Sự khác nhau giữa tiếp cận Keynes và tiếp cận cổ điển khi giải thích về thu

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 121 - 125)

115

Keynes cho rằng mức giá cứng nhắc (biểu thị bằng điểm A) nên các chính sách tài khóa, tiền tệ và biến động các thành tố khác của tổng cầu có thể làm sản lượng chệch khỏi mức tự nhiên (vì không làm thay đổi được giá).

Cố điển cho rằng mức giá luôn được điều chỉnh linh hoạt (B) để nền kinh tế liên tục cân bằng ở mức sản lượng tự nhiên.

b) Mô hình

Mô hình của cả hai trường phái đều gồm 3 phương trình ba biến Y, r và P

Đường IS: Y = C(Y-T) + I + G

Đường LM: M/P = L(r, L)

Phương trình thứ 3 phản ánh quan điểm khác nhau của hai trường phái.

Tiếp cận Keynes: Để hoàn thiện mô hình (xác định 3 biến Y, r và P), Keynes đưa vào phương trình thứ 3: Giá không đổi, P=P1

Tiếp cận cổ điển: Để P tự do, nhưng giả định sản lượng luôn đạt mức tự nhiên Ỹ, Y=Ỹ.

c) Giả định Keynes hay cổ điển hợp lý ?

Câu trả lời phụ thuộc vào từng thời điểm cụ thể.

Keynes là cách mô tả nền kinh tế tốt nhất trong ngắn hạn  Khi phân tích kinh tế ngắn hạn, nên giả định mức giá cố định, cứng nhắc; trong khi sản lượng thường biến động.

Cố điển là cách mô tả nền kinh tế tốt nhất trong dài hạn  Khi phân tích kinh tế dài hạn, nên giả định mức giá linh hoạt. Ngược lại, sản lượng thường ổn định.

Trên thực tế, phần lớn các nghiên cứu kinh tế thực và giá cả… thường xét trên quan điểm dài hạn, trong đó giả định sản lượng luôn bằng mức tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Công (2008), “Giáo trình nguyên lý kinh tế vĩ mô”, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, Chương 9

Nguyễn Văn Ngọc (2011), “Bài giảng Nguyên lý kinh tế vĩ mô”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Bài 13.

Tập bài giảng Kinh tế vĩ mô, Tập thể giảng viên Bộ môn Kinh tế học, Khoa Kinh tế- Quản lý biên soạn (lưu hành nội bộ), Chương 5

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày đặc điểm của mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng. 2. Các nhân tố làm dịch chuyển đường IS và đường LM là gì?

3. Phân tích tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong mô hình IS- LM.

116

BÀI TẬP Bài 1

Giả sử các nhà kinh tế học quan sát thấy rằng mỗi khi chi tiêu chính phủ tăng 10 tỷ đô la, thì tổng cầu tăng thêm 30 tỷ đô la

a. Nếu các nhà kinh tế học bỏ qua khả năng xảy ra hiện tượng lấn át, họ sẽ dự đoán khuynh hướng tiêu dùng cận biên là bao nhiêu?

b. Bây giờ giả sử các nhà kinh tế đã tính đến hiện tượng lấn át. Dự đoán mới của họ về khuynh hướng tiêu dùng cận biên lớn hơn hay nhỏ hơn ban đầu?

Bài 2

Giả sử chính phủ giảm thuế 20 tỷ đô la, không có sự lấn át và khuynh hướng tiêu dùng cận biên là ¾

c. Hãy cho biết ảnh hưởng ban đầu của sự cắt giảm thuế này lên tổng cầu?

d. Những ảnh hưởng tiếp theo sau ảnh hưởng ban đầu là gì? Hãy xác định ảnh hưởng tổng hợp của việc cắt giảm thuế lên tổng cầu?

e. Ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế 20 tỷ đô la có điểm gì khác với ảnh hưởng tổng hợp của việc tăng chi tiêu chính phủ thêm 20 tỷ đô la. Tại sao?

Bài 3

Thị trường hàng hóa và tiền tệ của một nền kinh tế đóng được mô tả như sau:

Tiên dùng: C = 300 + 0,8 (Y-T)

Đầu tư : I = 500 – 24r

Chi tiêu chính phủ : G = 300

Thuế : T = 400

Cung tiền danh nghĩa : MS = 3000

Cầu tiền thực tế : MD = Y -120r

Mức giá : P = 2

a. Hãy xác định phương trình biểu diễn đường IS và đường LM. Vẽ đồ thị. b. Xác định mức thu nhập và lãi suất tại trạng thái cân bằng.

c. Nếu chính phủ đặt mục tiêu thu nhập cân bằng phải là 3000 thì NHTƯ phải thay đổi cung tiền như thế nào?

d. Nếu chính phủ tăng chi tiêu thêm 10% thì thu nhập và lãi suất cân bằng mới là bao nhiêu? Khi đó đường IS dịch chuyển bao nhiêu?

