Kinh nghiệm của TP Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 52)

1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.5.2. Kinh nghiệm của TP Hà Nội

TP Hà Nội quan tâm chú trọng đến cơng tác nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất chính trị đạo đức cho đội ngũ cơng chức, đặc biệt là khâu tuyển dụng, sử dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ công chức. TP Hà Nội đã ban hành chính sách đưa cơng chức được tuyển dụng về xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo Đề án thí điểm đào tạo 1.000 cơng chức nguồn làm việc tại xã/ phường/thị trấn của Hà Nội giai đoạn 2012-2015. Học viên sau khi được được tuyển dụng và tốt nghiệp khóa đào tạo sẽ được thành phố phân công, ưu tiên phân bổ về nhận nhiệm vụ tại các xã/ phường/ thị trấn vùng sâu, vùng xa, thời gian cơng tác ít nhất là 5 năm[31]. Trong thời gian công tác, tùy theo năng lực và khả năng được đánh giá, có thể được xét cử vào chức vụ lãnh đạo quản lý tại xã, phường, thị trấn, hoặc có thể được cất nhắc về cơ quan của quận, huyện và Sở, ngành, UBND TP. Đây sẽ là nguồn nhân lực có năng lực, chất lượng bởi họ có trình độ về chun mơn nghiệp vụ, được đào tạo và có kinh nghiệm thực tiễn.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế của TP Hà Nội

Thứ nhất, có cơ chế tuyển dụng cơng chức cơng khai, gắn với vị trí chức danh, đặc biệt là khâu chuẩn về trình độ ngay từ đầu vào; được đào tạo các kiến thức căn bản và bố trí sắp xếp hợp lý.

Thứ hai, có chính sách đưa công chức nguồn được tuyển dụng phân công về địa phương làm việc sẽ tạo cho cơng chức có kiến thức thực tiễn, đó là nguồn lực cho tương lai; vừa đáp ứng yêu cầu của thực thi công vụ vừa kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý hành chính nhà nước.

Tiểu kết Chƣơng 1

Chương này tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về công vụ, công chức và năng lực thực thi công vụ của công chức bao gồm: quan điểm, đặc điểm, phân loại công chức; quan điểm và đặc điểm của công vụ; khái niệm năng lực, năng lực thực thi công vụ; quan niệm, đặc điểm công chức chuyên môn cấp tỉnh; các yếu tố cấu thành năng lực thực thi cơng vụ; các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ; các yếu tố ảnh hưởng năng lực thực thi cơng vụ. Đồng thời, tác giả có liên hệ đối với một số địa phương trong nước về vấn đề năng lực thực thi công vụ của công chức, các vấn đề tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đánh giá đối với đội ngũ cơng chức; qua đó rút ra một số kinh nghiệm cho việc nâng cao năng lực thực thi công vụ tại Quảng Ninh.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN

THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)