1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương
1.5.1. Kinh nghiệm của TP Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố có nhiều mơ hình, chương trình, đề án mới và đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, công khai, minh bạch.
TP Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa vào sử dụng phần mềm đánh giá kết quả làm việc của công chức trên phần mềm chuyên dụng. Phương pháp đánh giá được kết hợp theo 3 hướng: đánh giá theo mục tiêu, nhiệm vụ mà công chức được giao; kết quả đầu ra cũng như 360 độ (công chức tự đánh giá, đánh giá của đồng nghiệp, lãnh đạo trực tiếp và lãnh đạo cấp trên).Tiêu chí và thang điểm được đánh giá khoa học, cụ thể dựa trên kết quả công việc mà công chức đã thực hiện. Thông thường việc đánh giá công chức thường được quy định khá chung chung trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, khó lượng hóa. Việc sử dụng phần mềm đánh giá kết quả làm việc của cơng chức đề cao tính dân chủ cơng khai; lấy kết quả cơng việc làm thước đo chính; kết quả thực thi cơng vụ của cơng chức được nhìn nhận từ nhiều phía (đồng nghiệp và tập thể phịng) từ đó rút kinh nghiệm trong q trình thực hiện cơng việc [9].
Đà Nẵng đồng thời cũng là thành phố có những đề án, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm phục vụ cho bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Đề án “Tạo nguồn chức danh bí thư, chủ tịch UBND cấp xã, phường (Đề án 89), Đề án “Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở ở nước ngoài (Đề án 393) và Đề án “Đào tạo bậc
đại học tại các cơ sở giáo dục trong nước và ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước dành cho học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố (Đề án 47) thể hiện quyết tâm, nhìn nhận đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với mục đích xây dựng nền cơng vụ hiện đại phát triển. Theo số liệu thống kê trong 1.043 nhân tài thu hút của TP. Đà Nẵng có 827 trường hợp hiện đang công tác trong các sở, ngành, có 138 người được bổ nhiệm từ phó, trưởng phịng đơn vị thuộc sở, ngành trở lên; trong đó 7 giám đốc, phó giám đốc và tương đương cấp sở [14]. Chính nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, dám nghĩ, dám làm này đã góp phần vào sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 13100-QĐ/TU ngày 23/4/2015 về Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 quy định mức hỗ trợ đối với đối tượng thu hút theo quy định của Đề án 13100: được ưu tiên trong tuyển dụng công chức, viên chức (nếu chưa là công chức, viên chức) và được xem xét cho thuê nhà chung cư của thành phố hoặc hỗ trợ vay vốn ưu đãi trong thời hạn từ 10-15 năm để mua nhà; được hỗ trợ một lần bằng 80 lần mức lương cơ sở/ người; hỗ trợ thêm 120 lần mức lương cơ sở nếu có trình độ tiến sĩ… Đây thực sự là những bước đi mạnh dạn, cần thiết để thu hút, tuyển dụng những người có trình độ năng lực làm việc cho cơ quan hành chính nhà nước.
Như vậy, có thể rút ra kinh nghiệm từ thực tế triển khai tại TP Đà Nẵng đó là:
Thứ nhất, có các chính sách đãi ngộ đối với công chức, đặc biệt là tuyển dụng, thu hút, trọng dụng đối với người có trình độ, năng lực vào làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, phát triển.
Thứ hai, kết hợp với những chính sách đãi ngộ, TP Đà Nẵng xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá kết quả thực thi nhiệm vụ công chức.