Nguồn lực đầu tƣ cho giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 96 - 99)

Cơ sở vật chất, phƣơng tiện dành cho công tác GDPL của thành phố Hà Nội nói chung chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Mặc dù là Thủ đô của cả nƣớc, có tiềm lực kinh tế phát triển, nhƣng khi đầu tƣ kinh phí cho công tác GDPL còn nhiều hạn chế. Dự toán kinh phí tồn tại việc phân bổ không đồng đều kinh phí GDPL ở từng quận, huyện, thị xã. Đồng thời, do chƣa có cơ sở pháp lý rõ ràng và đủ mạnh nên các quận, huyện thị xã đã lúng túng trong việc dự trù hoặc cấp kinh phí phù hợp cho công tác này. Đặc biệt, sau khi Hà Nội mở rộng, các quận huyện vẫn còn đang khó khăn về vấn đề phát triển kinh tế.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay, GDPL không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền thành phố mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Nhu cầu về GDPL chủ yếu xuất phát từ cơ sở, nhƣng hiện nay khả năng đáp ứng nhu cầu này từ phía cơ quan, tổ chức của nhà nƣớc chƣa cao, trong khi đó chƣa phát huy nhiều sự quan tâm đầu tƣ từ phía các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Do vậy, chế độ, chính sách cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế nên chƣa khuyến khích để các tuyên truyền viên phát huy khả năng, tâm huyết trong công tác phổ biến GDPL đến đông đảo cán bộ, công chức và nhân dân...

Thực trạng đƣợc nêu trên đây là do tính chất công việc của công chức cấp xã đang đảm nhiệm là rất rộng. Vì vậy, nhiều các chủ thể tham gia GDPL cho công chức này và giữa các chủ thể chƣa có sự liên kết phối hợp hoạt động với nhau nên dẫn đến việc trùng lặp nội dung và không đảm bảo tính thống nhất trong công tác GDPL. Hơn nữa, chính sách pháp luật và hệ thống pháp luật đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện, mỗi năm nƣớc ta có văn bản quy phạm pháp luật đƣợc ban hành nên việc tuyên truyền, GDPL khó theo kịp yêu cầu.

công tác GDPL; Chất lƣợng, hiệu quả của công tác GDPL chƣa đồng đều, hoạt động GDPL trên một số phƣơng tiện thông tin đại chúng còn hình thức thiếu sinh động, chƣa hấp dẫn ngƣời xem;

- Việc GDPL cho cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động và nhân dân có nơi, có lúc chƣa thƣờng xuyên, còn mang tính hình thức; mặc dù đã có những đổi mới trong công tác GDPL nhƣng nội dung chƣa sâu, hình thức chƣa phong phú, chƣa thật sự đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật riêng của từng nhóm đối tƣợng đƣợc phổ biến;

- Một số cơ quan, đơn vị, địa phƣơng chƣa chủ động bố trí kinh phí hợp lý từ kinh phí thƣờng xuyên đƣợc cấp hàng năm cho công tác GDPL theo đúng quy định của Luật PBGDPL;

- Nguồn nhân lực thực hiện công tác GDPL thiếu ổn định, đa số đều kiêm nhiệm nên chƣa có nhiều thời gian đầu tƣ thích đáng cho việc nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng tuyên truyền; chế độ chính sách bồi dƣỡng cho làm công tác GDPL chƣa thỏa đáng, phần nào hạn chế sự nhiệt tình của một số cán bộ làm công tác tuyên truyền, không khuyến khích, động viên, thu hút đƣợc báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật.

- Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động và nhân dân chƣa cao, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an ninh công cộng... ảnh hƣởng đến lối sống, giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng dân cƣ.

Tiểu kết Chƣơng 2

Tại chƣơng 2, luận văn đã tập nghiên cứu về thực trạng công tác GDPL cho công chức cấp xã. Các hình thức GDPL cho công chức cấp xã đƣợc đƣa ra, đánh giá cùng các kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc đề cập các hình thức GDPL đƣợc lây thông tin, số liệu, ví dụ cụ thể từ năm 2013 đến năm 2016 và một số tình huống mới phát sinh trong năm

2015, 2016 cũng đã đƣợc tập trung làm rõ.

Về công tác GDPL cho công chức cấp xã của thành phố Hà Nội thời gian qua đã tập trung chủ yêu vào phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã. Các hình thức GDPL đƣợc triển khai đa dạng, kết hợp hài hòa giữa nhiều hình thức, nhƣ thực hiện đào tạo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn nghiệp vụ theo từng chuyên đề; tổ chức các buổi họp, hội nghị; phát hành tài liệu pháp luật và cung cấp thông tin pháp luật; thi tìm hiểu pháp luật; khai thác tủ sách pháp luật...

Theo đánh giá chung, công tác GDPL cho công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội cơ bản đáp ứng nhu cầu tìm hiệu pháp luật công chức này. Kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật của công chức cấp xã từng bƣớc đƣợc nâng lên, đóng góp đáng kê vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Luận văn cũng làm rõ thực trạng về chủ thể, đối tƣợng, nội dung và nguồn lực bảo đảm trong công tác GDPL cho công chức cấp xã nói riêng và cán bộ, công chức nói chung trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở thực trạng của công tác GDPL, học viên có thể đƣa ra đƣợc những quan điểm, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho công chức cấp xã ở thành phố Hà Nội cũng nhƣ trên cả nƣớc.

Chƣơng 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ

3.1. QUAN ĐIỂM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC PHÁP

LUẬT CHO CÔNG CHỨC CẤP XÃ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã từ thực tiễn thành phố hà nội (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)