Kiểm tra giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 101)

3.2. Giải pháp

3.2.6.Kiểm tra giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức

Kiểm tra giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh là hoạt động cần thiết, nhằm phát hiện nhân tố tích cực có nhiều thành tích, sáng kiến trong cơng tác để kịp thời khen thưởng tạo động lực làm việc, tiếp tục phát huy năng lực sở trưởng bản thân để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác chun mơn.

Bên cạnh đó, cơng tác kiểm tra giám sát cũng là biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện, xử lý những hành vi, vi phạm của công chức trong thực thi công vụ. Trong hoạt động công vụ thiếu việc kiểm tra giám sát sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ơ, lãng phí và vi phạm kỷ luật kỷ cương hành chính. Đồng thời việc kiểm tra giam sát có tác dụng răn đe, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật kỷ cương trong hoạt động công vụ

Thứ nhất, công tác kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơng chức lãnh đạo quản lý

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, cơ quan nhà nước và công chức lãnh đạo định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ của công chức trên cơ sở quy trình, thời gian giải quyết, khối lượng, chất lượng hiệu quả giải quyết công việc. Trên cơ sởquy chế làm việc, thái độ và kết quả thực hiện công việc của cơng chức để kiểm tra, giám sát nếu có ưu điểm thì kịp thời khen thưởng. Ngược lại phát hiện sai phạm thì tùy vào mức độ để có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo kỷ luật kỷ cương hành chính.

Thứ hai, phát huy vai trị kiểm tra giám sát của nhân dân

Quảng Ninh là một trong những tỉnh triển khai Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS); đây là một trong kênh thông tin nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động, sự phục vụ của cơ

quan hành chính nhà nước, công chức hàng ngày tiếp xúc với người dân doanh nghiệp đến làm thủ tục. Qua đó kịp thời phát hiện những gương tốt trong thực thi công vụ và những hạn chế, yếu kém của công chức trong việc giải quyết công việc cho người dân. Để nâng cao chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức cần phát huy tốt vai trò của nhân dân trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của cơng chức. Bằng nhiều hình thức khác nhau như đóng góp ý kiến trực tiếp đối với công chức, qua trang thông tin điện tử của tỉnh, hịm thư góp ý tại các Trung tâm Hành chính cơng tỉnh và huyện, thành phố người dân có thể phát huy vai trị giám sát hoạt động thực thi cơng vụ của cơng chức cơ quan hành chính nhà nước.

Thứ ba, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát thường xuyên, độc lập, khách quan giữa các cơ quan hành chính nhà nước, trong nội bộ từng cơ quan đơn vị và của nhân dân đối với hoạt động của cơng chức nhằm khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch, dễ phát sinh tiêu cực trong q trình thực thi cơng vụ của cơng chức.

Thứ tư, nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình trong các cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh nhằm đề cao giá trị đạo đức, ý thức tự hoàn thiện bản thân, ngăn ngừa hạn chế sự sa sút, suy thoái về đạo đức. Tăng cường sự giám sát lẫn nhau giữa các công chức trong nội bộ cơ quan, tránh sự cả nể, thiếu công bằng trong đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao. Trên cơ sở đánh giá xem xét tinh thần trách nhiệm của cơng chức để có thái độ xử lý thỏa đáng đối với những công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, đồng thời củng cố niềm tin của nhân dân vào nhà nước và pháp luật.

Thông qua kiểm tra giám sát để phát hiện ra những tấm gương điển hình và những mặt tích cực của cơng chức; đồng thời cần kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời, công bằng những sai phạm của cơng chức có hành vi vi phạm

pháp luật, gây nhũng nhiễu, phiền hà về thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc cho người dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 99 - 101)