Thứ nhất, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là giáo dục cho đối
tƣợng ngƣời lớn; mà ngƣời lớn thì có nhiều đặc điểm về tâm lý, nhân cách, học vấn, hiểu biết xã hội, quan hệ xã hội, lối sống, kinh nghiệm thực tế, công việc... khác biệt so với đối tƣợng học sinh phổ thông, sinh viên chính quy. Sự “chín chắn” này nhiều khi lại gây bất lợi cho chất lƣợng, hiệu quả công tác giáo dục pháp luật. Nếu nhƣ học sinh phổ thông, sinh viên chính quy chỉ có mỗi nhiệm vụ chủ yếu là học, có khả năng tập trung cao, có thể tiếp thu kiến thức, hiểu bài nhanh và trí nhở tốt, dẫn đến kết quả học tập cao; thì đối tƣợng ngƣời lớn lại khó có thể tập trung vào việc tiếp thu kiến thức do bị phân tâm bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, nhƣ gia đình, công việc, họp hành, quan hệ..., trí
nhở đã bị giảm sút, sự chủ quan, bệnh lƣời biếng.v.v. Kết quả là, chất lƣợng giáo dục pháp luật cho ngƣời lớn không đƣợc nhƣ mong muốn của các bên hữu quan. Các chủ thể giáo dục pháp luật cần thấu hiểu đặc trƣng này trong quá trình giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã.
Thứ hai, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã là giáo dục pháp luật
cho đối tƣợng đặc biệt - những ngƣời đƣơng chức, đƣơng quyền, nhất là những công chức có nhiều thâm niên. Vì thói quen chỉ biết ra lệnh, chỉ đạo ngƣời khác, họ dễ mắc “bệnh nghề nghiệp” - cho rằng cái gì mình cũng biết - nên thái độ của họ đối với giáo dục pháp luật là “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”, trong khi thực tế không hẳn là nhƣ vậy. Với vị thế và tâm thế đó, họ tham dự các khóa giáo dục pháp luật một cách miễn cƣỡng; nếu có vƣớng mắc gì về điều kiện dự thi, kết quả học tập..., họ thƣờng viện dẫn đến các mối quan hệ quen biết, viện cớ bận công việc “đại sự quốc gia”, tạo khó dễ, gây áp lực cho các nhà giáo dục pháp luật. Có lẽ, đặc trƣng này chỉ có trong công tác giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã.
Thứ ba, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã cần giới hạn vào một
số dạng hoạt động nhất định xuất phát từ đặc thù công tác chuyên môn của công chức cấp xã.
Giáo dục pháp luật nói chung bao gồm rất nhiều dạng hoạt động, mỗi dạng hoạt động đƣợc chủ thể giáo dục pháp luật sử dụng phù hợp với mục đích, yêu cầu và đối tƣợng tiếp nhận khác nhau. Công chức cấp xã là những ngƣời đang làm việc trong cơ quan hành chính ở cấp xã; ở mức độ ít hay nhiều, họ đều đã đƣợc trang bị những vốn kiến thức, hiểu biết pháp luật nhất định vì họ đều đã tốt nghiệp các trƣờng trung cấp, cao đẳng hay đại học hoặc tham dự các lớp đào tạo tiền công vụ (dành cho công chức cấp xã dự bị). Ở mức độ tối thiểu, công chức cấp xã đã đƣợc học một ít kiến thức pháp luật có trong môn Giáo dục công dân thuộc chƣơng trình trung học phổ thông,
chƣơng “Pháp luật” trong môn học Chính trị ở các trƣờng trung cấp. Ở mức độ cao hơn, họ có thể đã đƣợc học môn Pháp luật đại cương và một môn Luật chuyên ngành tại trƣờng cao đẳng hay đại học mà họ đã tốt nghiệp. Ở
trình độ cao, công chức cấp xã có thể đã tốt nghiệp cử nhân luật hoặc cử nhân hành chính. Bên cạnh đó, họ tự tìm hiểu, cập nhật thêm các thông tin, kiến thức pháp luật từ các kênh, các nguồn khác nhau nhằm bổ khuyết và phục vụ cho công tác chuyên môn hàng ngày. Với tính chất nền tảng kiến thức, hiểu biết pháp luật nhƣ vậy, chúng tôi cho rằng, công tác giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã chỉ nên giới hạn trong các hoạt động mang tính chính thức, gồm đào tạo pháp luật, bồi dƣỡng kiến thức pháp luật và tập huấn chuyên đề pháp luật.