Bài 4

Trong mô hình IS-LM của` nền kinh tế đóng, kết hợp nào của chính sách tài khóa và tiền tệ cho phép đạt được những mục tiêu sau :

a. Chính phủ muốn tăng sản lượng nhưng muốn giữ mức đầu tư không thay đổi. b. Chính phủ muốn tăng đầu tư nhưng muốn giữ mức sản lượng không thay đổi.

117

Chương VI

CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ

(6 tiết lý thuyết, 3 tiết bài tập + thảo luận)

GIỚI THIỆU

Toàn cầu hoá quốc tế và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại và là động lực để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại khắp nơi trên thế giới. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa: giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để không bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các quốc gia đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường sức cạnh tranh kinh tế.

Ở Việt Nam liên tục trong nhiều thập kỷ qua có hiện tượng nhập khẩu nhiều hơn xuất hàng hóa và dịch vụ (HH&DV), tức là thâm hụt ngoại thương diễn ra trong khoảng thời gian quá dài, làm tăng nợ ngân sách và nợ nước ngoài, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế dài hạn và an ninh tài chính quốc gia. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp cho rằng thâm hụt thương mại quốc tế vừa qua phản ánh những bất công trong môi trường cạnh tranh, tức là Nhà nước đã ưu tiên cho các doanh nghiệp nước ngoài và để doanh nghiệp nước ngoài tự do bán sản phẩm của mình trong thị trường trong nước, trong khi lại hạn chế các doanh nghiệp trong nước bán sản phẩm của mình ra nước ngoài.

Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là Chính phủ cần làm gì để chấm dứt thâm hụt ngoại thương triền miên đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ? Các doanh nghiệp có vai trò gì trong sự nghiệp này ? Để hiểu được những yếu tố nào quyết định cán cân ngoại thương của một quốc gia và chính phủ có thể thực hiện những chính sách gì để cải thiện nó, chúng ta cần biết 1 lý thuyết kinh tế vĩ mô mô tả quan hệ giữa nền kinh tế trong nước với các nước đối tác và thế giới, tức là lý thuyết kinh tế vĩ mô về nền kinh tế mở. Đặc biệt chúng ta cần làm sáng tỏ các nhân tố quyết định cán cân thương mại và tỷ giá và vai trò của chính sách ngân sách, thương mại, tỷ giá trong việc lập lại cân bằng kinh tế đối ngoại.

Thực tế việc quản lý nền kinh tế của một nước không thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tế vĩ mô chỉ thực sự có ý nghĩa để mô tả các nền kinh tế thực và cung cấp cơ sở cho việc hoạch định và đánh giá tác động của các chính sách kinh tế một khi có tính đến các khía cạnh quốc tế của một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tế cần được xem xét với tư cách là nền kinh tế mở, tức nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.

118

Mục tiêu: Nghiên cứu tác động của các chính sách ngắn hạn tới tổng thu nhập của nền kinh tế.

Phương pháp: Sử dụng mô hình Mundell-Fleming, là mô hình IS-LM cho nền kinh tế mở.

Mục đích chính của bài này là giới thiệu những khái niệm và chính sách quan trọng nhất mà các nhà kinh tế thường sử dụng để mô tả và quản lý một nền kinh tế mở. Để xây dựng lý thuyết kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở, chúng ta trước tiên sẽ nghiên cứu mô hình Mundell- Fleming. Đây là mô hình mở rộng của mô hình IS-LM cho các nền kinh tế mở. Nó được đặt theo tên của hai nhà Robert Mundell và Marcus Fleming căn cứ theo các công trình nghiên cứu của các ông xuất bản năm 1962 và 1963. Tiếp đó chúng ta lần lượt sử dụng mô hình này để nghiên cứu các chính sách vĩ mô trong nền kinh tế nhỏ, mở cửa với các chế độ tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định. Cuối cùng chúng ta sẽ nghiên cứu mô hình Mundell-Fleming trong trường hợp giá thay đổi.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 121 - 125)