1.4.1. Đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách hành chính nhà nước,
nâng cao chất lượng cơng vụ
Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, viên chức; cải cách tài chính cơng; hiện đại hóa hành chính. Trong đó, nhân tố đóng vai trị quan trọng nhất cơng cuộc cải cách hành chính hiện nay chính là xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức chất lượng, hiệu quả hoạt động cao. Cán bộ công chức vừa là những người xây dựng thể chế hành chính, thiết kế mơ hình hệ thống bộ máy hành chính phù hợp vừa là những người vận hành bộ máy hành chính nhà nước, góp phần xây dựng nền hành chính “thơng suốt, trong sạch, vững mạnh, hiệu đại, hiệu lực, hiệu quả”[7]. Vì vậy việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong thực thi công vụ là yêu cầu tất yếu và khách quan.
Trong xu hướng cải cách hành chính hiện nay, chuyển từ nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “phục vụ” u cầu đặt ra trình độ chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, thái độ phục vụ nhân dân của công chức chuyên môn cấp tỉnh ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách hành chính. Đội ngũ cơng chức phải có chun mơn nghiệp vụ hành chính, hiểu biết về pháp luật và các kiến thức xã hội; kỹ năng hành chính thành thạo; hành vi ứng xử trong các mối quan hệ chuẩn mực; có tâm và trách nhiệm trong thực thi công vụ. Việc nâng cao chất lượng thực thi công vụ cho cơng chức nói chung và cơng chức chun mơn cấp tỉnh nói riêng nhằm đáp ứng u cầu của cơng cuộc cải cách hành chính, đảm bảo đạt được mục tiêu nhiệm vụ của Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020, xây
dựng nền hành chính hoạt động có hiệu lực hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
1.4.2. Đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng công chức, tinh giản biên chế
Việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính nhà nước là vấn đề khó khăn phức tạp nhưng cần thiết hiện nay. Mục tiêu của Nghị quyết số 39- NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị là tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức viên chức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức viên chức; thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội, đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Năng lực thực thi công vụ của công chức nếu được thực hiện một cách đúng đắn, thực chất thì có thể xác định những công chức đáp ứng và không đáp ứng yêu cầu của nền công vụ hiện nay. Đối tượng tinh giản biên chế là công chức không đủ, khơng đạt trình độ năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức theo tiêu chuẩn chức danh, ngạch, bậc, cơng chức thối hóa biến chất, vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính…Trong q trình đánh giá năng lực thực thi cơng vụ của công chức, cơ quan hành chính nhà nước có thể phát hiện, phân loại những công chức không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ để tinh giản biên chế. Mục đích của việc tinh giản biên chế là nâng cao chất lượng đội ngũ cơng chức để cơ quan hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao.
Đứng trước thời cơ thách thức trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, yêu cầu của nền hành chính “phục vụ” cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của cơng chức. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội tại địa phương, vì vậy địi hỏi mỗi người cơng chức làm trong hệ thống cơng vụ phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ trong thực thi công vụ. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đánh giá công
chức theo đúng quy định, cơ cấu công chức hợp lý, chất lượng đào tạo bồi dưỡng được nâng cao thì chất lượng cơng chức Việt Nam nói chung và cơng chức cấp tỉnh nói riêng ngày càng có trình độ cao. Qua đó đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế.
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng
1.5.1. Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố có nhiều mơ hình, chương trình, đề án mới và đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, công khai, minh bạch.
TP Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa vào sử dụng phần mềm đánh giá kết quả làm việc của công chức trên phần mềm chuyên dụng. Phương pháp đánh giá được kết hợp theo 3 hướng: đánh giá theo mục tiêu, nhiệm vụ mà công chức được giao; kết quả đầu ra cũng như 360 độ (công chức tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, lãnh đạo trực tiếp và lãnh đạo cấp trên).Tiêu chí và thang điểm được đánh giá khoa học, cụ thể dựa trên kết quả công việc mà công chức đã thực hiện. Thông thường việc đánh giá công chức thường được quy định khá chung chung trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, khó lượng hóa. Việc sử dụng phần mềm đánh giá kết quả làm việc của cơng chức đề cao tính dân chủ cơng khai; lấy kết quả cơng việc làm thước đo chính; kết quả thực thi cơng vụ của cơng chức được nhìn nhận từ nhiều phía (đồng nghiệp và tập thể phịng) từ đó rút kinh nghiệm trong q trình thực hiện công việc [9].
