ĐIỂM ĐẶC THÙ VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI GIÁO DỤC PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 65 - 71)

LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2.1. Đặc thù của giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã ở Thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội đứng thứ 2 trên cả nƣớc về phát triển kinh tế, đây là thế mạnh đặc thù của Hà Nội so với các tỉnh thành khác để chính quyền cùng với các chủ thể GDPL thực hiện hoạt động GDPL một cách thuận lợi nhất. Tuy nhiên, kinh tế phát triển lại kéo theo những mặt trái nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, tệ nạn xã hội, phân biệt giàu nghèo... nên đòi hỏi các chủ thể GDPL cần có vốn tri thức, thực tiễn vững vàng thì mới có thể thực hiện tốt đƣợc công tác GDPL.

Sự giao thoa về văn hóa, lối sống giữa Hà Nội với các địa phƣơng khác cả nƣớc và nƣớc ngoài đã ảnh hƣởng đến đời sống xã hội của thủ đô. Từ đó, sự giao thoa tạo ra những thay đổi tích cực và tiêu cực trong lối sống. Chính vì vậy, công tác GDPL cần phải có sự tổng hợp, đánh giá rõ ràng về các nội dung, chƣơng trình, kế hoạch GDPL. Ví dụ: Công chức có thâm niên công tác

nhiều năm, với kinh nghiệm thực tiễn của họ, các chủ thể GDPL có thể tổng hợp, đánh giá vốn kiến thức kinh nghiệm thực tế này để truyền đạt cho các công chức kế cận.

Thành phố Hà Nội đƣợc phân định rõ ràng thành hai khu vực đó là khu vực nội thành và ngoại thành. Sự khác nhau của GDPL cho công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng liệt kê sự khác biệt trong GDPL cho công chức cấp xã giữa khu vực nội thành và khu vực ngoại thành trên địa bàn thành phố Hà Nội

Tiêu chí

GDPL cho công chức cấp xã đối với khu vực nội thành Hà

Nội

GDPL cho công chức cấp xã đối với khu vực ngoại

thành Hà Nội

Phƣơng pháp

Chủ yếu là phƣơng pháp giải thích. Do dân cƣ đông đúc nhiều thành phần trong xã hội, từ trí thức đến ngƣời lao động phổ thông. Họ cần có cơ sở pháp lý để giải quyết hợp lý các sự việc diễn ra hàng ngày.

Phƣơng pháp thuyết phục là chủ yếu. Do phần lớn tồn tại văn hóa làng xã với câu “Một trăm cái lý không bằng một tý cái tình”.

Nội dung Ngoài các nội dung GDPL chung đối với công chức cấp xã cần trú trọng nhiều đến nội dung về xử lý vi phạm hành chính.

Ngoài các nội dung GDPL chung đối với công chức cấp xã thì cần tập trung nhiều nội dung về hòa giải ở cơ sở, kỹ năng giao tiêp, ứng xử của ngƣời công chức và công tác trợ giúp pháp lý, đất đai, môi trƣờng, xây dựng và thực hiện hƣơng ƣớc, quy ƣớc của làng, bản, thôn, ấp

Hình thức Hình thức cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật, khai thác tủ sách pháp luật lại đƣợc thực hiện ít hơn so với khu vực ngoại thành.

Cần quan tâm nhiều đến hình thức cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật, khai thác, quản lý tủ sách pháp luật.

Chủ thể Có thêm sự tham gia đông đảo của các luật sƣ, các nhà khoa học chuyên ngành về từng lĩnh vực mà công chức cấp xã đảm nhận.

Bởi lẽ, khu vực nội thành tập trung nhiều các Văn phòng luật sƣ, văn phòng công chứng, tổ chức pháp lý và các trƣờng, học viên nghiên cứu chuyên sâu về nhiều lĩnh vực. Họ thƣờng đƣợc mời tham gia vào các hình thức khác nhau của GDPL cho công chức cấp xã.

Chủ yếu là các đồng chí lãnh đạo của cơ quan nhà nƣớc cấp trên trực tiếp, họ là những ngƣời kiêm nhiệm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung. Còn một số ít các buổi hội nghị tuyên truyền, GDPL mới có sự tham gia của các Luật sƣ, công chứng viên hay các nhà khoa học của các trƣờng, học viện theo từng lĩnh vực chuyên môn mà công chức cấp xã đảm nhận.

