2.4.1 Khái niệm
Cán cân thanh toán (Balance of Payment-BOP) là bảng thống kê ghi chép lại một cách
có hệ thống và khoa học các giao dịch kinh tế giữa cư dân trong nước với cư dân nước ngoài trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Khái niệm cư dân: Cư dân của một nước là một cá nhân, một tổ chức (doanh nghiệp, cơ quan quản lý công…) có quan hệ và lợi ích kinh tế chủ yếu nằm tại quốc gia đấy trong một thời gian tương đối dài (thường là một năm)
Hay nói cách khác Cán cân thanh toán ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó.
Theo Nghị định số 16/2014/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam: “Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.”
Người cư trú của một quốc gia cần hội đủ cả hai điều kiện:
Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên.
Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú.
Người không đủ đồng thời hai điều kiện trên đều trở thành người không cư trú.
2.4.2 Thành phần (cấu trúc) của cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm 5 hạng mục sau: Cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, lỗi và sai sót, cán cân tổng thể và tài trợ chính thức.
28
Cán cân vãng lai ghi lại các dòng hàng hóa, dịch vụ và các khoản chuyển tiền qua lại. Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: thương mại hàng hoá, dịch vụ, yếu tố thu nhập, chuyển tiền thuần.
Thành phần chính và quan trọng nhất trong tài khoản vãng lai là Cán cân thương mại/Tài khoản thương mại. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu hàng hóa (xuất khẩu ròng – NX)
NX>0: xuất siêu hay thặng dư cán cân thương mại NX<0: nhập siêu hay thâm hụt cán cân thương mại
Các nước quan tâm đến cán cân thương mại (có thể bao gồm cả dịch vụ phi nhân tố)
vì cán cân thương mại ảnh hưởng tới sản lượng trong nước (NX là thành tố của GDP), việc làm và cán cân đối ngoại. Các nền kinh tế đang phát triển cần thu hút nhiều nguồn lực nước ngoài để thúc đẩy quá trình phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế trong nước, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể chấp nhận thâm hụt cán cân thương mại trong một thời gian.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam trong những năm qua là Việt nam là nước tăng trưởng dựa vào xuất khẩu nhưng lại chưa có ngành công nghiệp hỗ trợ nên phải nhập khẩu nguyên vật liệu và các đầu vào khác của sản xuất trong khi giá trị xuất khẩu thấp vì chủ yếu vẫn chỉ xuất khẩu thô và lắp ráp.
Như phần trước chúng ta đã học về thị trường ngoại hối việc xác dịnh các nhân tố ảnh hưởng đến xuất nhập khaaur sẽ giúp chúng ta xác định được các yếu tó ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối.
Thị hiếu của người tiêu dùng về hàng trong nước và nước ngoài: ví dụ như thị hiếu của người Việt Nam thích hàng tiêu dùng của Thái Lan sẽ dẫn đến lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan sẽ tăng hay Người Mỹ thích các hàng nông sản của Việt Nam do đó Mỹ sẽ nhập khẩu nông sản nhiều hơn của Việt Nam hay Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ được nhiều hơn.
Giá cả hàng hóa trong nước và nước ngoài: giá cả là yếu tố cạnh tranh trong thương mại quốc tế. Lấy ví dụ điển hình về hàng hóa Trung quốc tại sao chiếm lĩnh thị trường thế giới nhanh chóng và Trung Quốc duy trì được thặng dư thương mại với nhiều quốc gia là vì giá hàng hóa Trung Quốc thấp hơn rất nhiều so với hàng hóa của các nước khác.
TGHĐ: như phần đầu chúng ta đã biết về mối liên hệ giữa tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực, khi đồng nội tệ giảm giá tỷ giá thực sẽ giảm do đó hàng hóa trong nước trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng hóa nước ngoài vì vậy xuất khẩu sẽ gia tăng. Tiếp tục với ví dụ về Trung Quốc, một trong những yếu tố quan trọng làm cho hàng hóa TQ cạnh tranh so với hàng hóa nước ngoài là do chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong nhiều năm luôn theo đuổi chính sách đồng nhân dân tệ yếu tức là định giá thấp đồng nội tệ để tạo lợi thế trong thương mại.
