Các yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 38)

bản đảm bảo hoạt động công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương hoạt động có hiệu quả hiệu lực. Chất lượng chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương phụ thuộc vào phần lớn năng lực của đội ngũ công chức chuyên môn. Vì vậy vấn đề cần đặt ra là nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức chuyên môn cấp tỉnh để góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước của địa phương.

1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực thực thi công vụ của công chứcchuyên môn cấp tỉnh chuyên môn cấp tỉnh

1.2.2.1. Trình độ chuyên môn và kiến thức cơ bản

Trình độ chuyên môn và kiến thức cơ bản về hình thức được thể hiện thông qua văn bằng, chứng chỉ của cấp học, ngành học. Đây là một trong các tiêu chí để tuyển dụng công chức hành chính nhà nước nói chung và công chức chuyên môn cấp tỉnh nói riêng, liên quan đến yếu tố kiến thức của năng lực, là kết quả của quá trình đào tạo của cá nhân. Những kiến thức chuyên môn mà cá nhân sử dụng trong quá trình giải quyết công việc là cơ sở đánh giá trình độ chuyên môn của công chức đó trong lĩnh vực được phân công công tác.

Trong quá trình thực thi công vụ đòi hỏi công chức các cơ quan hành chính nhà nước phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ, kiến thức sau đây:

* Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của công chức được đào tạo thông qua hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo, được cấp các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc. Ở Việt Nam, các văn bằng chứng chỉ được chia thành: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học. Trong hoạt động thực thi

công vụ cần xem xét sự phù hợp của trình độ chuyên môn được đào tạo với yêu cầu vị trí công việc được giao đảm nhận, bởi nó là yếu tố tiên quyết để công chức giải quyết công việc hiệu quả trong thực thi công vụ.

* Trình độ lý luận chính trị

Lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễn khách quan, tri thức cả về tự nhiên và xã hội trong tiến trình lịch sử được biểu đạt dưới dạng quy luật, tư tưởng, quan điểm…nhằm giúp con người chi phối và cải tạo thực tiễn. Trong hoạt động thực thi công vụ của công chức, việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị là cần thiết. Ngoài kiến thức về trình độ chuyên môn, công chức hành chính nhà nước phải được trang bị, đào tạo trình độ lý luận chính trị phù hợp với vị trí công tác, mục đích giúp cho công chức nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước để vận dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước. Các chương trình, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở Việt Nam bao gồm: sơ cấp, trung cấp, cao cấp.

* Trình độ quản lý nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước là lĩnh vực quản lý phức tạp về nội dung, phạm vi và đối tượng quản lý, bởi phạm vi quản lý của nó là các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, công chức làmviệc trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và công chức chuyên môn cấp tỉnh nói riêng phải được đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước. Trình độ quản lý nhà nước là những kiến thức, kỹ năng mà công chức được đào tạo bồi dưỡng để phù hợp với từng chức danh, ngạch, vị trí công việc của công chức để đáp ứng yêu cầu quản lý hành chính nhà nước. Kiến thức quản lý nhà nước thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn về ngạch bao gồm: bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch cán sự và tương đương, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên và tương đương, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên

chính và tương đương, bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương.

* Trình độ ngoại ngữ, tin học

Trình độ ngoại ngữ, tin học là kiến thức bổ trợ cần thiết để công chức hành chính nhà nước thực thi công việc đạt hiệu quả cao. Đặc biệt trong khi nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế thế giới, đòi hỏi công chức làm việc trong bộ máy công quyền phải đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ tin học. Kiến thức về ngoại ngữ, tin học của công chức phải được đánh giá thông qua việc vận dụng chúng vào quá trình thực thi công vụ

1.2.2.2. Kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết về kiến thức hoặc kinh nghiệm để tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng.

Kinh nghiệm công tác là những hiểu biết, kiến thức có được do hoạt động thực tế, từng trải trong cuộc sống, trong lao động và công tác. Kỹ năng của cá nhân có được dựa trên cơ sở hiểu biết, kiến thức còn kinh nghiệm công tác có được khi trải qua một quá trình lao động, công tác.

