Quan niệm, đặc điểm công chức chuyên môn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 30)

1.1. Lý luận chung về công chức, công vụ, công chức chuyên môn cấp tỉnh

1.1.3. Quan niệm, đặc điểm công chức chuyên môn cấp tỉnh

1.1.3.1. Quan niệm

Trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Các cơ quan hành chính nhà nước nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp tiến hành tổ chức, điều hành, quản lý các mặt, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội;tổ chức thực hiện và đưa pháp luật vào đời sống. Có thể đưa ra quan niệm chung nhất, cơ quan hành chính bao gồm: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang

bộ, ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn trực thuộc ủy ban nhân dân, riêng cấp xã gồm có 7 cơng chức chuyên trách. Những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là công chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong phạm vi đề tài, luận văn xem xét ở phạm vi công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh). Công chức ở các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh là một bộ phận hợp thành của nền hành chính nhà nước ở cấp địa phương, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở phạm vi địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hịa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

Như vậy, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là công chức chuyên môn cấp tỉnh) là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm, vàongạch, chức vụ, chức danh, làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền địa phương, duy trì trật tự an ninh, giữ vững ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

1.1.3.2. Đặc điểm

Nằm trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, cơng chức chuyên môn cấp tỉnh mang đặc điểm chung của cơng chức; đồng thời có những đặc trưng riêng.

Thứ nhất, đội ngũ cơng chức chuyên môn cấp tỉnh là hạt nhân cơ bản của nền công vụ, nhân tố đảm bảo cho nền cơng vụ hoạt động có hiệu lực hiệu quả tại địa phương.

Đội ngũ công chức chuyên môn cấp tỉnh hoạt động trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước thống nhất, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ quy định của nhà nước, cơ quan trung ương tại địa

phương. Đây là nguồn nhân lực quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính ở cấp địa phương, đóng góp vào cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Cơng chức chun môn cấp tỉnh là đội ngũ trực tiếp tham mưu, tham gia xây dựng kế hoạch, hoạch định chính sách, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức quản lý nhà nước và kiểm tra trên tất cả lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương. Đây là đội ngũ đóng vai trị nịng cốt trong tham mưu chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đội ngũ công chức chuyên môn cấp tỉnh đồng thời là cầu nối gắn kết, tổ chức thực hiện triển khai các đường lối, chính sách, cơ chế, chủ trương ở Chính phủ và cơ quan trung ương tại địa phương. Thông qua đội ngũ này, Nhà nước đánh giá được tính đúng đắn của đường lối, chính sách, kịp thời phát hiện thiếu sót cần chỉnh sửa bổ sung và nhu cầu mới phát sinh từ thực tế để hồn thiện chính sách. Đây vừa là đội ngũ công chức tham mưu văn bản quy phạm pháp luật, quyết định quản lý, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương vừa đóng vai trị là đội ngũ tổ chức triển khai và thực hiện các chủ trương, chính sách của cơ quan nhà nước cấp trên. Điều này đặt ra yêu cầu công chức chuyên môn cấp tỉnh phải có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị trong thực thi cơng vụ để thực hiện những nhiệm vụ chính trị mà trung ương giao phó vừa phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân địa phương.

Thứ hai, công chức chuyên môn cấp tỉnh làm việc trong bộ máy quản lý

hành chính nhà nước ở địa phương, vừa thực hiện chức năng quản lý theo

ngành vừa chịu sự quản lý của địa phương.

Các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan tham mưu, giúp ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương; đồng thời chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo kiểm tra

về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành lĩnh vực của cấp trên. Được tuyển dụng, bổ nhiệm để làm việc trong các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đội ngũ công chức thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, chịu sự quản lý về tổ chức biên chế của ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời tổ chức triển khai thực hiện, chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý ngành. Hai cấp quản lý này phải có sự quản lý, điều hành, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt để đảm bảo hiệu quả thực thi công vụ của công chức.

Thứ ba, chất lượng của đội ngũ công chức chuyên môn cấp tỉnh không đồng đều giữa các tỉnh trong cả nước, do điều kiện lịch sử, tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội nhất định.

Mỗi tỉnh thành phố trong cả nước khác nhau về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do đó trình độ năng lực cơng chức chun mơn mỗi tỉnh có sự khác biệt. Đặc biệt là những tỉnh có nền kinh tế cịn khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, thu nhập bình qn đầu người thấp. Những chính sách phát triển, nâng cao trình độ cho đội ngũ công chức của Nhà nước cũng đã tính tốn đến sự khác biệt này và có những cơ chế hỗ trợ đặc thù. Tuy nhiên, đây cũng là yêu cầu đặt ra đối với mỗi công chức, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn, đặc biệt kiến thức trong thời kỳ hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực thực thi cơng vụ để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, công chức chuyên môn cấp tỉnh ở mỗi địa phương phải dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của nhân dân để có những biện pháp thích hợp để tổ chức thực hiện triển khai chính sách, giao tiếp ứng xử với người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)