Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã thông qua các hình thức khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 81 - 90)

thức khác

Thứ nhất, tổ chức các buổi tấp huấn theo từng chuyên đề

Trong những năm qua, công chức cấp xã tại thành phố Hà Nội đã đƣợc tham gia rất nhiều các buổi tập huấn do Phòng Tƣ pháp cấp huyện cùng Sở

Tƣ pháp tổ chức. Tập huấn pháp luật có thể được coi là một lớp học pháp luật. Nội dung tập huấn xoay quanh những thủ tục hành chính mà công chức

cấp xã thực hiện hàng ngày trong lĩnh vực công tác. Qua đó, họ sẽ áp dụng một cách kịp thời những kỹ năng làm việc từ các buổi tập huấn vào ngay thực tế tại cơ quan. Với những chuyên đề mới với các nội dung đƣợc quy định trong các văn bản pháp luật mới ban hành để kịp thời đƣa vào cuộc sống.

Thực tiễn công tác tổ chức tập huấn cho công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy, mỗi năm định kỳ có 02 đợt tập huấn. Cụ thể, thành phố đã chỉ đạo Sở Tƣ pháp, các Sở ngành liên quan và UBND cấp huyện hàng năm tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho trên 4.500 lƣợt công chức cấp xã.

Ví dụ: Tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tháng 4 hàng năm sẽ có lớp tập huấn cho nghiệp vụ hòa giải đối với các công chức cấp xã và các hòa giải viên của các tổ hòa giải. Cụ thể, theo công văn số 74/TP-PBGDPL ngày 16/3/2015 của Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm về việc lập danh sách công chức cấp xã và hòa giải viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác hòa giải ở cơ sở năm 2015. Theo đó, Phòng Tư pháp huyện Gia Lâm đã phối hợp cùng Sở Tư pháp, Sở Nội vụ thành phố và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện đã tham mưu cho UBND huyện triển khai tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng công tác hòa giải ở cơ sở năm 2015 cho đối tượng là công chức cấp xã và hòa giải viên của xã, thị trấn. Sau khi các xã, thị trấn tổng hợp danh sách học viên là các công chức cấp xã và các hòa giải viên ở đơn vị mình, Phòng Tư pháp đã kịp thời tổng hợp, xây dựng văn bản đề xuất UBND huyện quyết định mở lớp bồi dưỡng vào đầu tháng 4/2015.

Đến tháng 8 hoặc tháng 9, Phòng Tư pháp lại tiếp tục tập huấn cho công chức tư pháp hộ tịch về các lĩnh vực tư pháp mà họ đảm nhận như xử lý vi phạm hành chính, luật phổ biến GDPL, luật thi hành án hình sự, pháp luật về hộ tịch, chứng thực. Cụ thể, theo Giấy mời số 329/GM-UBND ngày 13/9/2012, thực hiện

bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác tư pháp năm 2012 cho công chức cấp xã. Địa điểm tập huấn tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, thời gian là 02 ngày từ ngày 20/9/2012 đến ngày 21/9/2012.

Ngoài các đợt tập huấn theo định kỳ hàng năm, Phòng Tƣ pháp phối hợp cùng Sở Tƣ pháp thành phố để tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề mà văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành, cần kịp thời đƣa vào áp dụng trên thực tế.

Thứ hai, tổ chức cung cấp tài liệu, thông tin pháp luật

Tiếp tục thực hiện Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật của các xã, thị trấn; đến nay, Tủ sách pháp luật tại các xã, thị trấn trên địa bàn Thành phố đƣợc củng cố và tăng cƣờng kinh phí đƣợc cấp từ ngân sách phục vụ cho công tác mua sắm, bổ sung đầu sách pháp luật mới ban hành và thay thế đầu sách pháp luật đã hết hiệu lực thi hành nhằm kịp thời phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ và nhân dân ở địa phƣơng. Hàng năm Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội đều ban hành văn bản yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh tổ chức quán triệt, giới thiệu, tuyên truyền về tủ sách pháp luật đến cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Khảo sát cho thấy: Sở Tƣ pháp thƣờng xuyên chỉ đạo Phòng Tƣ pháp các huyện, thị xã mua bổ sung danh mục sách, tài liệu pháp luật cần thiết cho tủ sách pháp luật; chỉ đạo Phòng Tƣ pháp đôn đốc, hƣớng dẫn công chức cấp xã báo cáo công tác quản lý, khai thác tủ sách pháp luật tại địa phƣơng.

