Thị trường tiền tệ và đường LM

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 104 - 111)

a) Quan hệ âm giữa cung tiền tệ và lãi suất

Trở lại lý thuyết ưa thích thanh khoản ở bài 3, điều kiện cân bằng thị trường tiền tệ là cơ sở để xác định lãi suất:

M/P = L(i, Y) = L(r, Y)

Với M là cung tiền tệ, P là giá, Y là thu nhập và i là lãi suất danh nghĩa…

M/P là cung tiền tệ thực ; L(r, Y) là cầu tiền tệ thực.

Ta sẽ chứng minh điều kiện cân bằng trên thị trường tiền tệ dẫn tới một quan hệ dương giữa thu nhập và lãi suất.

Y = Y(r) , Y’(r) > 0

Quan hệ này được gọi là đường LM. Đường LM là tập hợp các giá trị của Y và i (hoặc r) để có cân bằng trên thị trường tiền tệ.

98

LM là tên viết tắt bằng tiếng Anh của hai biến liên quan là cầu tiền tệ (Liquidity), và biến cung tiền tệ (Money).

Lưu ý: Lãi suất là chi phí cơ hội của việc giữ tiền  Lãi suất tăng thì cầu tiền giảm  Hàm L(i) dốc xuống.

Hai giả thiết cơ bản:

- M đã biết và do NHTƯ quyết định,

- P không đổi, là hằng số ở tầm ngắn hạn; do đó tỷ lệ lạm phát π = 0, vì vậy, theo dự báo thích nghi: πe = 0 i = r

 Viết lại điều kiện cân bằng trên thị trường tiền tệ như sau:

M/P = L(r, Y)

Tức là hoàn toàn có thể thay lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực và ngược lại. Giả sử Y cho trước, quan hệ M/P và r trên đồ thị đường LM như sau:

Hình 5.8: Cân bằng trên thị trường tiền tệ

Cung tiền tệ thực M/P độc lập với lãi suất thực r; L(r, Y) là đường cầu tiền tệ.

Cho trước Y = Y1, chỉ có một giá trị r1 thoả cân bằng trên thị trường tiền tệ: M/P = L(r, Y).

Do vậy, (Y1, r1) là một điểm nằm trên đường LM.  Điều chỉnh cung tiền tệ để kiểm soát lãi suất.

Quá trình cân bằng trên thị trường tiền tệ khi cung tiền tệ (M) không đổi như sau:

- Nếu vì những nguyên nhân nào đó làm lãi suất (ngân hàng…) trở lên quá cao so với lãi suất cân bằng, cung tiền tệ sẽ vượt quá cầu tiền tệ. Người thừa tiền sẽ đem gửi ngân hàng hoặc mua trái phiếu lấy lãi.

99

Tiền vào nhiều, ngân hàng và người phát hành trái phiếu giảm lãi suất huy động (để giảm lãi suất cho vay và thu lợi nhuận cao hơn). Lãi suất sẽ hội tụ dần về lãi suất cân bằng.

- Ngược lại, nếu lãi suất quá thấp, cầu tiền sẽ vượt cung. Người dân sẽ rút tiền gửi ở ngân hàng hay bán ra các trái phiếu, làm cho lãi suất tăng.

Tại mức lãi suất cân bằng, mọi người hài lòng với sự cân đối giữa lượng tài sản bằng tiền và lượng tài sản không dưới dạng tiền, trong đó lượng tài sản bằng tiền có lãi suất thỏa đáng, chấp nhận được.

Chính sách: lý thuyết ưa thích thanh khoản khuyến nghị giảm cung tiền tệ sẽ làm tăng lãi suất và ngược lại:

Giả sử NHTW cắt giảm lượng tiền cung ứng. M giảm  M/P giảm (ngắn hạn P không đổi)  Đường M/P dịch sang trái  Lãi suất cân bằng tăng  Kích thích người dân nắm lượng tiền thực tế (M/P) ít hơn, gửi nhiều tiền hơn vào ngân hàng hay mua trái phiếu  giảm lạm phát.

Hình 5.9: Cân bằng trên thị trường tiền tệ

b) Xây dựng đường LM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng ta sẽ áp dụng cùng lập luận như thị trường hàng hóa và dịch vụ đối với thị trường tiền tệ. Điều kiện cân bằng trên thị trường hàng hóa và dịch vụ đã được thiết lập ở bài trước.

