Chủ thể của giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 90 - 92)

Chỉ thị số 32-CT/TW đã xác định rõ công tác GDPL là bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, là trách nhiệm của các ngành, các cấp. Trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc chỉ đạo, lãnh đạo công tác này của cấp uỷ và chính quyền một số quận, huyện, thị xã chƣa sát sao, chƣa gắn kết chặt chẽ hoạt động chuyên môn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Hội đồng PBGDPL từ thành phố đến cơ sở chƣa thực sự tạo đƣợc bƣớc đột phá. Do đó, hoạt động của Hội đồng PBGDPL khó có thể biến nhận thức về tầm quan trọng của công tác GDPL thành hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác GDPL.

Ngoài ra, hoạt động của Hội đồng PBGDPL thành phố Hà Nội chƣa nhạy bén, chƣa theo sát đƣợc yêu cầu, đòi hỏi của công tác GDPL trong từng thời kỳ. Trong hoạt động còn thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa các Ban và giữa các thành viên Hội đồng. Chủ yếu hoạt động theo cơ chế phối hợp, các thành viên làm việc kiêm nhiệm nên không thể dành nhiều thời gian đầu tƣ cho công

tác GDPL. Phần lớn thành viên tham gia Hội đồng PBGDPL các cấp giữ vị trí lãnh đạo ở thành phố, quận, huyện, thị xã phải đảm trách nhiều công việc nên sự chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hƣớng dẫn và phối hợp chƣa thật đều.

Việc hoạt động phổ biến GDPL tại một số đơn vị quận, huyện, thị xã và cấp xã còn mang tính hình thức, chƣa thực sự phát huy đƣợc vai trò phối hợp để thực hiện công tác GDPL. Trách nhiệm của từng ban, từng thành viên chƣa đƣợc phát huy một cách đồng đều, một số thành viên còn thiếu tính tích cực, chủ động trong triển khai các hoạt động GDPL.

Nhận thức của một số cấp uỷ Đảng tại thành phố Hà Nội về công tác GDPL chƣa thực sự đầy đủ và chƣa tƣơng xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này, do vậy đã cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan Tƣ pháp. Công tác tham mƣu cho cơ quan tƣ pháp và cơ quan chuyên môn của cấp ủy, chính quyền nhiều khi chƣa chủ động, chƣa thƣờng xuyên, kịp thời. Việc kiện toàn tổ chức làm công tác GDPL và cơ chế phối hợp để GDPL chậm đƣợc đổi mới. Nguồn nhân lực hiện có của công tác GDPL còn nhiều bất cập, chƣa ngang tầm nhiệm vụ và đáp ứng đƣợc đòi hỏi phát triển của Thủ đô. Lực lƣợng làm công tác GDPL tuy đông về số lƣợng nhƣng lại phân tán, số ngƣời chuyên trách không nhiều, mà chủ yếu là kiêm nhiệm; từng lúc việc nghiên cứu, biên soạn tài liệu tuyên truyền cũng nhƣ việc tham gia các buổi, đợt triển khai công tác GDPL đến công chức cấp xã ở cơ sở còn hạn chế, thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả chƣa cao.

Ngoài ra, cán bộ làm công tác GDPL có trình độ không đồng đều tính chuyên nghiệp trong GDPL của cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác GDPL chƣa cao. Chất lƣợng của cán bộ làm công tác GDPL còn thấp, thiếu một cơ chế đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch lâu dài nguồn nhân lực cho công tác GDPL. Một số quận, huyện, thị xã chƣa thực sự quan tâm tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ GDPL. Báo cáo viên pháp luật huyện và lực lƣợng tuyên truyền viên pháp luật các xã hầu hết là kiêm nhiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)