Thứ tư, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã đòi hỏi tính chuyên ngành, chuyên nghiệp cao. Công chức cấp xã là những ngƣời thực thi QLHCNN nên họ rất cần đến kiến thức pháp luật; bởi lẽ, trong nhà nƣớc pháp quyền, pháp luật có một vị trí độc tôn, đòi hỏi mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, ngay cả nhà nƣớc - ngƣời ban hành pháp luật - cũng phải đặt mình dƣới sự tác động, điều chỉnh của pháp luật. Điều đó có nghĩa, công chức cấp xã phải gƣơng mẫu, đi đầu trong “sống, làm việc theo pháp luật”. Do đó, ngoài kiến thức chuyên môn, họ rất cần đƣợc trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật, nhất là kiến thức pháp luật chuyên ngành. Nhận định về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: cán bộ là những ngƣời đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, cán bộ đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách đúng, vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc.
Để thực hiện tốt công vụ đƣợc giao, công chức cấp xã, trƣớc hết, phải có sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, phải thi hành nhiệm vụ, công vụ theo
đúng quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình. Vì vậy, nội dung giáo dục pháp luật cho họ phải là những kiến thức pháp luật có tính hệ thống, tính chuyên ngành, chuyên nghiệp cao, liên quan mật thiết đến lĩnh vực hành chính - công vụ và các quy định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực.
Thứ năm, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã đòi hỏi phải có sự
lựa chọn, phân loại cụ thể, hợp lý về đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật. Ở mỗi lĩnh vực công việc lại có những yêu cầu riêng và có những văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh, quy định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ cho mỗi ngành.
Bên cạnh đó, trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật hiện có của các đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật cũng khác nhau. Có những công chức cấp xã đã có trình độ cử nhân luật, cử nhân hành chính trƣớc khi trở thành công chức cấp xã nên nhu cầu thông tin pháp luật của họ khác với nhu cầu của những ngƣời chƣa đƣợc đào tạo chính quy, bài bản hoặc hiện giờ mới đang tham gia các khóa giáo dục, đào tạo pháp luật. Tính chất nông-sâu, rộng-hẹp trong nhu cầu kiến thức, hiểu biết pháp luật của mỗi nhóm đối tƣợng công chức cấp xã cũng khác nhau.
Thứ sáu, giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã đòi hỏi phải sử dụng
phƣơng pháp và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp. Về nguyên tắc, chủ thể giáo dục pháp luật phải căn cứ vào mục đích, mục tiêu, nội dung chƣơng trình và đối tƣợng của giáo dục pháp luật để lựa chọn và sử dụng phƣơng pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã có những nét đặc thù về nội dung và đối tƣợng nên chủ thể giáo dục pháp luật cần chủ động tìm ra các phƣơng pháp và hình thức tổ chức tối ƣu nhất.
chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật cho đối tƣợng khác. Trong hoạt động giáo dục pháp luật, công chức cấp xã có “vai trò kép”. Họ vừa là đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật, lại vừa là chủ thể giáo dục pháp luật. Trong mối quan hệ với giáo dục pháp luật cho chính công chức cấp xã thì họ là đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật. Với vai trò là đối tƣợng tiếp nhận giáo dục pháp luật, họ phải đảm bảo các mục đích, yêu cầu của giáo dục pháp luật. Còn với vai trò là công chức cấp xã với các tầng lớp nhân dân thì công chức cấp xã trở thành chủ thể giáo dục pháp luật. Vì vậy, vai trò của họ có tác động rất lớn đến sự hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân đối với pháp luật. Do đặc điểm này nên trong giáo dục pháp luật cho công chức cấp xã, ngoài nội dung pháp luật chuyên ngành, còn phải chú ý cung cấp cho họ kiến thức, kỹ năng về phƣơng pháp và hình thức giáo dục pháp luật, giáo dục cho công chức cấp xã ý thức về vai trò là “công bộc” của dân.