Hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 46 - 52)

cấp xã

1.2.6.1. Hình thức giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Giáo dục pháp luật nói chung đƣợc thể hiện khá đa dạng, dƣới nhiều hình thức khác nhau, nhƣ dạy và học pháp luật trong các nhà trƣờng, các cơ sở đào tạo luật; bồi dƣỡng, tập huấn chuyên đề về nhà nƣớc và pháp luật; giáo dục pháp luật qua tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật...; giáo dục pháp luật qua hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực công tác, nhất là các hoạt động trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; giáo dục pháp luật qua hệ thống thông tin pháp luật nhƣ công báo, bản tin pháp luật.

Theo Nghị định số 18/2010/CP-NĐ ngày 05/03/2010 về Đào tạo, bồi dưỡng công chức, hình thức tổ chức đào tạo công chức gồm tập trung, bán tập

trung, vừa học vừa làm, từ xa. Bồi dƣỡng kiến thức pháp luật cho công chức cấp xã đƣợc thực hiện thông qua hình thức chủ yếu là các lớp bồi dƣỡng, tập huấn ngắn hạn nhƣng lại đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên để kịp thời cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc mới đƣợc sửa đổi, bổ sung.

Trên cơ sở mục tiêu, đối tƣợng, nội dung, phƣơng pháp giáo dục pháp luật, hình thức giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã gồm có:

Thứ nhất, hình thức giáo dục pháp luật mang tính phổ biến, tuyên

truyền pháp luật: gồm các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức các hội nghị chuyên đề, các hội thảo khoa học về các lĩnh vực, các vấn đề pháp luật; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến, tuyên truyền pháp luật qua các loại sách, báo, tạp chí...

động chuyên ngành luật. Hình thức giáo dục pháp luật này đƣợc tổ chức thực hiện với vai trò chủ đạo thuộc về các chuyên gia pháp luật đang công tác tại các cơ quan lập pháp, tƣ pháp và hành pháp... Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động của các chuyên gia có tác động trực tiếp lên ý thức, tình cảm và hành vi pháp luật của công chức cấp xã với mục đích hạn chế các tác động tiêu cực và tăng cƣờng các tác động tích cực của quá trình hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật

Thứ ba, hình thức giáo dục pháp luật cơ bản cho cán bộ, công chức là

đào tạo, tập huấn và bồi dƣỡng kiến thức pháp luật tại các cơ sở giáo dục, gồm các trƣờng, khoa chuyên ngành và không chuyên ngành luật. Với hình thức giáo dục pháp luật này công chức cấp xã đƣợc trang bị một cách cơ bản, có hệ thống các kiến thức, hiểu biết về nhà nƣớc và pháp luật để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.

Mặc dù các hình thức giáo dục pháp luật đều đáp ứng ở mức độ khác nhau nhu cầu nâng cao kiến thức pháp luật của cán bộ, công chức. Song, theo quan điểm của tác giả, theo đúng nghĩa của khái niệm giáo dục và mang tính chính thức, hoạt động giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã nên giới hạn ở các hình thức: đào tạo pháp luật, tập huấn chuyên đề pháp luật và bồi dƣỡng kiến thức pháp luật tại các cơ sở giáo dục pháp luật, gồm các trƣờng không chuyên ngành luật và các trƣờng, khoa chuyên ngành luật - vì nó gắn với trƣờng lớp, với việc cấp văn bằng, chứng chỉ dựa trên nội dung giáo dục pháp luật đƣợc biên soạn chính thống, phƣơng pháp sƣ phạm phù hợp và sự kiểm tra, đánh giá khoa học.

1.2.6.2. Phương pháp giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Mục đích, mục tiêu, nội dung giáo dục pháp luật là cơ sở để xác định các phƣơng pháp giáo dục pháp luật tƣơng ứng, phù hợp. Hiện đang còn các

quan niệm khác nhau về phƣơng pháp giáo dục pháp luật; chẳng hạn, coi hình thức và phƣơng pháp giáo dục pháp luật là đồng nhất, không có phƣơng pháp giáo dục pháp luật mà chỉ có các hình thức giáo dục pháp luật (nhƣ giảng dạy pháp luật, tuyên truyền pháp luật, nói chuyện pháp luật, bình luận về các văn bản pháp luật, tƣ vấn pháp luật, hoạt động thực tiễn trên các lĩnh vực xây dựng, thực hiện pháp luật...).