29
+Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài: thu nhập luôn là một yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Giả sử nền kinh tế Mỹ ổn định, thu nhập của người Mỹ tăng Việt Nam sẽ xuất khẩu được nhiều hơn do nhu cầu nhập khẩu của người Mỹ tăng.
+Chi phí vận chuyển hàng hóa từ nước này qua nước khác. Trong thương mại quốc tế có một nguyên tắc một hàng hóa có chi phí vận chuyển càng thấp so với giá trị của nó thì khả năng thương mại của hàng hóa đó là càng cao. Theo đó, vàng là hàng hóa có khả năng TM cao nhất.
+Các chính sách thương mại của chính phủ: chính sách thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động thương mại quốc tế. Chính sách thương mại gồm có 3 nhóm công cụ lớn là hàng rào thuế quan, hàng rào phi thuế quan và hàng rào kỹ thuật. Xu hướng các nước hội nhập kinh tế quốc tế trong đó có Việt Nam là rỡ bỏ các rào cản thương mại như giảm thuế là một yếu tố khuyến khích giao thương giữa các quốc gia. Ngược lại, chiến tranh thương mại là việc các nước dựng lên các rào cản điển hình là đánh thuế vào hàng nhập khẩu sẽ làm cản trở sự phát triển của thương mại quốc tế thậm chí có thể gây ra suy thoái kinh tế.
Các khoản mục khác trong cán cân vãng lai gồm
Dịch vụ phi nhân tố ròng: vận tải hàng hóa, bảo hiểm, vận tải, các khoản thu nhập của
lao động làm việc ở nước ngoài (thời gian làm việc dưới 1 năm), thu nhập từ quyền tài sản (bằng phát minh, sở hữu trí tuệ, bản quyền…) và hoạt động giao dịch của các chính phủ như đại sứ quán, căn cứ quân sự
Thu nhập từ đầu tư ròng gắn với các khoản thu nhập /chi trả liên quan tới việc sở hữu tài sản tài chính và cho thuê tài nguyên, đất đai…Bạn có thể sở hữu các tài sản tài chính như cổ phần, cho vay (dưới dạng đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư danh mục) và những tài sản này sẽ mang lại thu nhập cho bạn sau mỗi năm dưới dạng cổ tức, lợi nhuận tái đầu tư tức là lợi nhuận giữ lại của công ty, tiền lãi… Những khoản thu nhập này sẽ được tính vào thu nhập từ đầu tư nước ngoài. Ngược lại, người nước ngoài cũng có thể đầu tư vào trong nước và được thanh toán lợi tức, và khoản này sẽ được trừ để tính ra thu nhập đầu tư ròng. Ngoài ra, các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ cũng làm phát sinh thu nhập/chi trả liên quan đến thu nhập từ đầu tư ròng.
Chuyển khoản ròng: các khoản viện trợ chính thức giữa các chính phủ, các tổ chức quốc tế…Ngoài ra, khoản mục này còn bao gồm các khoản thuế đánh vào thu nhập và của cải của người không phải là cư dân của nước đó, các khoản đóng góp bảo hiểm và trợ cấp xã hội, các khoản phí bảo hiểm nhân thọ ròng, các khoản bảo hiểm phi nhân thọ khi phát sinh sự kiện được bảo hiểm (ví dụ xảy ra cháy hay tai nạn thì công ty bảo hiểm sẽ phải đền bù), các khoản viện trợ ở khu vực tư nhân (cư dân ở nước ngoài tặng quà cho cư dân trong nước hoặc ngược lại)….
30
Thành phần tiếp theo trong cán cân thanh toán là cán cân vốn và tài chính là thành phần phản ánh sự chuyển dịch tư bản của một nước với các nước khác (luồng vốn được đầu tư vào hay đầu tư ra của một quốc gia).