Chúng ta giả thiết giá cả vẫn cố định để xem xét vai trò của cung tiền tệ gồm cung tiền tệ thực và cung tiền tệ danh nghĩa. Chúng ta cũng đã biết cung tiền tệ danh nghĩa được NHTƯ kiểm soát theo phương thức ngoại sinh. Cầu tiền tệ tương ứng với sản xuất Y1 cho trước và với các chi phí giao dịch c được xác định theo phương thức ngoại sinh. Lúc đầu, cân bằng trên thị trường tiền tệ đạt được nếu cung tiền tệ bằng cầu tiền tệ, tức là:

100

M

P = L (Y , r , c)

Trong đó dấu của Y1 và của c dương; dấu của i1 âm. Như vậy, điều kiện cân bằng trên thị trường tiền tệ dẫn tới một quan hệ dương giữa GDP và lãi suất. Quan hệ này được gọi là đường LM. Đặt tên như vậy để thể hiện tên viết tắt bằng tiếng Anh của hai biến liên quan là cầu tiền tệ có thể sử dụng ngay (Liquidity), và biến cung tiền tệ (Money). Đường LM là tập hợp các giá trị của Y và i để phương trình trên cân bằng.

Trên hình 5.10, khi Y tăng từ Y1 lên Y2 Cầu tiền tệ cho giao dịch tăng  Dịch chuyển đường L(r, Y) sang phải  Lãi suất được điều chỉnh cho tới khi xuất hiện cân bằng cung, cầu tiền tệ lãi suất tăng r1 lên r2 Nối các điểm L(r1, Y1) và L(r2, Y2) chúng ta sẽ có đường LM dốc lên như trong đồ thị bên phải của hình 5.10.

Hình 5.10: Đường LM dốc lên

c) Độ dốc của đường LM

Độ dốc này phụ thuộc vào hai nhân tố:

(i) Độ nhạy cảm hay hệ số co dãn của cầu tiền tệ L(r, Y) so với hoạt động kinh tế thực Y.

Một hệ số co dãn của cầu tiền tệ với thu nhập cao dẫn tới tăng nhanh cầu tiền tệ  gây áp lực làm tăng nhanh lãi suất để giữ nguyên cầu tiền tệ cân bằng với cung tiền tệ không đổi.

Độ nhạy cảm càng cao thì độ dốc của đường LM lớn, vì chỉ thay đổi Y nhỏ, nhưng làm L(r, Y) thay đổi mạnh, dẫn tới lãi suất thay đổi mạnh.

(ii) Độ nhạy của cầu tiền tệ so với bản thân lãi suất r

Nếu hệ số co dãn này lớn, đối với mỗi sự gia tăng của GDP, lãi suất sẽ thay đổi khá mạnh để lập lại cân bằng trên thị trường tiền tệ  độ dốc của đường LM sẽ lớn.

101

Có thể chứng minh qua quan sát đồ thị và qua phân tích phương trình toán học. (i) Quan sát đồ thị: Độ dốc của đường LM được đo bằng tỷ lệ CA/CB (∆Y/∆r)

Hình 5.11: Độ dốc của đường LM

(ii) Phương trình toán học

Xuất phát từ phương trình xác định đường LM: M/P = L(r, Y) Giả sử chúng ta có hàm cầu tiền tệ thực dạng tuyến tính:

L(r, Y)= e.Y – f.r

Mô hình xác định đường LM dạng tuyến tính sẽ là:

M/P =e.Y – f.r

Giải mô hình chúng ta sẽ có:

Từ kết quả này, có thể rút ra một số nhận xét:

- Đường LM có độ dốc dương và phụ thuộc vào các tham số e và f, tức là phụ thuộc vào độ nhạy của cầu tiền tệ theo thu nhập và độ nhạy của cầu tiền tệ theo lãi suất. Khi Y tăng thì L tăng, dẫn tới r tăng.

+ e càng lớn thì thay đổi của Y có tác động càng lớn tới r. Khi đó đường LM càng dốc lên

+ f càng lớn thì thay đổi của Y có tác động càng nhỏ tới r. Khi đó đường LM càng thoai thoải

- Thay đổi của cung tiền tệ thực (M/P) sẽ làm dịch chuyển đường LM. Khi M/P tăng, lãi suất giảm, đường LM sẽ dịch chuyển xuống dưới (sang phải).

d) Di chuyển dọc trên đường LM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

102

Hình 5.12 cho thấy khi cung tiền tệ thực tăng lên thì lãi suất sẽ giảm xuống.

Hình 5.12: Đi dọc trên đường LM

Xét trường hợp có nhân tố làm Y thay đổi. M/P không đổi.

Nếu GDP tăng từ Y1 lên Y2; cầu tiền tệ cũng sẽ tăng lên. Đường cầu tiền tệ chuyển dịch sang phải (lúc này do Y tăng chứ không phải do r). Điểm cân bằng mới tại B. Lãi suất từ i1 sang

i2. Kết quả này được đưa vào đồ thị b; các điểm cân bằng tương ứng là A(Y1, i1) B(Y2, i2).