Đà Nẵng đồng thời cũng là thành phố có những đề án, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm phục vụ cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Đề án “Tạo nguồn chức danh bí thư, chủ tịch UBND cấp xã, phường (Đề án 89), Đề án “Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở ở nước ngoài (Đề án 393) và Đề án “Đào tạo bậc
đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố (Đề án 47) thể hiện quyết tâm, nhìn nhận đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với mục đích xây dựng nền cơng vụ hiện đại phát triển. Theo số liệu thống kê trong 1.043 nhân tài thu hút của TP. Đà Nẵng có 827 trường hợp hiện đang công tác trong các sở, ngành, có 138 người được bổ nhiệm từ phó, trưởng phòng đơn vị thuộc sở, ngành trở lên; trong đó 7 giám đốc, phó giám đốc và tương đương cấp sở [14]. Chính nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, dám nghĩ, dám làm này đã góp phần vào sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 13100-QĐ/TU ngày 23/4/2015 về Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 quy định mức hỗ trợ đối với đối tượng thu hút theo quy định của Đề án 13100: được ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức (nếu chưa là công chức, viên chức) và được xem xét cho thuê nhà chung cư của thành phố hoặc hỗ trợ vay vốn ưu đãi trong thời hạn từ 10-15 năm để mua nhà; được hỗ trợ một lần bằng 80 lần mức lương cơ sở/ người; hỗ trợ thêm 120 lần mức lương cơ sở nếu có trình độ tiến sĩ… Đây thực sự là những bước đi mạnh dạn, cần thiết để thu hút, tuyển dụng những người có trình độ năng lực làm việc cho cơ quan hành chính nhà nước.
Như vậy, có thể rút ra kinh nghiệm từ thực tế triển khai tại TP Đà Nẵng đó là:
Thứ nhất, có các chính sách đãi ngộ đối với công chức, đặc biệt là tuyển dụng, thu hút, trọng dụng đối với người có trình độ, năng lực vào làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phát triển.
Thứ hai, kết hợp với những chính sách đãi ngộ, TP Đà Nẵng xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ công chức.
1.5.2. Kinh nghiệm của TP Hà Nội
TP Hà Nội quan tâm chú trọng đến cơng tác nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị đạo đức cho đội ngũ công chức, đặc biệt là khâu tuyển dụng, sử dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ cơng chức. TP Hà Nội đã ban hành chính sách đưa công chức được tuyển dụng về xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn làm việc tại xã/ phường/thị trấn của Hà Nội giai đoạn 2012-2015. Học viên sau khi được được tuyển dụng và tốt nghiệp khóa đào tạo sẽ được thành phố phân công, ưu tiên phân bổ về nhận nhiệm vụ tại các xã/ phường/ thị trấn vùng sâu, vùng xa, thời gian cơng tác ít nhất là 5 năm[31]. Trong thời gian công tác, tùy theo năng lực và khả năng được đánh giá, có thể được xét cử vào chức vụ lãnh đạo quản lý tại xã, phường, thị trấn, hoặc có thể được cất nhắc về cơ quan của quận, huyện và Sở, ngành, UBND TP. Đây sẽ là nguồn nhân lực có năng lực, chất lượng bởi họ có trình độ về chun mơn nghiệp vụ, được đào tạo và có kinh nghiệm thực tiễn.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế của TP Hà Nội
Thứ nhất, có cơ chế tuyển dụng cơng chức cơng khai, gắn với vị trí chức danh, đặc biệt là khâu chuẩn về trình độ ngay từ đầu vào; được đào tạo các kiến thức căn bản và bố trí sắp xếp hợp lý.