Cán cân vốn: ghi chép các khoản thu chi giữa người cư trú và người không cư trú về hoạt động chuyển giao vốn; hoạt động mua bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất.
Cán cân tài chính: bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi
Có nhiều tiêu chí để phân loại các dòng vốn quốc tế
+ phân loại theo thời gian có dòng vốn ngắn hạn và dòng vốn dài hạn
Dòng vốn ngắn hạn là những dòng vốn có thời hạn đầu tư, cho vay ngắn hơn một năm. Hình thức vốn ngắn hạn chủ yếu là các dòng vốn tín dụng thương mại, vốn đầu tư gián tiếp.
dòng vốn dài hạn là những dòng vốn có thời hạn đầu tư hoặc cho vay dài hơn một năm. Đại diện cho hình thức vốn dài hạn thường là các dòng vốn đầu tư trực tiếp, vốn vay của nhà nước và cũng có thể là bộ phận của vốn đầu tư gián tiếp
+ Luồng vốn nước ngoài có thể chia thành vốn tư nhân và vốn chính thức
Đại diện cho hình thức vốn tư nhân có thể là vốn đầu tư gián tiếp, vốn đầu tư trực tiếp và tín dụng thương mại. Trong khi đó, vốn chính thức (Offical Capital) là dòng vốn có nguồn gốc từ ngân sách của Chính phủ các nước, hoặc từ các tổ chức quốc tế. Hình thức phổ biến nhất của vốn chính thức chính là vốn ODA -Vốn hỗ trợ phát triển chính thức.
+ Phân loại theo danh mục đầu tư: các dòng vốn được chia thành ba loại theo chức năng đầu tư: (i) đầu tư trực tiếp; (ii) đầu tư gián tiếp (iii) đầu tư khác. Đây cũng là cách phân loại được sử dụng phổ biến, đồng thời trong các số liệu về dòng vốn nước ngoài trong cán cân thanh toán quốc tế cũng được phân loại theo tiêu thức này.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) là một loại hình của luân chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư
Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI- Foreign Portfolio Investment): Là hình thức luân chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn.
Ngoài hai dòng vốn chính là FDI và FPI, các dòng vốn nước ngoài vào/ra một quốc gia có thể tồn tại dưới dạng các đầu tư khác. Theo Cẩm nang hướng dẫn lập Cán cân thanh toán của IMF đầu tư khác bao gồm các khoản đầu tư dưới hình thức tín dụng thương mại và các khoản vay qua biên giới của các thể chế tài chính, các khoản vay, tiền gửi ngân hàng, các tài sản có và tài sản nợ khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tài khoản vốn
Lãi suất thực tế trả cho tài sản nước ngoài và trong nước: lãi suất thực là lãi suất danh nghĩa đã loại đi yếu tố lạm phát, nó phản ánh đầy đủ lợi ích mà nhà đầu tư có được thông qua
31
hoạt động đầu tư. Nguyên lý chung là trong điều kiện thị trường là hoàn hảo (rủi ro giữa các quốc gia là như nhau và không có rào cản về vốn) thì khi có sự chênh lệch lãi suất giữa các quốc gia dòng vốn sẽ chảy từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao. Vì vậy, điều chỉnh lãi suất được xem là một công cụ chính sách hữu hiệu để có thể thay đổi dòng vốn vào hay ra của một quốc gia
Rủi ro kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài: theo nghĩa thông thường , rủi ro là sự tổn thất mất mát, rõ ràng chúng ta thấy một quốc gia có nhiều yếu tố gây ra các rủi ro về mặt kinh tế như lạm phát hay rủi ro về mặt chính trị như thay đổi về chính sách sẽ làm các nhà đầu tư lo ngại và
Các chính sách của chính phủ như chính sách về thu hút đầu tư nước ngoài cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến luồng vốn vào và ra của một quốc gia
(3) Lỗi và sai sót
Khoản mục này nếu có là do sự sai lệch về thống kê do nhầm lẫn, bỏ sót hoặc không thu thập được số liệu.