Kỹ năng nghề nghiệp là sản phẩm của quá trình tư duy kết hợp với việc tích lũy kinh nghiệm thông qua đào tạo tạo, bồi dưỡng và quá trình công tác. Trong hoạt động thực thi công vụ, công chức cần có những kỹ năng cụ thể. Kỹ năng của công chức các cơ quan hành chính nhà nước được phân thành kỹ năng công chức lãnh đạo quản lý và kỹ năng công chức chuyên môn. Kỹ năng của công chức lãnh đạo bao gồm: lập kế hoạch, xây dựng chiến lược, phân tích và giải quyết vấn đề, ra quyết định, tổng hợp, thuyết trình, thanh tra, xử lý xung đột, tạo động lực… Kỹ năng của công chức chuyên môn bao gồm soạn thảo văn bản, giao tiếp hành chính, thu thập và xử lý thông tin, quản lý hồ sơ, làm việc nhóm, viết báo cáo, nghe và gọi điện thoại…

Kỹ năng nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng thực thi công vụ của công chức. Đây là những yếu tố cần thiết khi công chức thực thi công vụ. Ngoài những kỹ năng chung đối với mọi công chức, mỗi nhóm công chức nhất định phải có những kỹ năng riêng để phù hợp với từng vị trí công tác.

1.2.2.3. Thái độ, hành vi của công chức

Thái độ được hiểu là cách nghĩ, cách nhìn nhận và cách hành động theo một hướng nào đó về một vấn đề hay tình hình cụ thể. Thái độ của công chức trong hoạt động thực thi công vụ được hiểu là cách suy nghĩ, ứng xử, nhìn nhận vấn đề trong hoạt động công vụ. Thái độ chi phối cách ứng xử, hành vi và tác phong của công chức, khi giải quyết công việc công chức đều có thái độ tích cực hoặc không tích cực. Vì vậy yêu cầu đặt ra phải có chuẩn mực của công chức trong thực thi công vụ để hạn chế những thái độ không tốt và phát huy thái độ tích cực của công chức.Thái độ, hành vi của công chức trong thực thi công vụ được thể thông qua tác phong, phong cách làm việc của cá nhân; trách nhiệm trong công việc; tinh thần phối hợp trong công tác và thái độ phục vụ nhân dân.

* Tác phong, phong cách làm việc

Tác phong của người công chức được coi là phù hợp khi họ có những thái độ, cách ứng xử phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, với từng đối tượng, sự việc và từng người nhất định, đặc biệt là những người liên quan đến công việc của họ, tạo điều kiện để giải quyết công việc nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.

Phong cách làm việc là cách thức làm việc, mang sắc thái của mỗi cá nhân. Phong cách làm việc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, điều kiện làm việc, sự giáo dục, rèn luyện…

Người công chức có tác phong làm việc nhanh nhẹn, thái độ cư xử đúng mực và phong cách làm việc khoa học thì sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Vì vậy tác phong, phong cách làm việc là một trong yếu tố để đánh giá năng lực thi công vụ của công chức. Bên cạnh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp thì việc ứng xử, phương pháp làm việc khoa học, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ là yếu tố cấu thành nên năng lực thực thi công vụ của công chức.

* Trách nhiệm trong công việc

Trong hoạt động thực thi công vụ đòi hỏi công chức phải có trách nhiệm trong công việc.Tận tâm với công việc, hoàn thành tốt công việc với hiệu quả tốt nhất do cơ quan đơn vị phân công. Đối với những công việc, nhiệm vụ đã được phân công phải có ý thức thực hiện, không đùn đẩy trách nhiệm. Tham gia nghiên cứu, tham mưu cải tiến quy trình nghiệp vụ, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà, giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, không gây khó khăn cho tổ chức công dân.

* Tinh thần phối hợp trong công tác

Hoạt động công vụ rất đa dạng và phức tạp diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy đòi hỏi trong quá trình thực thi công vụ, các công chức trong cơ quan hành chính và các cơ quan đơn vị khác phải có sự phối hợp hài hòa. Đây cũng là yêu cầu trong thực thi công vụ, bởi trong bộ máy hành chính nhà nước, công chức không phải là một thực thể tách biệt đơn lẻ mà cần phải có sự phối hợp trong công việc; mục đích là công việc được giải quyết nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

* Thái độ phục vụ nhân dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục tiêu của nền hành chính nước ta là xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại; không chỉ đòi hỏi công chức trong bộ máy hành chính nhà nước phải có trình độ chuyên môn nghiệp,

bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp mà phải có thái độ phục vụ nhân dân tốt. Trong thực thi công vụ người công chức phải có thái độ niềm nở, đúng mực, tận tình hướng dẫn cho nhân dân, tránh các biểu hiện hách dịch, quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 38)