiếu một số tiêu phẩm tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)