Tiêu dùng làtoàn bộ chi tiêu của hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
Hàm tiêu dùng của Keynes: Hàm tiêu dùng phản ánh mối quan hệ giữa mức tiêu dùng với mức thu nhâp khả dụng. Lý thuyết tiêu dùng vĩ mô của Keynes được tóm tắt trong quy luật mà ông gọi là “Quy luật tâm lý tiêu dùng cơ bản”. Quy luật này phát biểu như sau “Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng tăng nhưng tăng ít hơn”
C = C + MPC.Yd - Trong đó:
36
C là tiêu dùng, Yd là thu nhập sau thuế (thu nhập khả dụng)
C là tiêu dùng tự định là mức tiêu dùng tối thiểu tức là mức tiêu dùng vẫn cần phải có khi mức thu nhập khả dụng không có (Yd=0)
MPC (Marginal Propensity to Consume) là xu hướng tiêu dùng cận biên phản ánh lượng thay đổi của tiêu dùng khi thu nhập khả dung thay đổi 1 đơn vị. Vì vậy, ta có công thức tính MPC=ΔC/ΔYd trong đó ΔC là biến động của tiêu dùng trong một thời kỳ, ΔYd là biến động trong thu nhâp khả dụng. Khuynh hướng tiêu dùng 0<MPC<1 tức là C và Y cùng tăng nhưng C tăng chậm hơn Y.
Đồ thị hàm tiêu dùng biểu diễn trên đồ thi với trục hoành biểu thị mức thu nhập quốc dân và trục tung là mức tiêu dùng.
Hình 3.1 Đồ thị hàm tiêu dùng
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng:
Thu nhập khả dụng hiện tại: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng. Ban đầu, một người có mức thu nhập thấp, sau đó theo thời gian thu nhập tăng lên, họ có khuynh hướng tiêu dùng tăng. Ngược lại, nếu thu nhập hiện tại giảm xuống, thì tiêu dùng có khuynh hướng giảm xuống.
Hiệu ứng tài sản: Một người có mức của cải ban đầu càng cao thì khả năng tiêu dùng sẽ càng lớn. Mức tiêu dùng tối thiểu của họ sẽ ở mức cao hơn người có mức tài sản ít. Tuy nhiên, khi khối lượng của cải đã tích lũy trên một mức độ nhất định thì với mức thu nhập không đổi người ta vẫn sẵn sàng tiêu dùng nhiều hơn.
Kỳ vọng về thu nhập (dự kiến về mức thu nhập thường xuyên và thu nhâp cả đời): Giả thiết thu nhập dòng đời của F. Modigliani lâp luận rằng người tiêu dùng đưa ra dự tính về tổng nhập kiếm được trong cả cuộc đời mình để từ đó vạch ra chi tiêu cho hiện tại. Nói chung, mọi người đều có xu hướng tiết kiệm lúc còn làm việc để có phần tích lũy cho tuổi già sau này. Nếu thu nhập dự tính mà cao thì người ta sẽ tiêu dùng nhiều trong hiện tại. Cơ sở của giả thiết này là Y thay đổi một cách có hệ thống suốt cuộc đời con người và tiết kiệm cho
450 Tổng thu nhập, Tổng sản C O C=C+MPC.Yd Y 450 Y0 C
37
phép người tiêu dùng chuyển thu nhập từ thời kỳ có mức thu nhập cao sang thời kỳ có mức thu nhập thấp. Trong trường hợp này, tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào thu nhập mà còn vào cả của cài.
Giả thiết thu nhập thường xuyên của M.Friedman lại lập luận rằng mỗi cá nhân quyết định chi tiêu của mình dựa trên dự tính về mức thu nhập thường xuyên mà họ có được. Vì vậy, người ta chỉ thay đổi tiêu dùng khi sự thay đổi về thu nhập có tính ổn định lâu dài. Do đó, hầu hết những thay đổi bất thường giả định là tăng thì phần này sẽ được chuyển sang tiết kiệm.
Lãi suất: Khi lãi suất tăng người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn do đó tiêu dùng sẽ giảm.
Nói chung, ba mô hình về hàm tiêu dùng là mô hình Keynes, mô hình giả thiết tiêu dùng vòng đời của Modigliani và mô hình giả thiết thu nhập thường xuyên của Friedman, đều là một dạng hàm của thu nhập. Keynes cho rằng tiêu dùng phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập hiện tại. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây cho rằng tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thu nhập hiện tại, của cải, lãi suất, thu nhập dự kiến tương lai…Nói cách khác, thu nhập hiện tại chỉ là một nhân tố quyết định tổng mức tiêu dùng.
Giữa tiêu dùng và tiết kiệm luôn có mối liên hệ với nhau. Hàm tiết kiệm phản ánh sự phụ thuộc của lượng tiết kiệm dự kiến vào lượng thu nhập khả dụng mà hộ gia đình có được.
S = - ̅+MPS.Yd
Trong đó MPS=ΔS/ΔYd là xu hướng tiết kiệm cận biên – biểu thị dự kiến các hộ gia đình tăng tiết kiệm thêm bao nhiêu khi thu nhập khả dụng của họ tăng thêm 1 đơn vị.
Ta có đồ thị Hình 3.2 Đồ thị hàm tiết kiệm C Y0 45o 45o − ̅
38