Chủ thể và đối tƣợng giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

1.2.4.1. Chủ thể giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Theo lý luận giáo dục học, chủ thể giáo dục là thầy, cô giáo và tất cả những ngƣời làm công tác giáo dục khác. Vận dụng lý luận này vào lĩnh vực giáo dục pháp luật, có thể hiểu, chủ thể giáo dục pháp luật là tất cả những ngƣời mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật cho đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật. Đó là những nhà giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, cách hiểu này mới chỉ nhìn thấy một chiều cạnh của chủ thể giáo dục pháp luật là những ngƣời trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia truyền đạt nội dung, chƣơng trình giáo dục pháp luật, mà chƣa nhìn thấy một thành tố vô cùng quan trọng khác của chủ thể giáo dục pháp luật - các cơ sở giáo dục, đào tạo về pháp luật. Chính các cơ sở giáo dục, đào tạo pháp luật với hệ thống cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, cán bộ, với hoạt động quản lý và sự vận hành của

nó, cùng với các nhà giáo dục pháp luật (thầy, cô giáo, chuyên gia...) mới tạo nên chủ thể giáo dục pháp luật với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này. Nhƣ vậy, chủ thể giáo dục pháp luật cần đƣợc nhìn nhận từ cả hai phƣơng diện: cơ sở giáo dục, đào tạo về pháp luật và các nhà giáo dục pháp luật.

Nhìn trên phƣơng diện thứ nhất, chủ thể giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - cơ sở giáo dục, đào tạo về pháp luật - có thể là các Trƣờng Đại học Luật, các Khoa Luật, Học viện Hành chính Quốc gia, Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức (thuộc Bộ Nội vụ), các Trƣờng Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị quận, huyện; ngoài ra, có thể kể tới các cơ quan nhƣ Học viện Tƣ pháp, Hội Luật gia, Liên đoàn Luật sƣ... (chủ yếu với hình thức tập huấn, bồi dƣỡng). Chính các cơ sở giáo dục, đào tạo luật là nơi chuẩn bị các điều kiện vật chất (phòng học, thƣ viện, phƣơng tiện nghe-nhìn...), xây dựng, ban hành và quản lý nội dung, chƣơng trình giáo dục, đào tạo pháp luật (khung chƣơng trình, giáo trình, sách tham khảo...), tuyển dụng và quản lý cán bộ, giảng viên (thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, chuyên viên), thực hiện kế hoạch tuyển sinh (chiêu sinh, phân loại đối tƣợng, xếp lớp...), triển khai giảng dạy, kiểm tra, đánh giá và công nhận tốt nghiệp - những yếu tố không thể thiếu của hoạt động giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã.

Nhìn trên phƣơng diện thứ hai, chủ thể giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã - các nhà giáo dục pháp luật - bao gồm chủ thể giáo dục pháp luật chuyên nghiệp và chủ thể giáo dục pháp luật không chuyên nghiệp, đều đảm trách các nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã. Chủ thể giáo dục pháp luật chuyên nghiệp là những ngƣời chuyên làm công tác giáo dục, đào tạo về pháp luật trong các cơ sở giáo dục, đào tạo luật, đƣợc đào tạo chuyên về pháp luật, có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu và trực tiếp là thực hiện các mục đích, mục tiêu, nội dung giáo dục pháp luật. Đó chính là các thầy, cô giáo đang tham gia giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật, cán bộ chỉ đạo,

thực hiện công tác giáo dục pháp luật ở các cơ quan tƣ pháp... Chủ thể giáo dục pháp luật không chuyên nghiệp là những ngƣời có chức năng, nhiệm vụ chính không phải là giáo dục pháp luật, mà thông qua hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các mục đích, mục tiêu của giáo dục pháp luật, nhƣ chuyên gia pháp luật, luật sƣ...

Theo tác giả, chủ thể giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã chủ yếu

phải là các nhà giáo dục pháp luật chuyên nghiệp - những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, có thâm niên công tác và kinh nghiệm thực tiễn phong phú; ngoài ra, có thể sử dụng các chuyên gia pháp luật khi nội dung giáo dục pháp luật là những vấn đề liên quan trực tiếp đến lĩnh vực chuyên môn của họ.