Phương pháp giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là tổ hợp các cách thức tổ chức hoạt động được chủ thể giáo dục pháp luật (hoạt động dạy, truyền đạt) và các công chức cấp xã (hoạt động học, lĩnh hội) sử dụng nhằm hiện thực hóa các mục đích, mục tiêu và nội dung giáo dục pháp luật cụ thể cho công chức cấp xã.

Trong quá trình giáo dục không chỉ là cung cấp thông tin về pháp luật mà phải biết dụng những phƣơng pháp tích cực phát huy tính chủ động, tƣ duy sáng tạo của ngƣời học tăng cƣờng đối thoại, trao đổi thông tin, kiến thức, kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên, giữa học viên với nhau thông qua phƣơng pháp sử dụng tình huống để họ cùng nhau tìm ra phƣơng án giải quyết tối ƣu nhất. Từ đó dần dần hình thành kỹ năng trong giải quyết công việc thực tiễn, đem lại hiệu qủa cao nhất trong quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội ở địa phƣơng.

Để giáo dục nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các cá nhân công chức cấp xã, có thể dùng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật (sử dụng khi cần phổ biến một văn bản pháp luật mới), phƣơng pháp thông tin pháp luật (sử dụng các phƣơng tiện truyền thông nhƣ báo chí, đài truyền hình, truyền thanh, phim, ảnh... để chuyển tải các nội dung pháp luật), phƣơng pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật (đối tƣợng giáo dục pháp luật đƣợc tổ chức nghe nói chuyện, hoặc trao đổi về một sự kiện, hiện tƣợng, tình huống pháp luật trong thực tiễn xã hội), phƣơng pháp giảng dạy

pháp luật trong các loại hình nhà trƣờng (sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy nhƣ thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm, luyện tập, thực hành... và tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoài giờ lên lớp).

Để tổ chức các hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội theo các chuẩn mực pháp luật cho cá nhân, có thể dùng các phƣơng pháp, nhƣ phƣơng pháp nêu các yêu cầu pháp luật (chủ thể giáo dục pháp luật luôn chú ý nêu ra các yêu cầu cụ thể về pháp luật mà các cá nhân, các tổ chức phải tuân theo); phƣơng pháp rèn luyện, thực hành (ngƣời học rèn luyện, thực hành vận dụng kiến thức pháp luật vào hoàn cảnh thực tế, qua đó, biết cách lựa chọn và thực hiện những hành động đúng, phù hợp với chuẩn mực pháp luật).

Các phƣơng pháp giáo dục pháp luật nêu trên đều cần thiết cho việc nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật của công chức cấp xã. Tuy nhiên, theo giới hạn hoạt động giáo dục pháp luật cho đối tƣợng này, tác giả cho rằng, chúng ta chỉ nên tập trung vào phương pháp giảng dạy pháp luật trong các loại hình nhà trường. Nên nhớ rằng, chúng ta giáo dục pháp luật cho người lớn - công chức cấp xã - những ngƣời ít hay nhiều đã có kinh nghiệm thực

tiễn. Vì vậy, phƣơng pháp giáo dục pháp luật trên giảng đƣờng phải sinh động, hấp dẫn, cuốn hút đối tƣợng vào nội dung bằng phương pháp phát vấn,

đặt câu hỏi, nêu tình huống, sự kiện pháp lý hành chính cụ thể, tạo sự tranh luận, thảo luận sôi nổi nhằm tìm hướng giải quyết dưới sự điều khiển sư phạm tương tác của giảng viên. Phƣơng pháp giáo dục pháp luật phải hướng tới rèn luyện cho đối tượng kỹ năng thực hành, áp dụng pháp luật vào thực tiễn hành chính - công vụ.