Những ghi chép của những khoản thanh toán hoặc hoá đơn quốc tế được thực hiện vào những thời gian khác nhau, địa điểm khác nhau và có thể bằng những phương pháp khác nhau. Do vậy, những ghi chép này - cơ sở để xây dựng những thống kê của cán cân thanh toán quốc tế- chắc chắn không hoàn hảo. Từ đó, dẫn đến những sai số thống kê
(4) Cán cân tổng thể
Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tức lỗi và sai sót bằng không thì cán cân tổng thể là tổng của cán cân vãng lai và cán cân vốn
Cán cân tổng thể =Cán cân vãng lai +Cán cân vốn +Lỗi và sai sót.
- Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu + : thu ngoại tệ của quốc gia đã (sẽ) tăng thêm. - Kết quả của cán cân thanh toán mang dấu - : thu ngoại tệ của quốc gia giảm hoặc sẽ giảm thấp
Ta có bảng tổng hợp các khoản mục chính trên cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính
32
Bảng 2.1 Tổng hợp các thành phần chính trong BOP
Có (+) Nợ (-)
1. Cán cân vãng lai (I)
- Giá trị hàng hóa dịch vụ xuất khẩu (X)
- Thu nhập từ nước ngoài
- Nhận viện trợ của nước ngoài 2. Cán cân vốn và tài chính (II)
- Đầu tư nước ngoài vào trong nước
- Vay của chính phủ và tư nhân, nhận trả nợ
- Giá trị hàng hóa dịch vụ nhập khẩu (IM)
- Chi trả thu nhập cho nước ngoài
- Viện trợ ra nước ngoài và đóng góp cho ngân sách của các tổ chức quốc tế
- Đầu tư ra nước ngoài
- Cho chính phủ và tư nhân nước ngoài vay, trả nợ
(5)Thành phần thứ năm là tài khoản tài trợ chính thức
Nếu cán cân thanh toán thặng dư (mang dấu +) TK tài trợ chính thức mang dấu (-) có cùng độ lớn
Nếu cán cân thanh toán thâm hụt (mang dấu -) TK tài trợ chính thức mang dấu (+) có cùng độ lớn
Nguồn tài trợ cho cán cân thanh toán lấy từ dự trữ ngoại hối của quốc gia
2.4.3 Thâm hụt và thặng dư cán cân thanh toán
Với nguyên tắc hạch toán kép cho mỗi giao dịch kinh tế, cán cân thanh toanh gồm 3 tài khoản là tài khoản vãng lai, tài khoản vốn và tài khoản điều chỉnh chính thức, sẽ luôn bằng không. Nó hàm ý tổng ngoại tệ chảy vào một quốc gia luôn bằng tổng ngoại tệ đi ra khỏi một quốc gia. Vậy tại sao các báo cáo kinh tế vẫn thường xuyên nhắc tới tình trạng thâm hụt/thặng dư cán cân thanh toán? Khái niệm này hàm ý điều gì?
Để xác định cán cân thanh toán thâm hụt/thặng dư, các nhà kinh tế cho rằng cần phải phân biệt được đâu là giao dịch mang tính chủ động tự nguyện và đâu là những giao dịch mang tính chất điều chỉnh, bù đắp cho những chênh lệch về thu chi ngoại tệ do các giao dịch mang tính chất chủ động tạo ra, tức là xét đến động cơ của giao dịch. Do đó, 3 quan điểm về thâm hụt và thặng dư BOP được đưa ra như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng để đánh giá tình trạng thâm hụt hay thặng dư cán cân thanh toán, chúng ta sẽ nhìn vào cán cân tổng thể tức là tổng của tài khoản vãng lai và tài khoản vốn và cũng chính là tài khoản tài trợ chính thức. Cán cân tổng thể cho ta biết hiện trạng về giao dịch ngoại hối của khu vực kinh tế ngoại trừ NHTƯ. Nếu cán cân tổng thể âm nó hàm ý khu vực ngoài NHTƯ đang bị thiếu hụt ngoại tệ. Khi đó NHTU phải dùng dự trữ ngoại tệ của mình