Sở Tƣ pháp biên soạn, phát hành tờ rơi, tờ gấp phổ biến pháp luật, sách pháp luật bỏ túi, dễ hiểu và thiết thực đối với đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân để cấp phát cho tủ sách pháp luật. Kinh phí đƣợc phân bổ kịp thời để phục vụ cho việc bổ sung tài liệu, tạo cơ sở vật chất cho tủ sách pháp luật. Việc tổ chức cung cấp tài liệu đƣợc thực hiện thông qua việc phát tài liệu về

cơ sở, phát tài liệu trực tiếp tại các buổi tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tại các hội nghị, cuộc thi...

Các tài liệu mà Sở tƣ pháp phối hợp cùng Phòng Tƣ pháp quận, huyện, thị xã phát bao gồm các sách và tờ gấp về pháp luật. Cụ thể:

Về các tài liệu phát bao gồm Sách, tờ gấp. Đối với sách có tên các đầu sách nhƣ: hƣớng dẫn nghiệp vụ công tác hộ tịch, chứng thực cho công chức cấp xã cấp xã; sách Tìm hiểu một số nội dung của Luật xử lý vi phạm hành chính; sổ tay pháp luật cho thanh niên; sách hỏi - đáp pháp luật về phòng chống tham nhũng; sách hỏi - đáp một số quy định của pháp luật về thủ đô; Sách về Luật giám định tƣ pháp; sổ tay pháp luật cho tuyên truyền viên cơ sở; tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm; tìm hiểu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dƣng, kinh doanh bất động sản, khai thác, kinh doanh vật liệu xây dựng; tìm hiểu một số quy định về Luật Đất đai năm 2013; sách hỏi đáp về Luật công chứng năm 2014; tìm hiểu một số nội dung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình; tìm hiểu một số quy định của Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí...

Về tờ gấp có các đầu tên nhƣ: tìm hiểu một số quy định của pháp luật

về phổ biến giáo dục pháp luật; tìm hiểu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; tìm hiểu một số quy định của Bộ luật Hình sự; tìm hiểu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng; tìm hiểu một số quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tìm hiểu một số quy định của Luật tiếp công dân...

Đối với hình thức cung cấp thông tin pháp luật. Công chức cấp xã luôn đƣợc các Phòng chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành dọc. Hình thức

cung cấp thông tin pháp luật đƣợc thực hiện thông qua hoạt động gửi công văn đi, công văn đến hoặc tƣ vấn pháp luật trực tiếp. Hàng tháng, quý, năm, công chức cấp xã có công văn chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật mới có hiệu lực, mới ban hành. Việc chỉ đạo này thƣờng đƣợc thực hiện qua Phần mềm truyền nhận văn bản qua cổng thông tin điện tử của UBND quận, huyện,

thị xã. Do đó, các thông tin pháp luật luôn đƣợc cập nhật, giúp cho công tác chuyên môn của công chức cấp xã đƣợc thực hiện một cách khẩn trƣơng, nhanh chóng. Hiệu quả đem lại đó là công dân ở cơ sở đƣợc phục vụ kịp thời, không tốn thời gian công sức đi lại để thực hiện các thủ tục hành chính.

Thứ ba, tổ chức các buổi họp, hội nghị có nội dung về các văn bản pháp luật

Hình thức tập huấn, bồi dƣỡng cho công chức tƣ pháp hộ tịch ngày nay đƣợc đổi mới thông qua các cuộc họp, hội nghị chuyên đề phân tích các tình huống khó, các tình huống mới phát sinh những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện công tác. Tại thành phố Hà Nội, các quận Hoàn Kiếm, Long Biên, Đống Đa, Cầu Giấy, Ba Đình và huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phƣợng, thị xã Sơn Tây đã thực hiện rất tốt và có hiệu quả từ công tác này.

Kết hợp với Phòng Tƣ pháp các quận, huyện, thị xã, Sở Tƣ pháp thành phố Hà Nội cũng mở các lớp tập huấn với nhiều các chuyên đề khác nhau có sự tham gia đông đảo của công chức cấp xã. Cụ thể nhƣ: hội nghị triển khai thi hành Luật nuôi con nuôi năm 2010; hội nghị triển khai thông tƣ số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2020 về việc ban hành và hƣớng dẫn việc ghi chép, lƣu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; hội nghị triển khai Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết một số điều của Luật nuôi con nuôi; hội nghị triển khai Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; triển khai thi hành luật Hôn nhân và gia

đình năm 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội; hội nghị kiến thức pháp luật về Hộ tịch đến lãnh đạo UBND và công chức cấp xã xã, phƣờng, thị trấn trên địa bàn thành phố; hội nghị triển khai thông tƣ số 24/2014/TT- BTP sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 12/2011/TTBTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tƣ pháp về việc ban hành và hƣớng dẫn ghi chép, lƣu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi; hội nghị triển khai Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình; hội nghị tuyên truyền Hiến pháp năm 2013... (Số liệu do Phòng hành chính tư pháp - Sở Tư pháp cung cấp).