1.2.7. Vai trò của giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Từ chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức - những ngƣời tham gia công tác xây dựng pháp luật, triển khai thực hiện pháp luật và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp

quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể thấy, công tác giáo dục pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cán bộ, công chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng. Trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các bộ luật, đạo luật luôn giữ vị trí tối thƣợng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mọi hoạt động của công dân, tổ chức đều phải tuân theo các quy định của pháp luật. Cán bộ, công chức là các “tế bào” cấu thành nên bộ máy nhà nƣớc. Các cơ quan hành chính nhà nƣớc không thể hình thành, tồn tại và hoạt động nếu thiếu công chức cấp xã. Về mặt lý thuyết, mỗi cán bộ, công chức đồng thời cũng là một công dân, cũng phải tuân thủ theo pháp luật. Tuy nhiên, cán bộ, công chức còn là những ngƣời trực tiếp thực thi pháp luật, là ngƣời đại diện cho cơ quan công quyền trƣớc nhân dân. Mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc có đi vào cuộc sống và đƣợc thực hiện một cách hiệu quả hay không là do công chức cấp xã quyết định. Trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền - nhà nƣớc mà pháp luật đƣợc đặt ở vị trí thƣợng tôn - đòi hỏi cán bộ, công chức phải nắm vững không chỉ kiến thức pháp luật chung, mà còn phải nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến chuyên môn của họ để, trƣớc hết là chấp hành pháp luật; sau đó, có thể vận dụng pháp luật vào thực tế trong quá trình tiếp xúc, làm việc với nhân dân.

Thực tế cho thấy, việc coi nhẹ công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức nói chung, trong đó có công chức cấp xã là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật của công chức cấp xã chƣa cao. Cụ thể, “năng lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ thoái hóa, biến chất. Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cƣơng phép nƣớc chƣa nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơ quan giải

quyết công việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ máy chính quyền cơ sở nhiều nơi yếu kém [9, tr.175].

Mặt khác, hoạt động chuyên môn của công chức cũng chính là cơ sở để nhân dân đánh giá về hiệu lực và hiệu quả của bộ máy nhà nƣớc. Nhà nƣớc pháp quyền có những nguyên tắc, yêu cầu riêng, nhƣ pháp luật vì con ngƣời, phân công quyền lực, chủ quyền nhân dân, chính quyền chịu sự ràng buộc bởi pháp luật, tƣ pháp độc lập... Nhƣng, suy cho cùng, những yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền chỉ hƣớng về một mục tiêu là chống lại sự lạm quyền của nhà nƣớc, sự vi phạm của nhà nƣớc đối với những nguyên tắc pháp lý của việc hành xử quyền lực để bảo vệ những quyền và tự do của con ngƣời. Nhà

nước pháp quyền là nhà nƣớc bị hạn chế quyền lực bằng pháp luật. Trong khi

kêu gọi mọi công dân phải tuân thủ pháp luật thì bản thân mỗi công chức phải là những ngƣời đi tiên phong trong việc triệt để tuân thủ pháp luật. Đó cũng là sự đảm bảo một trong những nguyên tắc quan trọng của nhà nƣớc pháp quyền: mọi công dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật.

Công chức là “công bộc”, là “đầy tớ” của nhân dân, hàng ngày trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết các công việc thuộc chức năng của bộ máy hành chính nhà nƣớc có liên quan tới các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Giải quyết những công việc đó đòi hỏi phải đảm bảo tính trung thực trên cơ sở pháp lý và mang tính khoa học. Tuy nhiên, tỷ lệ công chức cấp xã chƣa đạt chuẩn còn cao; nhiều công chức cấp xã chƣa đƣợc đào tạo cơ bản và có hệ thống; tỉnh, thành nào cũng còn một số cán bộ, công chức có trình độ văn hóa tiểu học và chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Ở một số địa phƣơng, vẫn còn tình trạng cán bộ cấp cơ sở giải quyết công việc hàng ngày mà không quan tâm cập nhật chính sách, văn bản pháp luật mới.

Tham nhũng tràn lan ở các cấp, các ngành, nhất là ở cấp thấp, đang nhƣ một loại thuế đánh vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu nhƣ ở cấp

dƣới, các công chức cấp xã nhà nƣớc chỉ muốn duy trì những thủ tục quan liêu, rƣờm rà để có cơ hội hạch sách, vòi vĩnh ngƣời dân và doanh nghiệp; thì ở các cấp cao hơn, tham nhũng không lộ liễu, nhƣng nó bóp méo quy trình hoạch định chính sách và làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan công quyền. Những kẻ tham nhũng coi các cơ quan hành chính nhà nƣớc nhƣ là một thứ tài sản để tạo ra nguồn thu nhanh chóng. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên đây là do trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của một bộ phận đáng kể công chức còn nhiều hạn chế, bất cập. Chính vì vậy, việc giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã ở nƣớc ta hiện nay có vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho này, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của tiến trình cải cách hành chính, thực hành dân chủ cơ sở và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)