Mục đích Mục đích hình thành thói quen xử sự theo pháp luật thƣờng đƣợc coi trọng hơn cả trong công tác GDPL cho công chức cấp xã. Tại khu vực nội thành, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế trong lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ, đôi khi chỉ vì vụ lợi mà công chức cấp xã thực hiện không đúng với quy định của pháp luật. Do đó, hình thình thói quen xử sự theo

Mục đích tạo lập tình cảm, lòng tin đối với pháp luật từ phía công chức cấp xã đƣợc chủ thể GDPL coi trọng hơn cả khi tiến hành GDPL cho công chức cấp xã.

Bởi lẽ, cũng nhƣ phân tích ở trên với văn hóa làng xã ở nông thôn thì ảnh hƣởng rõ nét của tính cộng đồng (hƣớng ngoại - dựa dẫm, ỷ lại), tính tự trị (hƣớng nội -

pháp luật là vô cùng cần thiết khi GDPL cho công chức cấp xã trong khu vực nội thành Hà Nội.

ích kỷ, óc tƣ hữu) của làng xã nói chung đã tồn tại rất lâu đời nên nhiều khi pháp luật không đƣợc thực hiện nghiêm minh mà thƣờng giải quyết theo hƣớng “hòa cả làng”.

2.2.2. Sự tác động của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội đến công tác giáo dục pháp luật đối với công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội

Thứ nhất, sự tác động của vị trí địa lý, địa giới hành chính.

Ý thức pháp luật và công tác GDPL cho công chức cấp xã chịu sự tác động rất lớn từ yếu tố vị trí, địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Hà Nội giáp với 07 tỉnh trên địa giới hành chính tạo nên sự hợp tác, giúp đỡ giữa các tỉnh trong công tác GDPL cũng nhƣ nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân nói chung. Với số lƣợng lớn là 30 đơn vị hành chính cấp huyện, Hà Nội đã tập trung chỉ đạo, thƣờng xuyên quan tâm đối với công tác GDPL đến từng đơn vị. Nhiều đơn vị hành chính cấp huyện cũng là nguyên nhân dẫn đến một số hoạt động trong công tác GDPL nói chung đôi khi còn chƣa kịp thời. Sự chƣa kịp thời đƣợc thể hiện rõ trong công tác bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các công chức cấp xã. Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội phải gián tiếp thông qua số lƣợng lớn các quận, huyện, thị xã mới có đƣợc các số liệu thống kê cần thiết cho công tác GDPL cho công chức cấp xã.

Đối với cấp xã, toàn thành phố có tổng số 584 xã, phƣờng, thị trấn. Đây là một con số rất lớn gây ra những chồng chéo nhất định cho công tác quản lý GDPL cho cán bộ, công chức cấp xã. Số lƣợng xã, phƣờng, thị trấn nhiều, trong khi Phòng Tƣ pháp chỉ có số lƣợng cán bộ công chức có hạn, họ phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau. Do vậy, công tác GDPL cho công chức

cấp xã hàng năm đều phải có sự phối hợp với Sở Tƣ pháp hay các cơ sở đào tạo luật, chức danh tƣ pháp nhƣ Học viện tƣ pháp, các trƣờng đại học ngành luật...

Cuộc sống lao động, sản xuất, mƣu sinh, kinh doanh của con ngƣời ở thành phố Hà Nội chịu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đồng thời với vị trí địa lý đặc trƣng nêu trên, tƣ duy, nếp nghĩ, lối sống của ngƣời dân nơi đây chịu nhiều tác động tích cực và tiêu cực. Trong số đó có sự tác động tiêu cực đến ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của các cá nhân trong sản xuất, kinh doanh. Do vấn đề lợi nhuận, lợi ích vật chất đem lại, sự buông thả của một bộ phận ngƣời dân nên họ đã tìm mọi cách để thỏa mãn cho riêng mình và đã có những hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai, sự tác động của các điều kiện tự nhiên đến công tác GDPL cho công chức cấp xã.

Thành phố Hà Nội là một khu vực đồng bằng đƣợc bồi đắp từ các sông hồ và đồng bằng chiếm tới phần lớn diện tích. Vì vậy, nơi đây tập trung đông dân cƣ sinh sống. Tại các UBND xã, công chức cấp xã thƣờng là ngƣời bản địa, họ nắm bắt rất tốt về tình hình dân cƣ, đời sống sinh hoạt của nhân dân. Với số lƣợng dân cƣ tập trung đông đúc tại vùng đồng bằng, nhƣng các công chức cấp xã luôn xử lý tốt các tình huống phức tạp mà trong đôi khi trong thủ tục hành chính chƣa đƣợc đề cập.