Thứ tư, GDPL cho công chức cấp xã thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan

Xác định rõ vị trí, vai trò của công tác GDPL trong hoạt động quản lý điều hành của chính quyền cơ sở, trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền của thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện để công tác ở cơ sở đi vào nề nếp và hiệu quả. Hàng năm, UBND thành phố và UBND quận, huyện, thị xã ban hành các Kế hoạch trọng tâm công tác Tƣ pháp, các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực đƣợc triển khai thực hiện.

Cùng với UBND thành phố, UBND quận huyện thị xã, UBND xã phƣờng thị trấn cũng phối hợp để chỉ đạo công tác tuyên truyền, GDPL cho công chức cấp xã thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Theo báo cáo, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Thành phố, của UBND quận, huyện, thị xã đã soạn nhiều tin bài tuyên truyền các quy định pháp luật về TP- HT trên hệ thống đài truyền hình, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, Báo Pháp luật và xã hội. Từ đó, quy định của các văn bản pháp luật kịp thời đến với

công chức cấp xã, nâng cao trách nhiệm và ý thức thực hiện pháp luật của họ. Năm 2013, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số

01/CT- UBND về Năm kỷ cƣơng hành chính và ban hành bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực TP-HT, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, khả thi phù hợp với thực tiễn. Các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đƣợc đăng tải trên trang thông tin điện tử của thành phố, các quận, huyện, thị xã và niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phƣờng, thị trân. Do đó, công chức cấp xã luôn đƣợc thành phố quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, trau dồi kiến thức pháp luật về TP-HT từ các thủ tục hành chính đƣợc đăng tải và niêm yết.

Thứ năm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hội thi trao đổi nghiệp vụ đối với các công chức cấp xã

Các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, hội thi trao đổi nghiệp vụ là hình thức GDPL nổi bật trong công tác GDPL cho công chức cấp xã. Các cuộc thi, hội thi luôn là dịp để ngành nội vụ của thành phố đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật của công chức và việc áp dụng trong thực tiễn, phát hiện những kinh nghiệm hay, những điển hình xuất sắc cũng nhƣ những hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ của công chức cấp xã. Trên cơ sở đó củng cố, kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của công chức này nói riêng, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu cải cách hành chính.

Tại UBND xã, phƣờng, thị trấn, công chức cấp xã đƣợc cộng nhận là các tuyên truyền viên pháp luật từ các quyết định của chủ tịch UBND. Là tuyên truyền viên pháp luật, họ có vai trò to lớn trong hoạt động GDPL cho cán bộ, công chức và nhân dân ở cơ sở. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, thành phố Hà Nội đã tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho công chức này.

Điển hình nhất, sau khi Luật phòng, chống tội buôn bán ngƣời ra đời, thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về

phòng, chống tội buôn bán người” cho công chức cấp xã. Cuộc thi nhằm

cho họ nắm và vận dụng tốt các điều luật, các quy trình, quy định trong công tác tuyên truyền, tiếp cận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về, phát hiện, tố giác các hành vi mua bán ngƣời.

Năm 2014, thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp

nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cuộc thi đã nhận đƣợc sự tham gia đông đảo của các cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân, trong đó có công chức cấp xã. Với vai trò là tuyên truyền viên pháp luật, cuộc thi này có ý nghĩa vô cùng to lớn cho công chức cấp xã trong công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung của Hiến pháp 2013 đến cán bộ, nhân dân ở cơ sở.

Hay, trƣớc khi Luật hộ tịch đƣợc ban hành, Sở Tƣ pháp thành phố cũng đã tham mƣu cho UBND thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi “Hộ tịch viên giỏi” với mục đích không ngừng nâng cao nghiệp vu, đủ về số lƣợng, vững về

chất lƣợng cho công chức cấp xã. Cuộc thi Hộ tịch viên giỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội đƣợc đánh giá là ngày hội thực sự không chỉ của các công chức cấp xã.

Thứ sáu, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra công vụ

Hàng năm, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tiến hành thƣờng xuyên việc xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra công vụ định kỳ và đột xuất đối với công chức cấp xã thông qua các Đoàn thanh tra công vụ và kiểm tra tại cơ sở. Theo định kỳ 6 tháng, 1 năm, UBND quận, huyện, thị xã với sự tham mƣu của Phòng Tƣ pháp, Nội vụ thực hiện việc kiểm tra, thanh tra công vụ đối với công chức cấp xã rất hiệu quả. Qua đó, cấp huyện đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót trong công tác ở cơ sở.

Trong các nội dung của hoạt động Đoàn thanh tra công vụ, việc thƣờng xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các sai sót. Trong quá trình thực hiện quyết định của UBND tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, công chức cấp xã

thanh tra công vụ. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác kiểm tra định kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 81 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)