2.1. Khái quát về tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
2.1.1. Một số nét về tỉnh Quảng Ninh
* Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía Đơng bắc Việt Nam, có dáng một hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đơng Bắc – Tây Nam. Phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đơng nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông.
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26 đến 108o31 kinh độ đông và từ 20o40 đến 21o40 vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Phía Bắc tỉnh Quảng Ninh giáp Trung Quốc với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km; phía Đơng giáp vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp Thành phố Hải Phịng, Phía Tây giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn.
* Dân cư
Quảng Ninh hiện nay có khoảng gần 1,2 triệu người (tính đến năm 2012) phân bổ trên địa bàn 14 đơn vị hành chính. Gồm 04 thành phố: Hạ Long, ng Bí, Cẩm Phả, Móng Cái; thị xã Quảng n, Đơng Triều và các huyện: Vân Đồn, Cơ Tơ, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên n, Đầm Hà, Hải Hà, Hồnh Bồ.
Mật độ dân số của Quảng Ninh khoảng 193 người/km², nhưng phân bố khơng đều. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 620.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Kết cấu dân số ở Quảng Ninh là “dân số trẻ”, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Đây là một lợi thế tạo nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
* Đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội
Quảng Ninh có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời - một trong những cái nôi của người Việt cổ với ba nền văn hoá tiền sử kế tiếp nhau, cách ngày nay từ 18.000 đến 3.500 năm là: Văn hóa Soi Nhụ, văn hóa Cái Bèo và văn hóa Hạ Long. Là vùng đất có nhiều di tích gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước vẻ vang với những chiến công hiển hách (cuộc chiến trên sông Bạch Đằng các năm 938, 981, 1287, 1288...), phong trào công nhân cách mạng những năm 1930, chiến thắng trận đầu khi Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam (5/8/1964), chiến tranh biên giới năm 1979.
Quảng Ninh có hơn 600 danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử; hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên: Rừng, núi, nước non, biển đảo, sông hồ.... đặc biệt có Vịnh Hạ Long 2 lần được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới và vừa được vinh danh là Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới; là cơ hội để phát triển dịch vụ du lịch và tiến đến phát triển cơng nghiệp văn hóa - giải trí.
Khu quần thể di tích Nhà Trần, Di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, Quần thể di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng, Di tích và danh thắng núi Bài Thơ, Thương cảng Vân Đồn, Đền Cửa Ông; lễ hội Yên Tử, lễ hội Bạch Đằng, Lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội chùa Long Tiên... Cùng với tiềm năng du lịch sinh thái rừng, biển hết sức phong phú, với dải bờ biển dài, nhiều bãi biển tự nhiên hoang sơ, độc đáo; hệ thống rừng ngập mặn đặc sắc, phong phú và nhiều hồ nước ngọt lồng ghép với chuỗi đồi, núi nhấp nhô là những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Quảng Ninh đã xây dựng và phát triển 4 trung tâm du lịch trọng điểm là: Vùng du lịch Hạ Long (bao gồm TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ), vùng du lịch biên giới (bao gồm TP Móng Cái, các huyện Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, kết nối với Tiên Yên, Ba Chẽ), vùng du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh tại ng Bí, Quảng n, Đơng Triều, vùng du lịch Vân Đồn –Cơ Tơ…
* Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2015 gặp nhiều khó khăn, do tiêu thụ xuất khẩu than đạt thấp, hoạt động kinh tế biên mậu, tạm nhập tái xuất qua cửa khẩu với Trung Quốc suy giảm do chính sách biên mậu thay đổi; thuế suất nhập khẩu xăng, dầu giảm mạnh theo cam kết ASEAN. Đặc biệt là trận mưa lụt lịch sử cuối tháng 7 đầu tháng 8/2015 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, gây thiệt hại gần 2.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ sự đoàn kết thống nhất cao của cả hệ thống chính trị tập trung nhiều giải pháp để phát triển kinh tế - xã hội đạt chỉ tiêu đề ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt cao nhất trong 4 năm gần đây, tính chung cả nước đạt ước tăng 11% cùng kỳ, cao nhất trong 7 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụtừ 42,9% (năm 2014) lên 43,4%; nông, lâm, thủy sản chiếm 6%; công nhiệp xây dựng chiếm 50,6%. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 34.251 tỷ đồng, trong đó thu xuất nhập khẩu là 14.265 tỷ đồng, thu nội địa là 19.986 tỷ đồng, vượt trên 3.900 tỷ đồng so với kế hoạch trung ương giao. Năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đã đạt mục tiêu cơ bản là tỉnh nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII.
Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục khẳng định sự hấp dẫn về môi trường đầu tư: 97 dự án với tổng số vốn đạt 53.125 tỷ đồng; nhiều dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng số vốn lớn đã được cấp phép và nhanh chóng triển khai: Dự án Cảng hàng không Quảng Ninh, đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn và cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương, Nhà thi đấu đa năng 5.000 chỗ thuộc Trung tâm thể thao vùng Đông Bắc… Năm 2015, tỉnh Quảng Ninh nằm trong những tỉnh có vị trí cao trong xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (Par Index).
Về an sinh xã hội, tỉnh Quảng Ninh giải quyết việc làm mới cho 2,6 vạn lao động, tỷ lệ hộ nghèo tồn tỉnh cịn 1,55%, giảm 0,2% so với năm 2014, tổng chi cho đảm bảo an sinh xã hội đạt 1.096,7 tỷ đồng cho trên 800.000 đối tượng, tăng 38% cùng kỳ.
Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội, tỉnh Quảng Ninh đang phấn đấu đến năm 2020, “xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế dịch vụ, cơng nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khu vực, một trong những cực tăng trưởng kinh tế của miền Bắc…”. Để đạt được những mục tiêu ấy, một trong những yêu cầu đặt ra là phải xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hoạt động có hiệu lực hiệu quả đặc biệt là nâng cao năng lực thực thi công vụ của cơng chức các cơ quan hành chính, đáp ứng u cầu trong thời kỳ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế thế giới.