Quá trình lập lại cân bằng: Tăng GDP Tăng cầu tiền Tăng lãi suất.

Xuất phát từ điểm A trong đồ thị bên trái và bên phải của hình 5.11. Giả sử GDP tăng từ Y1 lên Y2 (sang điểm C). Điểm này không nằm trên đường LM, tức là đang có tình trạng phi cân bằng.

Trong điều kiện lãi suất không đổi, việc chuyển từ A sang C tương ứng với sự tăng lên của cầu tiền tệ.

Để lập lại cân bằng trong điều kiện cung tiền tệ ngoại sinh (cố định), lãi suất phải tăng để buộc các tác nhân kinh tế phải giảm nhu cầu tiền.

Chính tại điểm B mà sự tăng lên của lãi suất sẽ luôn luôn vừa đủ. Khi đó chúng ta thấy có hiện tượng đi dọc trên đường LM.

e) Dịch chuyển đường LM

Đây là trường hợp có nhân tố làm r thay đổi

Cho trước Y (cố định tại Y1), khi các yếu tố làm thay đổi giá trị cân bằng r xuất hiện trên thị trường tiền tệ, ví dụ, thực hiện CSTT mở rộng (thêm ΔM)  (M/P)S dịch sang phải  lãi suất r giảm  Ứng với Y cho trước thì đường LM dịch xuống dưới (sang phải).

103

Hình 5.13: Dịch chuyển của đường LM

f) Phân biệt chuyển dịch và đi dọc trên đường LM

Việc tránh nhầm lẫn giữa chuyển dịch trên đường LM và chuyển dịch bản thân đường này cũng được thực hiện tương tự như đối với đường IS nêu trên.

Đường LM tương ứng với các giá trị đã biết của các biến ngoại sinh gồm khối lượng tiền tệ thực (M/P) và các chi phí giao dịch ngân hàng (c) nếu có.

Chừng nào các biến ngoại sinh này còn không đổi, nền kinh tế vẫn ở trên đường LM ban đầu.

Ngược lại, mọi biến động của một trong các biến ngoại sinh đều làm chuyển dịch đường LM.

LM sẽ chuyển dịch sang phải khi cung tiền tệ thực tăng lên (do tăng cung tiền tệ danh nghĩa hoặc do giảm giá), trong khi lãi suất giảm xuống.

Tương tự, LM sẽ chuyển dịch sang phải khi chi phí giao dịch trên thị trường tiền tệ giảm. Ngược lại, khi sản xuất tăng lên thì lãi suất sẽ tăng lên.

5.1.3. Trạng thái cân bằng

a) Mô hình IS-LM

Lý giải các biến động kinh tế bằng mô hình IS-LM (khi giá cố định). Từ các mục 5.1.1 và 5.1.2, chúng ta đã có tất cả các thành tố để xây dựng mô hình IS -LM phản ánh quan hệ giữa sản lượng và lãi suất

Hai phương trình của mô hình IS -LM trong nền kinh tế đóng là Đường IS thể hiện cân bằng trên thị trường HH&DV:

Y = C(Y-T) + I(r) + G

Đường LM thể hiện cân bằng trên thị trường tiền tệ thực là:

104 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình này coi chính sách tài khóa (G và T), chính sách tiền tệ (M) và mức giá (P) là các biến ngoại sinh do nhà nước điều khiển hoặc cố định (về ngắn hạn, P được giả thiết là cố định theo quan điểm của Keynes).

Cân bằng đồng thời cả hai thị trường sẽ cho nghiệm (Y, r).

Tại mức Y và r cân bằng, chi tiêu HH&DV thực tế bằng chi tiêu dự kiến, và cầu tiền tệ thực tế bằng cung tiền tệ thực tế.

b) Xác định lãi suất và thu nhập

Xếp chồng hai đồ thị IS và LM sẽ có điểm giao nhau. Đây là điểm cân bằng cung-cầu trên hai thị trường. Tại mức lãi suất cân bằng r*, cung - cầu hàng hóa cân bằng tại thu nhập Y*.

Thu nhập Y biến động khi lãi suất thay đổi hoặc 1 trong 2 đường này dịch chuyển (thay đổi trạng thái cân bằng ngắn hạn). Các đường này dịch chuyển khi có sự thay đổi chính sách hoặc các cú sốc ngoại sinh đối với nền kinh tế.

Hình 5.14: Cân bằng trong mô hình IS-LM

Một phần của tài liệu Bài giảng Kinh tế vĩ mô (Trang 104 - 111)