Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã phải đảm bảo tính thƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

thƣờng xuyên, liên tục bằng nhiều hình thức

Đặc thù nghề nghiệp của công chức cấp xã đòi hỏi GDPL cho công chức này phải đảm bảo đƣợc tính thƣờng xuyên, liên tục. Các chủ thể GDPL phải thực hiện có hiệu quả, đem lại các kiến thức pháp luật hiện hành, kỹ năng giải quyết tình huống cho công chức cấp xã. Từ đó, GDPL sẽ không mang tính hình thức, chỉ đủ theo yêu cầu, chỉ tiêu kế hoạch đã định sẵn. Với góc nhìn tới tƣơng lai, nƣớc ta đã và đang xây dựng nền hành chính hiện đại trong bối cảnh đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh đó vừa tạo lập điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng công chức chuyên nghiệp của Việt Nam, nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại.

Kinh tế, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của ngƣời dân ngày càng nâng cao, kéo theo các thủ tục hành chính nói chung ngày càng nhiều, phức tạp mà pháp luật đôi khi không kịp điều chỉnh. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến GDPL cho công chức. Công chức cấp xã lại là ngƣời luôn đối diện trực tiếp giải quyết các công việc với ngƣời dân. Để công chức ngày càng nhận thức hành động và suy nghĩ theo pháp luật, thì vai trò của các ngành, các cấp, cùng các chủ thể GDPL phải thƣờng xuyên, liên tục tuyên truyền giáo dục phát luật. Họ cần phải nắm rõ, am hiểu sâu về pháp luật, nhìn

nhận nhanh nhẹn thực tế tình hình vi phạm pháp luật đáp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu công việc đƣợc giao.

GDPL cho công chức cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, hiệu quả và phù hợp với nhiều hình thức tổ chức phong phú đa dạng nhƣ phổ biến pháp luật trực tiếp thông qua hoạt động tập huấn chuyên đề, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ; hoạt động tƣ vấn, hƣớng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật; lồng ghép hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật; thông qua chƣơng trình GDPL ở các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; lồng ghép trong các việc giải quyết thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức hội nghị triển khai các văn bản pháp luật, sinh hoạt “Ngày pháp luật”, lồng ghép vào các buổi sinh hoạt “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”.

Các hình thức, nội dung, biện pháp thực hiện GDPL cho công chức bảo đảm tính liên tục và đa dạng hóa kết hợp thực hiện nhiều hình thức phổ biến GDPL với nhau. GDPL nên chọn những hình thức tuyên truyền phù hợp với đối tƣợng là công chức. Cụ thể, các hình thức GDPL có sự phù hợp với từng ngƣời công chức ở các địa phƣơng khác nhau từ miền núi biên giới, thành thị, nông thôn. GDPL cho công chức phải có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng chƣơng trình, kế hoạch cụ thể trong đó xác định rõ đối tƣợng nào cần tập trung tuyên truyền, nội dung và hình thức tuyên truyền nhƣ thế nào, từ đó nâng cao hiệu quả, tính thiết thực của công tác phổ biến GDPL.

Nhƣ vậy, để đẩy mạnh công tác GDPL cho công chức cấp xã, kịp thời triển khai các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc đi vào cuộc sống. Các hoạt động GDPL cho công chức phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, liên tục gắn với việc thƣờng xuyên đổi mới hình thức, phƣơng pháp GDPL phù hợp; đƣa công tác GDPL đi vào nề nếp và có hiệu quả đối

với cán bộ công chức nói chung và đối với công chức nói riêng, góp phần thực hiện tốt phƣơng châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)