Nhƣ vậy, các công chức cấp xã thƣờng có vốn kinh nghiệm sống gắn với địa bàn dân cƣ nơi mà họ sinh ra và lớn lên, nắm bắt từng diễn biến phức tạp đã xảy ra. Do vậy, công tác GDPL cho công chức cấp xã cần phải có những hình thức giáo dục sao cho hợp lý để các đối tƣợng này có điều kiện để chia sẽ kinh nghiệm giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền.

Thứ ba, sự tác động của các điều kiện về kinh tế đến công tác GDPL cho công chức cấp xã

hội ở Hà Nội cũng bị tác động tích cực hoặc tiêu cực do sự phát triển của kinh tế mang lại. Đối với công tác GDPL cho công chức cấp xã nói riêng, tác động của kinh tế đƣợc thể hiện hết sức rõ rệt.

Nền kinh tế của Hà Nội qua các năm không ngừng tăng lên đã kéo theo đó sự phát triển không ngừng của các dịch vụ, các thủ tục hành chính đƣợc bổ sung sao cho kịp thời. Trên địa bàn xã, phƣờng thị trấn, công chức cấp xã cũng tham mƣu cho UBND ban hành văn bản quy phạm pháp luật để phát triển kinh tế xã hội tại địa phƣơng. Do vậy, công tác GDPL đối với công chức này trong lĩnh vực kinh tế là rất cần thiết.

Sự phát triển của kinh tế cũng có sự tác động tiêu cực đến công tác GDPL nói chung và công tác GDPL cho công chức cấp xã nói riêng. Kinh tế phát triển kéo theo những mặt trái của nó nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, tệ nạn xã hội, phân biệt giàu nghèo... đã và đang diễn ra tại thành phố Hà Nội. Do vậy, công chức cấp xã phải có vốn tri thức pháp luật rất rộng để có thể phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể tại địa phƣơng giải quyết tốt những vấn đề tiêu cực trong xã hội. Từ đó, nội dung, chƣơng trình, kế hoạch GDPL cho công chức cấp xã cần phải có sự tham gia phối hợp từ phía các chủ thể có liên quan khác trong bộ máy quản lý nhà nƣớc và toàn xã hội.

Thứ tư, sự tác động của các điều kiện về văn hóa - xã hội đến công tác GDPL cho công chức cấp xã.

Hà Nội là địa phƣơng quy tụ nhiều những phong tục, tập quán từ các vùng miền khác trên cả nƣớc tạo nên một nền văn hóa đặc trƣng riêng mà chỉ có ở nơi đây. Đối với công chức cấp xã, họ thƣờng nắm bắt hết tất cả diễn biến lịch sử, tình hình đời sống của nhân dân trên địa bàn quản lý. Do vậy, nền văn hóa đặc trƣng của Hà Nội đã ảnh hƣởng sâu rộng đến tâm tƣ, tình cảm, thái độ, nội dung các công việc mà công chức cấp xã đảm nhận.

Biểu hiện rõ nét nhất là trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Việc tập trung nhiều dân cƣ các tỉnh thành khác về sinh sống, họ có nhân thân, có gốc tích rõ ràng và ngƣời công chức cấp xã thƣờng nắm rõ “trong lòng bàn tay”. Điều này đã góp phần tích cực cho việc giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch của công chức cấp xã. Từ đó, các chủ thể GDPL cần tổng hợp, đánh giá những tri thức thực tiễn mà các công chức cấp xã đã và đang nắm rõ. Việc tổng hợp, đánh giá này rất có lợi để đƣa ra nội dung, chƣơng trình, kế hoạch GDPL cho công chức tƣ pháp - hộ tịch trẻ kế cận mai sau.

Công chức cấp xã cũng thƣờng là ngƣời dân bản địa, do vậy họ ít nhiều cũng ảnh hƣởng bởi những yếu tố văn hóa này. Chủ thể GDPL cần chú ý đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử, xử lý tình huống cho các công chức cấp xã. Là những ngƣời thƣờng xuyên trực tiếp đối diện với ngƣời dân nên hình ảnh chính quyền tốt hay xấu đều biểu hiện qua công chức này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)