1.2.4.2. Đối tượng của giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã

Đối tƣợng của giáo dục pháp luật chính là những ngƣời chịu sự tác động của chủ thể giáo dục pháp luật, trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục pháp luật để tiếp thu, hấp thụ những thông tin, kiến thức pháp luật xuất phát từ nhu cầu hình thành, tích lũy, củng cố hay nâng cao vốn tri thức, hiểu biết pháp luật của bản thân, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Đối tƣợng của giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là công chức cấp xã. Xuất phát từ những nhu cầu, mục tiêu khác nhau, các công chức cấp xã tham dự vào hoạt động giáo dục pháp luật.

Công chức cấp xã gồm những ngƣời đang làm việc trong ủy ban nhân dân cấp xã, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, từ văn hóa, thể thao, giáo dục, tài nguyên - môi trƣờng, cho đến xây dựng, nông nghiệp, địa chính, tƣ pháp... Việc tuyển dụng công chức cấp xã vào làm việc tại Ủy ban nhân dân lúc đầu chủ yếu dựa trên bằng cấp, lĩnh vực chuyên môn, ngành nghề mà họ đƣợc đào tạo, ít chú ý đến những đòi hỏi về kiến thức, hiểu biết pháp luật. Chỉ đến khi va chạm với thực tế cuộc sống, tác nghiệp hành chính - công vụ, giải quyết các công việc hành

chính liên quan đến lợi ích của nhà nƣớc và công dân... mới nảy sinh nhu cầu của công chức cấp xã về kiến thức pháp luật và vận dụng chúng vào thực tiễn công tác. Nhƣ vậy, chính thực tiễn thực thi công vụ đã làm nảy sinh nhu cầu cần đƣợc giáo dục pháp luật của công chức cấp xã.

Mặt khác, ngoài kiến thức chuyên môn, nền tảng kiến thức, hiểu biết pháp luật của công chức nói chung, trong đó có công chức cấp xã là rất khác nhau, tiếp nhận từ các nguồn thông tin khác nhau. Ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, trình độ tối thiểu về pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã có thể là đã đƣợc học một ít kiến thức pháp luật có trong môn Giáo dục công dân thuộc chƣơng trình trung học phổ thông, chƣơng “Pháp luật” trong môn học Chính trị ở các trƣờng trung cấp hoặc kiến thức về nhà nƣớc và pháp luật trong chƣơng trình trung cấp chính trị. Ở một trình độ cao hơn, công chức cấp xã cấp xã, huyện, tỉnh có thể đã đƣợc học môn Pháp luật đại cương và một

môn Luật chuyên ngành tại trƣờng cao đẳng hay đại học mà họ đã tốt nghiệp. Chẳng hạn, các công chức hành chính làm việc ở các cơ quan quản lý kinh tế, đã tốt nghiệp Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân, thì có thể họ đã đƣợc học môn Pháp luật đại cƣơng và môn Luật Kinh tế. Ở trình độ cao, công chức cấp xã có thể đã tốt nghiệp cử nhân luật hoặc cử nhân hành chính. Ví dụ, công chức cấp xã cấp xã đã tốt nghiệp đại học luật thì đã đƣợc trang bị tƣơng đối đầy đủ, hệ thống kiến thức, hiểu biết pháp luật; nhƣng công chức hành chính cấp bộ, dù đã tốt nghiệp Học viện Hành chính Quốc gia, lại chỉ đƣợc trang bị kiến thức Lý luận nhà nƣớc và pháp luật, Luật hành chính, Luật đất đai... Hệ thống pháp luật luôn luôn đƣợc sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống; vì vậy, dù là cán bộ, công chức thuộc cấp nào, ngành nào, đã có kiến thức pháp luật ở trình độ nào, thì họ vẫn cần đến giáo dục pháp luật để bổ khuyết, cập nhật thông tin, kiến thức pháp luật mới với mức độ yêu cầu, đòi hỏi khác nhau.

Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cần

căn cứ vào nhu cầu, mục tiêu, trình độ kiến thức pháp luật đã có, cấp hành chính, lĩnh vực chuyên môn của mỗi công chức cấp xã để tổ chức, bố trí các lớp đào tạo, bồi dưỡng một cách hợp lý nhất, lựa chọn nội dung, giảng viên và hình thức giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng. Sự phân hóa đối

tƣợng công chức cấp xã tham gia giáo dục pháp luật theo các tiêu chí nêu trên là hết sức cần thiết để giảm thiểu sức ngƣời, sức của mà vẫn đạt hiệu quả cao; đồng thời, tìm ra nội dung, phƣơng pháp và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tƣợng. Điều quan trọng hơn là phải phân loại đối tượng theo chức danh để có chương trình giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý khác với chương trình dành cho cán bộ, công chức thừa hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)