tham gia công tác giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định chất lƣợng GDPL cho công chức cấp xã thông qua hình thức đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật ở nhà trƣờng. Vì vậy, cần củng cố, xây mới các cơ sở đào tạo và trang bị những công cụ, phƣơng tiện hiện đại hỗ trợ cho công tác giảng dạy của giáo viên
nhƣng đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ để các giảng viên nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, công chức cấp xã.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giảng viên có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng. Với quan điểm đó, việc đƣa ra Nghị quyết, Quyết định, đề án, và các cơ chế, chính sách, các biện pháp để lãnh đạo, chỉ đạo là hết sức cần thiết. Ví dụ: Trên địa bàn thành phố Hà Nội, đối với trƣờng đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong cùng các trung tâm chính trị quận, huyện, thị xã phải thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà cấp trên giao phó. Theo đó, Trƣờng đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cùng các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị phải có sự quan tâm đến việc củng cố, phát triển và thực hiện việc liên kết và tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn.
Các cơ sở liên kết nhƣ Học viện Tƣ pháp, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội hoặc các Khoa Luật của các trƣờng Đại học khác đƣợc đóng trên địa bàn thành phố Hà Nội đƣợc coi là một thế mạnh của Hà Nội trong công tác GDPL. Các cơ sở này đều những giảng viên có đầy đủ trình độ, năng lực chuyên môn. Do đó, các cấp chính quyền của thành phố Hà Nội cần phải coi việc kết hợp với các cơ sở liên kết này trong việc đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ công chức là một thế mạnh, điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả công tác GDPL cho cán bộ, công chức nói chung và đối với công chức cấp xã nói riêng. Việc liên kết với các cơ sở đào tạo sẽ chuẩn hóa và nâng cao trình độ, chất lƣợng, năng lực thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã; góp phần tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ cấp tỉnh, cấp huyện, và đến cơ sở.
Việc đào tạo, bồi dƣỡng phải dựa trên cơ sở quy hoạch, phải xác định rõ nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của từng bộ phận, từng chức danh để tiến hành các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp. Tăng cƣờng các loại hình bồi
dƣỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho từng cán bộ, giảng viên định kỳ hàng năm. Đồng thời quan tâm phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ trong quá trình tuyển sinh, mở lớp, tổ chức đào tạo và sử dụng cán bộ, giảng viên sau đào tạo.
Đổi mới nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp, hình thức đào tạo, bồi dƣỡng cho cán bộ, giảng viên; chú ý bồi dƣỡng kiến thức kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết tình huống cụ thể. Cùng với việc tổ chức đào tạo cán bộ, giảng viên trong quy hoạch, cán bộ trẻ, cán bộ dự nguồn, đảm bảo cân đối giữa loại hình đào tạo tập trung tại trƣờng chính trị và đào tạo ở trình độ cao nhƣ thạc sỹ, tiến sỹ. Đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, giảng viên theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ; tăng cƣờng các hoạt động hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, chọn mô hình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn ở cơ sở.
Thực tế đã cho thấy giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lƣợng đào tạo. Thí dụ, trên địa bàn thành phố Hà Nội, cần tập trung xây dựng giảng viên tại Trƣờng Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong, các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị quận, huyện, thị xã có phẩm chất chính trị, có đạo đức, có niềm tin, có kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Cùng với hình thức gửi đi đào tạo nghiên cứu sinh, thạc sỹ theo các chuyên ngành, tăng cƣờng tham gia tập huấn bồi dƣỡng theo các chuyên đề, hàng năm. Cụ thể, cần đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2018, về cơ bản giảng viên Trƣờng Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong phải đạt 100% có bằng thạc sỹ và đến năm 2020 có thêm 3 - 4 giảng viên hoàn thành chƣơng trình nghiên cứu bậc tiến sỹ. Tổ chức cho giảng viên tham gia đảm nhận các đề tài nghiên cứu khoa học, nghiên cứu, tổng kết những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Hàng năm cần có kế hoạch đƣa một số giảng viên đi nghiên cứu thực tế, tham gia các hoạt động quản lý tại các địa phƣơng, tích lũy vốn sống thực tế, kinh nghiệm để vận dụng vào các
bài giảng. Đây chính là điều kiện để chuyển từ “dạy cái giảng viên có sang dạy cái học viên cần” với phƣơng pháp dạy học tích cực.
Đồng thời cần quan tâm xây dựng giảng viên thỉnh giảng là các đồng chí lãnh đạo của Thành ủy, UBND thành phố, lãnh đạo các sở, ban, ngành đoàn thể, các chuyên gia, các nhà khoa học, nghiên cứu thực tiễn, tham gia báo cáo các chuyên đề trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Quan tâm, đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và học viên. Để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng thì việc đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học tại Trƣờng Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong, các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị quận, huyện, thị xã. Cùng với việc nâng cao chất lƣợng của giảng viên thì không gian, môi trƣờng, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu nhƣ hội trƣờng, phòng học đa chức năng, thƣ viện điện tử, hệ thống máy chiếu..., điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí của học viên cũng cần đƣợc quan tâm đúng mức làm cho mỗi cán bộ, công chức khi tham gia quá trình đào tạo, bồi dƣỡng tại các cơ sở đào tạo là một quá trình tích lũy, chiêm nghiệm, quá trình tự hoàn thiện mình để tiếp tục phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tới.
Cán bộ, giảng viên tại các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng kiêm nhiệm là các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, thậm chí có thể là các đồng chí là lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, phòng ban chuyên môn về lĩnh vực tƣ pháp ở cấp tỉnh, cấp huyện. Họ phải đƣợc lựa chọn từ những ngƣời có đầy đủ phẩm chất, năng lực để phân công làm báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; đƣợc bồi dƣỡng, định hƣớng nội dung tuyên truyền thƣờng xuyên cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Để bảo đảm tính thống nhất trong
định hƣớng thông tin, cơ quan tƣ pháp tăng cƣờng cung cấp nội dung, các văn bản pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Từ đó, UBND các cấp sẽ có kết quả rà soát lại báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở hiện có để phân loại trình độ để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp với từng đối tƣợng cả về nội dung và kỹ năng GDPL.