Thứ hai, có chính sách đưa cơng chức nguồn được tuyển dụng phân công về địa phương làm việc sẽ tạo cho cơng chức có kiến thức thực tiễn, đó là nguồn lực cho tương lai; vừa đáp ứng yêu cầu của thực thi công vụ vừa kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý hành chính nhà nước.
Tiểu kết Chƣơng 1
Chương này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về công vụ, công chức và năng lực thực thi công vụ của công chức bao gồm: quan điểm, đặc điểm, phân loại công chức; quan điểm và đặc điểm của công vụ; khái niệm năng lực, năng lực thực thi công vụ; quan niệm, đặc điểm công chức chuyên môn cấp tỉnh; các yếu tố cấu thành năng lực thực thi cơng vụ; các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ; các yếu tố ảnh hưởng năng lực thực thi cơng vụ. Đồng thời, tác giả có liên hệ đối với một số địa phương trong nước về vấn đề năng lực thực thi công vụ của công chức, các vấn đề tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đánh giá đối với đội ngũ cơng chức; qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc nâng cao năng lực thực thi công vụ tại Quảng Ninh.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
2.1.1. Một số nét về tỉnh Quảng Ninh
* Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đơng bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đơng Bắc – Tây Nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đơng nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sơng.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26 đến 108o31 kinh độ đông và từ 20o40 đến 21o40 vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km; phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp Thành phố Hải Phịng, Phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn.
* Dân cư
Quảng Ninh hiện nay có khoảng gần 1,2 triệu người (tính đến năm 2012) phân bổ trên địa bàn 14 đơn vị hành chính. Gồm 04 thành phố: Hạ Long, ng Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; thị xã Quảng n, Đông Triều và các huyện: Vân Đồn, Cơ Tơ, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên n, Đầm Hà, Hải Hà, Hoành Bồ.
Mật độ dân số của Quảng Ninh khoảng 193 người/km², nhưng phân bố khơng đều. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 620.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Kết cấu dân số ở Quảng Ninh là “dân số trẻ”, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Đây là một lợi thế tạo nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
* Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội
Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời - một trong những cái nơi của người Việt cổ với ba nền văn hố tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Là vùng đất có nhiều di tích gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước vẻ vang với những chiến công hiển hách (cuộc chiến trên sông Bạch Đằng các năm 938, 981, 1287, 1288...), phong trào công nhân cách mạng những năm 1930, chiến thắng trận đầu khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam (5/8/1964), chiến tranh biên giới năm 1979.
Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sơng hồ.... đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừa được vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch và tiến đến phát triển cơng nghiệp văn hóa - giải trí.
Khu quần thể di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quần thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi Bài Thơ, Thương cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông; lễ hội Yên Tử, lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội chùa Long Tiên... Cùng với tiềm năng du lịch sinh thái rừng, biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiên hoang sơ, độc đáo; hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nước ngọt lồng ghép với chuỗi đồi, núi nhấp nhô là những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Quảng Ninh đã xây dựng và phát triển 4 trung tâm du lịch trọng điểm là: Vùng du lịch Hạ Long (bao gồm TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ), vùng du lịch biên giới (bao gồm TP Móng Cái, các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, kết nối với Tiên Yên, Ba Chẽ), vùng du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh tại ng Bí, Quảng Yên, Đông Triều, vùng du lịch Vân Đồn –Cô Tơ…
* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2015 gặp nhiều khó khăn, do tiêu thụ xuất khẩu than đạt thấp, hoạt động kinh tế biên mậu, tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu với Trung Quốc suy giảm do chính sách biên mậu thay đổi; thuế suất nhập khẩu xăng, dầu giảm mạnh theo cam kết ASEAN. Đặc biệt là trận mưa lụt lịch sử cuối tháng 7 đầu tháng 8/2015 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, gây thiệt hại gần 2.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết thống nhất cao của cả hệ thống chính trị tập trung nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội đạt