Các sốc trong mô hình IS-LM

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 118)

Mô hình IS-LM xác định thu nhập nên có thể sử dụng để nghiên cứu tác động của một số sốc đối với thu nhập (sốc cầu).

a) Các sốc làm dịch chuyển đường IS

Các sốc làm dịch chuyển đường IS gồm những thay đổi ngoại sinh của các thành phần trong tổng cầu hàng hóa và dịch vụ.

Phân tích các nhân tố tác động tới cân bằng (Y=C(Y-T)+I(r)+G) qua:

- Các làn sóng lạc quan hoặc bi quan sẽ làm tăng hay giảm mạnh đầu tư (đầu tư không chỉ phụ thuộc vào r);

- Những làn sóng lạc quan hoặc bi quan sẽ làm thay đổi trong cầu về hàng tiêu dùng. Ví dụ: Nếu người tiêu dùng có niềm tin vào tương lai thì hiện tại họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn, đồng thời tiết kiệm ít hơn cho tương lai  Đường tiêu dùng (và tổng cầu) trong đồ thị giao điểm Keynes dịch chuyển lên trên  IS dịch chuyển sang phải, thu nhập tăng lên.

b) Các sốc làm dịch chuyển đường LM

Các sốc làm dịch chuyển đường LM gồm những thay đổi ngoại sinh của nhu cầu về tiền.

Phân tích các nhân tố tác động cân bằng M/P = L(r, Y)

Giả sử nhu cầu về tiền tăng mạnh  Tại mỗi mức thu nhập và cung tiền, lãi suất cân bằng trên thị trường sẽ tăng  Đường LM dịch chuyển lên trên (sang trái)  Lãi suất tăng, thu nhập giảm.

c) Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có thể triệt tiêu các sốc ngoại sinh.

Khi xuất hiện các sốc ngoại sinh, nhà nước có thể thực hiện các chính sách đối trọng để lập lại cân bằng kinh tế vĩ mô.

Nếu các chính sách được thay đổi kịp thời để phản ứng với các sốc khách quan thì nền kinh tế sẽ vẫn ổn định; không có các biến động lãi suất, thu nhập hay việc làm… như các minh họa bằng hình và đồ thị ở trên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)